NT TRỊNH KIM HIỀN
Ở LŨNG CÚ - HÀ GIANG
Ở LŨNG CÚ - HÀ GIANG
TIẾNG RÍT ĐIẾU CÀY
thơ TRỊNH
KIM HIỀN
TIẾNG RÍT ĐIẾU CÀY
Điếu cày rít sáng ngõ sâu
Rít người xuống ruộng, rít trâu xuống đồng
Rít mình nông vẫn hoàn nông
Suốt đời chân đất nên không sắm giầy
Ống quần hay ống cỏ may
Giải lao lại rít điếu cày xả hơi
Sợ mưa sợ nắng của đời
Còn mưa còn nắng của trời sợ chi ?
Bắc Giang, ngày 27-9-2911
Trịnh Kim Hiền (sinh 5-2-1951), chàng Nông dân- Thi sĩ như cái thói quen thường nhật của một lão nông tri điền nơi xóm Trại Cháy (Lục Ngạn) sớm ra , khi tiếng gà gáy sáng vang lên ,thức dậy, việc trước tiên là làm một hơi thuốc lào dân dã cho "đã" (chứ không phải là "điếu bát" của cụ Lý, cụ Chánh).Tiếng rít kéo dài thành một giai điệu giòn tan làm con Mối Vách (Thạch Sùng) giật mình , rơi bộp xuống nền nhà, sợ gãy đuôi, chạy mất hút...còn xóm giềng nghe tiếng điếu cày của Nhà thơ (hâm là cái chắc-chả hâm sao lại làm thơ ?) thì coi như hồi còn Hợp Tác xã -đói rã họng, với "tiếng kẻng đi làm vang góc núi / thuốc lào phả khói sực đường thôn"...là bắt đầu một ngày cần lao sôi động.
Mùi khói thuốc lào phả hơi thơm (rất quê kiểng) làm cho chị Vợ Liệt sĩ nhớ chồng "không biết
anh ấy bỏ xác ở Cổ thành Quảng Trị- đường 9 nam Lào bây giờ hồn phiêu bạt nơi nao ? lấy đâu ra thuốc Lào mà hút hở Trời !"...
Sau tiếng rít ấy, Nhà thơ (trí thức nông thôn) như bừng tỉnh nhìn lại cái thân phận của mình "nông vẫn hoàn nông / suốt đời chân đất nên không sắm giầy " thật là chua chát với cuộc sống dân quê đời đời áo nâu chân đất ống quần cỏ may như một kiếp kiếp luân hồi ,luôn bị bọn các Công ty- nhóm lợi ích thao túng bóc lột dài dài...
Bài thơ lục bát 8 câu, rất quê, rất Kinh Bắc- trên một tầm Ca dao, rất Hàn Lâm , có khác nào một bài Cổ phong :
Sừ hòa nhật đương ngọ
Hãn trích hòa hạ thổ
Thùy niệm bàn trung xan
Lạp lạp giai tân khổ.
Hãn trích hòa hạ thổ
Thùy niệm bàn trung xan
Lạp lạp giai tân khổ.
(Cày đồng giữa buổi đang trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt , đắng cay muôn phần)
Lý Thân (772-846)
Cái Hay của bài thơ :Thi sĩ mượn cớ cái tiếng "rít" (lập Ý ) mà dựng thành một "tứ" thơ độc đáo, rất tuyệt vì Thơ là ngôn ngữ tự mình làm đối trọng, câu thơ hay là một thoáng trần gian là vậy( Tứ thơ nằm trọn ở câu 3+4) để ta suy ngẫm , day dứt mãi không thôi.
Cái Hứng của tiếng "rít" điếu cày còn cho ta một giai điệu lạc quan (bởi cái Tâm trong sáng vô tư- rất hiểu lẽ đời) nên khi nghỉ giải lao giữa 2 đường cày : Chàng Nông dân - Thi sĩ lại thư thả "rít điếu cày xả hơi..." như một thú vui, sảng khoái , lạc quan yêu đời , vừa cày vừa làm thơ thật chân quê như thế ở Trịnh Kim Hiền.
Góc Thành Nam Hà Nội 28-3-2012
Nguyễn Khôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét