Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

CÁI ĐẶC SẮC CỦA CUỐN THƠ VĂN ĐỜI LÝ





THƠ VĂN ĐỜI LÝ  

 

Bài của:


TS NGUYỄN VĂN HOA 
 

1- Đặt vấn đề:
 
Đây là cuốn sách chỉ in có sáu trăm bản ( 600), so với 800 triệu người mà mình kịp mua và sở hữu được cuốn sách này thật vui mừng và cũng là hy hữu .
Nhưng nó quý bởi đó là cuốn sách nói về Văn Thơ của một triều đại khá hưng thịnh đã cách đây gần 1000 năm.
Cuốn Thơ văn đời Lý của nhóm biên soạn Duy Phi- Đặng Tiến Huy -Vũ Huy Ba - Nguyễn Tiến, theo ngu ý của tôi thì công trình này là sự chuẩn bị kỹ càng để độc giả chào đón Thăng Long 1000 tuổi !



Tập sách: 786 trang, khổ 13X19 (cm), 
NXB Văn hoá Thông tin - 1998 .

Nhóm biên soạn: 

DUY PHI - ĐẶNG TIẾN HUY - VŨ HUY BA - NGUYỄN TIẾN  



2- Cái đặc sắc của cuốn Thơ văn đời Lý:

2.1- Người Việt:
Cuốn sách này lấy bản Lê Quý Đôn ( toàn Việt thi lục 1768) làn bản nền và nhóm Duy Phi có nhắc đến các bản khác ví dụ như Văn học đời Lý của Ngô Tất Tố ( 1892-1954); Thơ văn Lý -Trần do Viện Văn Học biên soạn. Cuốn sách này khổ 13 x 19 cm có 784 trang , kết cấu gồm Bốn phần chính: Phần một là Lời nói đầu của nhóm Biên soạn từ trang 7 đến trang 11, qua lời Nhóm biên soạn độc giả được biết là Nhóm này đã kế thừa những tập sách, những tài liệu quý giá về văn học đời Lý đã xuất bản và đã tham khảo " Hội thảo về văn học nghệ thuật đời Lý " từ những năm 80 của thế kỷ 20; Phần hai Thơ,văn đời Lý từ trang 12 đến trang 604; đây là phần quan trong nhất, cuốn sách đã giới thiệu nhiều tác giả đời Lý ví dụ như Ngô Chân Lưu ( Khuông Việt),Nguyễn Văn Hạnh , Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ), Lã Định Hương, Thiền Lão, Lý Phật Mã (Lý Thánh Tông), Đàm Cửu Chi, Lâm Khu ( Huệ Sinh), Lý Nhật Tôn (Lý Thánh Tông), Đàm Khí ( Ngộ Ấn), Mai Trực ( Viên Chiếu), Lý Trường (Mãn Giác), Lê Văn Thịnh, Vương Hải Thiềm ( Chân Không ), Chu Văn Thường.



MÂY LẠ Ở ĐỀN ĐÔ
 
Phần ba tập hợp các bài viết về Thơ văn đời Lý của nhiều tác giả (ví dụ Huệ Chi, Vũ Thanh, Phạm Ngọc Lan, Đỗ Văn Hỷ, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Huy Hinh, Duy Phi, Nguyễn Tiến, Đặng Tiến Huy và Vũ Huy Bá từ trang 604 đến trang774 .
Và phần cuối là Niên biểu đời Lý ,bao gồm các đời Vua như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông , Lý Huệ Tông và có cả Lý Chiêu Hoàng Thiên Chương Hữu Đạo (Lý Chiêu Thánh, Giáp Thân 1224 Ất Dậu 1226).

3- Thiển kiến ban đầu:
Cuốn sách này có nhiều ưu điểm
3.1- Đã kế thừa trí tuệ của các tác giả khác am tường thơ văn đời Lý ví dụ như Ngô Tất Tố trang 26,154, 223, 244, 618... hoặc Hoa Bằng ( trang 247), Đỗ Văn Hỷ ( trang 223,312,381..), Nam Trân (323...) và kế thừa công trình của nhiều dịch giả của Viện Văn Học ( Hà Nội).
3.2- Phần dịch thơ văn , cuốn sách đã hội tụ trí tuệ uyên bác của nhiều dịch giả ví dụ Trần Văn Giáp, Cao Huy Giu, Hoàng Lê, Nguyễn Đức Vân , Băng Thanh , Phạm Tú Châu, Hoàng Xuân Hãn, Kiều Thu Hoạch, Phạm Trọng Điềm, Đào Phương Bình,,Nguyễn Đổng Chi, Huệ Chi...
3.3 - Sách đã đưa ra nhiều cách dịch khác nhau để độc giả so sánh và thẩm định, ví dụ :
Trang 244 một bài có hai bản dịch của Ngô Tất Tố và Huệ Chi (bản Huệ Chi riêng phần hiệp vần cả bài thơ dịch không hay bằng Ngô Tất Tố) ; Trang 323 một bài có bản dịch của Kiều Thu Hoạch và Nam Trân; Trang 618 một bài có 2 cách dịch Ngô Tất Tố dịch thơ 7 chữ, Phạm Tú Châu dịch thành lục bát.
Trang 480 tác giả Âu Đạo Huệ với bài Sắc thân dữ diệu thế , chỉ một bài thơ mà Khổ I do Nguyễn Đổng Chi dịch và khổ 2 do Hoàng Lê dịch .
Và không ít bài văn thơ đời Lý được hai người có uy tín cùng dịch, do vậy chất lượng dịch rất đáng tin cậy ( ví dụ các cặp Băng Thanh - Hoàng Lê, Huệ Chi -Băng Thăng, Nguyễn Đức Vân-Đào Phương Bình...).
3.4- Những người làm sách cũng trực tiếp tham gia dịch một số bài văn thơ đời Lý ví dụ Duy Phi ( trang 239...), Đặng Tiến Huy ( trang 418...) .
3.5- Cuốn sách đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu công phu về thơ văn đời Lý. Với nhiều chủ đề phong phú đa dạng như văn bia đời Lý,văn chiếu đời Lý,Thơ văn các vua triều Lý, thơ thiền đời Lý...Qua đó độc giả có thể tự so sánh các tác phẩm ở phần I ( phần chữ Hán , phần phiên âm và các cách dịch khác nhau ) với các ý kiến nghiên cứu ở phần II để tự rút ra cách thẩm thơ văn đời Lý của cá nhân mình.
3.6- Đưa ra những thông tin quý hiếm về tác giả ví dụ Lê Văn Thịnh ( tiến sỹ đầu tiên Kinh Bắc và Việt Nam ) từ trang 155- 160 "Kỳ Hùng bản thư " và " Dữ Tống sứ tranh biện đòi đất Quảng Nguyên mà họ Nùng nộp cho nhà Tống " bản dịch Hoàng Xuân Hãn, những tư liệu này từ năm 1084 đến 2009 vẫn có tính thời sự nóng bỏng khi Việt Nam và phương bắc đã cắm xong mốc trên bộ.

4- Kết luận                                                            

Nhược điểm cần lưu ý khi tái bản của cuốn sách này phần chữ Hán qúa nhỏ lại in rất mờ ( trang 33) ,Trang 167, 296 lỗ chỗ mất chữ, trang 101,mất hẳn một câu thơ, trang 489 ( không rõ chữ bài Đạo vô ảnh tượng của Nguyễn Nguyện Học). 




MỘT CẢNH Ở ĐỀN ĐÔ 
 
Nhưng nhìn chung , cuốn Thơ Văn Đời Lý của nhóm Duy Phi là một cuốn sách rất quý, nó thực sự có ích cho các độc giả yêu quý di sản văn hoá đời Lý...
                                                                   N V H                      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét