NV ĐẶNG VĂN SINH
Thơ TÔ
HOÀN
Lời bình:
ĐẶNG VĂN SINH
Sinh: 1948. Quê: Việt Yên, Bắc Giang. Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Giang. Tác phẩm chính, các tập thơ: Có một lời ru, Phía nào cũng gió, Giấc mơ của nắng…Không chảy cho mình- Tô Hoàn, chùm 11 bài trong tập thơ tứ tuyệt Phận đèn (9 tác giả).RÊU XƯATìm về phố cổ xem rêuMái liêu xiêu, nắng liêu xiêu, không mùaBiết là rêu tự xửa xưaVẫn xanh trên mái như vừa mới xanh.MƠDọc ngang muôn ngả về đâuLối nào dẫn đến mỡ màu người ơi?Mẹ ta ăn gió cả đờiChỉ mơ bốn phía chân trời đừng xa.QUÊNBao nhiêu ngày mới lướt quaBỗng thành xưa cũ trong ta lúc nàoĐường đời mải với thấp caoBỏ quên hương lúa ngạt ngào ngay bên.THEOTheo mây được gió làm tìnhTheo sông được biển cho mình nhấp nhôTheo trăng được tỏ được mờTheo em mãi chửa cập bờ bến em.THẾSuốt năm tỉa lá uốn cànhNíu giăng thế trực thế hoành thế xiên…Vườn đầy mà khát tiếng chimThế cho cây ta bỏ quên thế mình.NHỮNG…Những con suối đua nhau tìm sôngNhững con sông nằm dài mơ biểnNhững con nước reo hò tan biếnNhớ gì nơi róc rách sinh ra.TÔI ĐI CHỢ TẾTTôi đi chợ Tết theo emCần hoa - hoa rụng, cần tiền - tiền rơiChen vai thích cánh một hồiLạc nhau nào biết ai người tay không?SÔNGĐời sông thì phải chảyUốn lượn kiếp phù sinhVơi đầy ai thấu đáy?Sông không chảy cho mình.TIẾNG RAO KHUYATỏ mờ những tiếng rao khuyaTiếng rao cũng ướt đầm đìa như sươngBóng ai thập thững đêm trườngTiếng rao mang cả con đường đi xa.TIẾNG GÀỞ thành phố bao năm giờ quên mất tiếng gàVợ bảo nhớ làm gì cho căn phòng thêm chậtNay lấm láp cùng rạ rơm bùn đấtNghe eo óc phía đầu làng biết sắp một ban mai.MẮC CẠN TRĂNG SUÔNGNghìn năm sông còn yếu đuốiNhư em tha thướt anh buồnMuốn ngược lòng tìm nguồn cộiSợ mình mắc cạn trăng suông.
CÁC NHÀ THƠ-VĂN, TỪ TRÁI:
DUY PHI - TÔ HOÀN - ĐẶNG VĂN SINH -
NGUYỄN TRÂN TRÂN - VŨ TỪ SƠN
NGUYỄN TRÂN TRÂN - VŨ TỪ SƠN
(Ảnh: ĐẶNG TIẾN HUY)
LỜI BÌNH: ĐẶNG VĂN SINH
Tô Hoàn -
Không chảy cho mình
Tứ tuyệt của Tô Hoàn,
ngoài thể loại lục bát, phần còn lại là 4 bài thất ngôn tuyệt cú, ngũ ngôn
tuyệt cú và tứ tuyệt tự do, tuy không phải thơ Đường nhưng lại mượn thi pháp
thơ Đường để chuyển tải tư tưởng thẩm mỹ. Đường thi tứ tuyệt là một loại hình
thơ có cấu trúc tối thiểu về từ cú nhưng có thể đạt đến khả năng tối đa về hiệu
quả thẩm mỹ. Mỗi câu thơ như một đơn vị ngữ nghĩa, hàm chứa một khối lượng
thông tin nghệ thuật, bị nén đến mức đặc quánh. Nói cách khác, tứ tuyệt là một
chỉnh thể cân đối đạt đến độ hài hòa cả về ý tưởng, thanh điệu, âm sắc và chiều
sâu tư tưởng.
Lục bát của Tô Hoàn
không mấy cụ thể mà thường là những khái niệm thông qua hình ảnh, sự vật có
tính phổ quát, khi đọc lên sẽ gợi sự liên tưởng, làm đối tượng tiếp nhận phải
tìm hiểu, suy ngẫm. Đó là những vần thơ đã đạt đến độ cân bằng giữa hiện thực
và tưởng tượng, lúc nào cũng lẩn khuất trong tâm trí như nỗi ám ảnh. Mở đầu
bằng bài "Rêu xưa", tác giả có cách diễn giải vừa cụ thể vừa trừu tượng.
Rêu là ẩn dụ thời gian, là lịch sử, nhưng cũng có thể còn là những mảnh ký ức
tâm hồn. Câu lục bát "Tìm về phố cổ xem rêu/ Mái liêu xiêu, nắng liêu
xiêu, không mùa" chính là khoảnh khắc thăng hoa của hồn thơ nhạy cảm. Rêu,
mái nhà và nắng có chung trạng thái "liêu xiêu", một hình ảnh hoán dụ
phi thời gian, ngược dòng vào miền vô thức, gợi cảm nhận bâng khuâng, mơ hồ.
Cũng với lối cấu trúc không thể phân tích tách bạch như vậy, bài "Mơ"
còn đẩy cảm nhận người đọc tới cảnh giới của loại thơ siêu thực mang yếu tố
huyền ảo mà lục bát truyền thống không thể có được :"Mẹ ta ăn gió cả đời/
Chỉ mơ bốn phía chân trời đừng xa". Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu xét từ
văn bản, có thể thấy, cái vỏ là lục bát, nhưng nội hàm dường như đã trượt khỏi
thi pháp lục bát mà tiệm cận với dòng thơ Hậu hiện đại. Bài tứ tuyệt thoát khỏi
danh xưng đại tự sự với những quy tắc ngữ nghĩa nghiêm ngặt mà biến thành tập
hợp của những tiểu tự sự, đôi khi rất ngẫu nhiên, tùy hứng, nhưng hồn cốt của
nó vẫn là những giá trị nhân văn bất biến.
Cách cảm của Tô Hoàn
thường dừng ở những lát cắt bất chợt mang tính phổ quát mà đặc điểm nổi bật chi
phối toàn bộ phong cách là diễn ngôn về sự chiêm nghiệm nhân tình thế thái. Bài
"Thế" của anh có những câu đáng để người đọc suy ngẫm: "Vườn đầy
mà khát tiếng chim/ Thế cho cây ta bỏ quên thế mình".
Có thể bỏ qua nhạc điệu uyển chuyển, không tính đến cả nhịp cắt linh hoạt và vần gieo chuẩn xác, nhưng dứt khoát không thể không nghĩ đến cấp độ lan tỏa ngữ nghĩa của tầng triết lý về lẽ đời ẩn tàng trong những từ "khát" và "bỏ quên" cũng như thủ pháp ẩn dụ tầng sâu của dòng kết mà Đường thi tứ tuyệt gọi là câu "hợp": "Thế cho cây ta bỏ quên thế mình".
Có thể bỏ qua nhạc điệu uyển chuyển, không tính đến cả nhịp cắt linh hoạt và vần gieo chuẩn xác, nhưng dứt khoát không thể không nghĩ đến cấp độ lan tỏa ngữ nghĩa của tầng triết lý về lẽ đời ẩn tàng trong những từ "khát" và "bỏ quên" cũng như thủ pháp ẩn dụ tầng sâu của dòng kết mà Đường thi tứ tuyệt gọi là câu "hợp": "Thế cho cây ta bỏ quên thế mình".
Chỉ với chừng ấy cũng đủ
làm nên gương mặt thơ Tô Hoàn.
-----
* Bài của NV ĐVS vừa in trong Tạp chí Sông Thương, Tháng 5/ 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét