Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

THƠ TÔ HOÀN/ LỜI BÌNH: VŨ BÌNH LỤC


NT TÔ HOÀN

Quê: Việt Yên, Bắc Giang. Nhiều năm trong quân ngũ. Chi hội trưởng Chi Hội Văn học Bắc Giang. Tác phẩm chính, các tập thơ: Có một lời ru, Phía nào cũng gió, Giấc mơ của nắng…; có phần thơ Không chảy cho mình- 11 bài trong tập thơ tứ tuyệt Phận đèn (9 tác giả).

THƠ - TÔ HOÀN
Lời bình:
VŨ BÌNH LỤC

ĐÊM MƯA 

Con về thăm mẹ đêm mưa
Mới hay nhà dột, gió lùa bốn bên
Mưa rơi sợi thẳng sợi xiên
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời
Con đi đánh giặc suốt đời
Vẫn không che được một nơi mẹ nằm.

T.H


LỜI BÌNH:

Đọc thơ, thấy ngay tác giả là người lính, hoặc đã từng là lính chiến, lính chiến cả một đời. Tôi chưa gặp Tô Hoàn, nhưng biết anh quê Bắc Giang. Qua thơ, có thể hình dung thấy người.
Một bài lục bát chỉ có sáu dòng, cũng chỉ là một chút nỗi niềm của con với mẹ. Rằng một đêm mưa nào đó, con về thăm mẹ. Đó là hoàn cảnh cụ thể, địa điểm cụ thể, không gian và thời gian xác định. Chỉ có điều, đó là một hoàn cảnh đặc biệt, một hoàn cảnh tạo nên những cảm xúc buồn vui xen lẫn. Đi chiến đấu xa mẹ lâu ngày, được ghé về thăm mẹ là vui, nhưng thật bất ngờ Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên/ Mưa rơi giọt thẳng giọt xiên/ Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời"…
Chữ "Mới hay" chứa rất nhiều sắc thái tâm trạng. Một chút giật mình ngơ ngác, một chút hối hận vì bổn phận đứa con, một chút trách giận mơ hồ vì niềm tin bấy lâu bất ngờ đổ vỡ. Ý thơ tiếp đó là nói về cơn mưa, những cơn mưa cụ thể và cả những cơn mưa "trắng trời" của cuộc đời mẹ. Cảnh nhà dột nát, tan hoang thống thếnh, gió lùa bốn bên, sức tàn của mẹ không sao ngăn được, không sao chống đỡ nổi. Lại còn mưa. "Mưa rơi giọt thẳng giọt xiên", vô tình hay hữu ý mà "cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời"…


 HÀ MI
(Minh họa)

Thế là mưa đã trở thành kẻ thù của mẹ. Nó cứ "nhằm vào”, nhè vào mẹ ta một cách ác ý. Quả là hai hình ảnh đối lập, đối lập một cách

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

DẮT TÌNH CHƠI PHỐ TRUNG THU/ THỦY HƯỚNG DƯƠNG


NT THỦY HƯỚNG DƯƠNG 



 THỦY HƯỚNG DƯƠNG
(Hà Nội)


DẮT TÌNH 
CHƠI PHỐ TRUNG THU 

Dắt tình lên phố mà chơi
Đường đông tình lạc giữa trời nhạt sao
Kéo quân* hờ hững sắc màu
Tình chơi dại, đuổi vòng nhau trong đèn
Vầng trăng trông thế mà hèn
Điện cao áp cợt người thèm trung thu




 Trống khua tùng, cắc… khật khừ
Cái tình mệt oải ư hừ lòng hoang

DANH SÁCH TRƯỜNG CA & THƠ DÀI VIỆT NAM/ ĐỖ QUYÊN



Danh sách số 1
409 Tác giả và 1000 tác phẩm
Trường ca và thơ dài Việt Nam
BIÊN SOẠN: ĐỖ QUYÊN 

Một số quy ước:
 - Tên tác giả in nghiêng: Tác giả chỉ viết thơ dài có tính trường ca
- Tên tác phẩm in nghiêng: Thơ dài có tính trường ca
- Tên tác phẩm in đậm: Người biên khảo chưa được tiếp cận văn bản
- Tên tác phẩm cần kiểm chứng: [?]
- Năm hoàn thành để sau tên tác phẩm; để trống khi không rõ
- Tác giả nữ:  *   Tác giả ở ngoài nước:           #   Tác giả đã mất:  +





Tác giả

Thông tin
cá nhân
Tác phẩm

1. Thụy An
*        +
Tôi về quên mất cả xuân sang (1951);
Trường ca Tiếng mẹ, Sao lại mùa thu
2. Trần Xuân An

Sáng tháng Giêng ở gò Đống Đa (2004);
Quê nhà yêu dấu (1996) ▪
3. Duyên Anh
#     +
Sài Gòn trường ca (1979) ▪
4. Jalau Anưk

Dưới vòm trời là những mái nhà (2012) ▪
5. Đặng Nguyệt Anh
*
Trường ca Mẹ (1994) ▪
6. Hoài Anh
+
Trường ca Điện Biên - tổ khúc Hà Nội (1954) ▪
7. Vương Anh

Sao chóp núi (1968) ▪
8. Nguyễn Đình Ảnh
+
Vầng sáng và những kỳ tích [?] (2000) ▪
9. Việt Ánh
+
Anh Ba Thắng (1949) ▪
10. Nguyễn Lương Ba
#
Giấc mơ
11. Nguyễn Bá

Hòn Khoai (2000), Nguyễn Trung Trực (2000) ▪
12. Ngọc Bái

Lời cất lên từ đất (1999), Miền quê thao thức (2007), Con của phù sa (2009), Vầng trăng và cánh rừng (2009) ▪
13. Lê Ngọc Bảo

Tiếng hát một dòng sông (2005) ▪
14. Phan Thị Bảo
*
Mẹ (1999) ▪
15. Hải Bằng
+
Độc hành (1998) ▪
16. Lâm Bằng

Đò Lèn (2009) ▪
17. Nguyễn Nguyên Bẩy

Bài ca rộng khổ chép ở ga Hàng Cỏ đề gửi Nguyễn Khắc Phục, Lời chim câu (2011);
Ô cửa vầng trăng, Sông Cái mỉm cười ▪


ĐỌC TẬP TRUYỆN CỦA MAI PHƯƠNG/ ĐỖ NHẬT MINH


NHÀ VĂN MAI PHƯƠNG (GIỮA)
HỘI NGHỊ VĂN TRẺ TOÀN QUỐC LẦN 8 (2011)


Đâu chỉ là giấc mơ 
Đọc Người đoán giấc mơ – 
tập truyện ngắn của 
Mai Phương


ĐỖ NHẬT MINH


   Người đoán giấc mơ (NXB Hội Nhà văn - 2012) là tập sách thứ tư của nữ tác giả trẻ Mai Phương sau Mùa chim ngói bay về (NXB Kim Đồng - 2003), Ở bên kia cơn mưa (NXB Lao động - 2008), Về miền ký ức (NXB Lao động - 2011), gồm 14 truyện ngắn viết rải rác mấy năm gần đây. Điều dễ dàng nhận ra trong cuốn sách này là một Mai Phương đổi thay trong tư duy và lối viết. Một xu hướng truyện ngắn hiện nay của giới trẻ sinh sau 1975 là truyện không có cốt hoặc kết cấu lỏng, nghĩa là không kể một câu chuyện xảy ra từ đầu tới cuối với lớp lang đan cài, cũ mới đồng hiện mà chỉ trọng ý tưởng, ngôn từ trong một lát cắt hiện thực đời sống; nặng cảm xúc, kỷ niệm. Mai Phương cũng nằm trong số đó.

Bìa tập sách Người đoán giấc mơ
14 truyện ngắn là 14 thân phận của những con người bé nhỏ, yếu ớt. Đó là bà Nhiều, bà Hinh, cô Huê ở xóm ngụ cư tù túng. Mỗi người một tính, một nỗi niềm nhưng đã sống gần gũi hơn, quan tâm nhau hơn sau cái chết của người

NÚI GÀ TRỜI... / DUY PHI




DUY PHI



NÚI GÀ TRỜI*


Đỉnh núi chạm mây  
Một tiếng gà
Ba huyện nghe

Câu thơ ta
Tiếng gà
Rừng  
Đỉnh núi? 

Có thể
Chót vót âm thanh?



Bao giờ

TRƯỜNG CA TRƯỜNG CA... / ĐỖ QUYÊN

NT ĐỖ QUYÊN
(Canada) 


ĐTM giới thiệu Tuyển tập
“1.000 tác phẩm trường ca Việt Nam” –
Người sưu tầm, biên soạn:
Nhà thơ Đỗ Quyên


LỜI DẪN CỦA
NV. TRẦN THIỆN KHANH

   Trường ca là một thể loại có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tư duy thơ Việt Nam hiện đại. Thế nhưng, sự quan tâm đến nó, cả ở phương diện văn học sử lẫn lí luận thể loại lại có phần muộn mằn, lẻ tẻ... “Vùng trường ca” đến nay vẫn còn nhiều chỗ trống, cần có người tâm huyết lục khảo lại, chọn tuyển công phu hơn, nhất là thể hiện được cái nhìn khái quát, công bằng hơn nữa về diễn tiến của thể loại này.
   Nhìn từ những yêu cầu, đòi hỏi như thế, chúng tôi xin giới thiệu những nỗ lực tìm hiểu khái quát các “hiện tượng trường ca” từng xuất hiện trong lịch sử văn học Việt Nam của tác giả Đỗ Quyên. Ở một góc độ nào đó, có thể nói, chính anh cũng là một tác giả tiêu biểu trong việc tìm tòi thể nghiệm cách tân trường ca ở nước ngoài (đã sáng tác 14 trường ca, 7 bài thơ dài). Cuộc lục khảo và hệ thống hóa có quy mô lớn lần đầu tiên về các hiện tượng trường ca này có thể xem là cuộc đi khai vỡ thêm những miền đất mới đầy hào hứng của anh, đồng thời cũng là sự trở về vùng đất quen thuộc của người trong cuộc giàu tâm huyết. Hy vọng, sau dịp này, tác giả Đỗ Quyên sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt thành hơn nữa của nhiều tác giả, độc giả (Trích).

 
QUAN NIỆM VỀ TÍNH TRƯỜNG CA &
VIỆC THÀNH LẬP DANH SÁCH
TÁC GIẢ TÁC PHẨM
TRƯỜNG CA VIỆT NAM
Người viết: ĐỖ QUYÊN
 (Trích)
... Ở tầm tay hạn hẹp, bằng phương pháp thống kê, chúng tôi tạm ước tính: Tất cả có lẽ là khoảng 2000 nhà thơ Việt Nam hiện đại? Tóm tắt 2 cách định lượng: Một, ngoại suy từ một số danh sách chuẩn, hoặc tương đối chuẩn, như: khoảng 400 nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (trong tổng số 966 hội viên); 785 nhà thơ tiêu biểu thế kỷ 20 (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cinet.gov.vn); danh sách tác giả thơ của những trang mạng văn học quan trọng ở trong và ngoài nước như vanvn.net, thivien.net, vanchuongviet.org, phongdiep.net, nhavanhanoi.vn, thica.net, tienve.org, damau.org, gio-o.com, talachu.org, newvietart.com, vi.wikipedia.org, và của một số tạp chí quan trọng ở hải ngoại như Hợp Lưu, Văn Học, Tạp Chí Thơ, Văn, Việt... Hai, suy diễn theo số lượng tác giả trường ca và thơ dài mà chúng tôi “có trong tay” (với các chọn lựa khác nhau có thể vuông tròn thừa thiếu trên thực tế là 400) và theo 5 danh sách quen thuộc (45 tác giả trong Thi nhân Việt Nam / Hoài Thanh – Hoài Chân, 200 tác giả trong Thơ Việt Nam thế kỷ 20 / Hội Nhà văn Việt Nam, 317 tác giả thơ tình 1954-1975 miền Nam Việt Nam / gio-o.com, 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 / Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, và 100 bài thơ chọn lọc thế kỷ 20 / Gia Dũng), chúng tôi đã rút ra được “tỷ lệ vàng 1/5” cho số các thi sĩ sáng tác theo phong cách trường ca trên tổng số các nhà thơ nói chung. Thật cân xứng: bàn tay có 5 ngón tay thơ thì người Việt dành 1 ngón cho thơ trường ca!
Chúng ta có thể tự hỏi: Hiện tại trên thế giới liệu có nền thơ ở một quốc gia nào khác, của một dân tộc nào khác, có tỷ lệ các “nhà trường ca” cao như ở Việt Nam không? Đã từng có nền văn học nào trên thế giới mà thể loại trường ca đạt tầm vóc về nghệ thuật, tư tưởng, số lượng tác giả và nhất là tác dụng xã hội, như dòng trường ca chiến tranh Việt Nam 1963-1975 và hậu chiến tranh 1975-1986 không?


Ngoài một số ít tác giả là thi hữu đã cung cấp trực tiếp tác phẩm, nguồn tham chiếu chính của chúng tôi là các trang mạng; một phần vì hiếm có cơ hội cập nhật sách báo in ấn ở Việt Nam. Thành thật xin lỗi về thiếu sót, nhầm lẫn chắc sẽ có ở nhiều mặt (tiêu chí tuyển chọn, vấn đề văn

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Thăm Mộ NỮ SĨ TƯƠNG PHỐ/ TS NGUYỄN VĂN HOA


PHẦN MỘ NỮ SĨ TƯƠNG PHỐ

Thăm Mộ

NỮ SĨ TƯƠNG PHỐ  

Ở ĐÀ LẠT  


                               TS. NGUYỄN VĂN HOA
                             (Tháp Dương- Bắc Ninh)

     Trước đó tôi đã đến Đồi Tương Sơn đường Mimôsa thăm mộ nữ sĩ Tương Phố và Ngày 11 tháng 8 năm 2010 theo sự giới thiệu của cử nhân Hán Nôm Nguyễn Huy Khuyến (Đại học Đà Lạt ) tôi đã tới 18 A Yersin thăm quan Trung tâm nội thất Mỹ Gia. Tai đây tôi đã trực tiếp gắp Giám đốc Thái Trường Trinh . Trung tâm rộng hàng trăm mét vuông sàn bày bán đồ gỗ nội thất đa dạng từ salon, bàn ghế , giường tủ ... chất lượng xếp hạng Mỹ và Châu Âu. Theo kinh nghiêm cá nhân của mình , tôi cho rằng đồ gỗ này không thua kém về chủng loại và chất lượng ở những siêu thị bán đồ gỗ nhập từ Hà Nội và Sài Gòn.
   Thế là Phố Núi và các vùng lân cận Đà Lạt , người giàu có thoả thích lựa chọn và làm mới làm sang từ phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng đọc, phòng ngủ của mình!
   Nhưng điều thú vị hơn là tôi được nhìn tận mắt, bắt tận tay chàng trai bằng xương bằng thịt, Giám độc Trung tâm này Thái Trường Trinh (sinh 1968), là một trong 10 cháu nội của nữ Sĩ Tương Phố!
   Anh năm nay 42 tuổi, từng qua Mỹ 1990, sau đó 1995 lại hồi cư về Việt Nam, trong khi đó toàn bộ gia đình đều đang ở hải ngoại.
  Như vậy dòng dõi nữ sĩ Tương Phố còn lại hai cháu nội, một là Liệt Sĩ hy sinh thời chống Mỹ và gia đình của cháu út Thái Trưòng Trinh, anh có vợ gốc Sơn Tây (Hà Nôi) , đã có một gái 14 tuổi học lớp 9 và một trai 9 tuổi học lớp 3.
   Tôi có hỏi về nữ sĩ Tương Phố, anh còn nhớ là tuy còn bé , nhưng anh vẫn nhớ Bà nội - Nữ si Tương Phố mất năm 1972, bà nội theo đạo Phật, ông nội Thái Văn Du bác sỹ tốt nghiệp bên Pháp , bố là Thái Văn Chấu kỹ sư lâm nghiệp cũng theo đạo Phật, bố có 2 vợ 10 người con, mẹ cả co 3 người con, mẹ anh có 7 người con, mẹ anh gốc Phú Thọ lại theo Thiên chúa giáo. 

  Ảnh minh họa 

Theo trí nhớ của anh thì đám tang của bà nội rất đông người đưa

BÌNH THƠ TRỊNH KIM HIỀN/ PHẠM THUẬN THÀNH



NT TRỊNH KIM HIỀN 
ở Lũng Cú - 6/ 2012


THƠ - TRỊNH KIM HIỀN
LỜI BÌNH:
PHẠM THUẬN THÀNH 


Đến với bài thơ hay

CHIA TAY
MIỀN ĐÈO CAO

Chia tay miền đèo cao
Không ra buồn không ra vui không ra bịn rịn
Tâm trí xoay tròn gió ở thung

Chia tay miền đèo cao
Trắng bừng mây đầu núi
Không nghẹn ngào không bối rối
Thấy mình già vùn vụt trước thiên nhiên


Chia tay miền đèo cao
Em tặng ta chiếc túi thổ cẩm
Chiếc túi để ta đựng những nợ nần
Già làng bắt tay ta một lần
Cỏ cây trên đường bắt tay ta mãi mãi

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

TRẠNG NGUYÊN BỊ BỨC TỬ



TRẠNG NGUYÊN
NGUYỄN
QUANG BẬT
(1458- 1505)

   Quê Bình Ngô, nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh; năm Giáp Thìn, Hồng Đức thứ 15 (1484), Nguyễn Quang Bật 27 tuổi, đỗ Trạng nguyên; làm quan đến Đô ngự sử đài. Là hội viên của Tao đàn Nhị thập bát tú. Sau này, do không ủng hộ Lê Uy Mục, nên khi Uy Mục lên ngôi, ông và người bạn là Đàm Văn Lễ bị biếm chức, đày vào Quảng Nam. Uy Mục lại cho người đi theo hai ông, bức phải chết (ngày 5/ 6/ Ất Sửu- 1505).    

THƯ THẢO HÍ THÀNH
(Phụng họa Ngự chế)

Bút thế tung hoành tuyệt khả nhân
Nha tiêm ngọc trục ánh dư huân
Huyền hùng đối cứ tàng đan lĩnh
Tử yến tương truy nhập bích vân
Dương giám cửu truyền, Trương Húc thể
Đắc thư hưu thác Bá Anh cân
Tiểu thần hà hạnh chiêm y cận
Khoái đổ văn chương Khuê bích văn. 


Dịch thơ:

ĐÙA VUI
VIẾT THẢO THÀNH THƠ
(Vâng họa thơ Đức Vua)

Vượt hẳn muôn người, bút lực dư
Câu ngà chữ ngọc ráng vàng mơ
Ngồi trong núi đỏ. gấu đen ẩn
Lướt giữa mây xanh, én tía đua

Trương Húc, mãi truyền trang bút pháp
Bá Anh, đâu kém nét thi thư
Tiểu thần may được hầu minh chúa
Vui thấy sao Khuê rạng chiếu thơ...
                               Duy Phi dịch

MAI HOA
(Phụng họa Ngự chế)

La Phù sơn hạ tiểu thôn cô
Đích lịch tiêu đầu vạn hộc chu
Bách họa hương phiêu phong ngoại viễn
Ngũ chu y bạc tuyết trung cù
Xuân hồi đông các tình đa thiểu
Nguyệt mãn tây hồ mộng hữu vô
Thiên ý dục tư điều đỉnh dụng
Hoa khôi tiên phóng lưỡng tam chu.


           Dịch thơ:
HOA MAI
(Vâng họa thơ Đức Vua)
Xóm lẻ La Phù dưới núi xanh*
Đầu cành vạn ngọc đã tươi xinh
Xa đưa trăm vẻ, làn hương thoảng
Áo mỏng mấy đài, dáng tuyết trinh
Đông gác, xuân về tình níu ríu 
Tây hồ, nguyệt rọi mộng phiêu linh
Ý trời hẳn muốn điều canh vạc**
Nở trước muôn hoa đã mấy nhành...
                                 Duy Phi dịch


--------------

* La Phù: chỉ cõi tiên. Tương truyền, đạo sĩ Cát Hồng thời Đông Tấn đến La Phù (huyện Tăng Thành, Quảng Đông), gặp được tiên.
** Cao Tông nhà Thương nói với Phó Duyệt: Nếu nấu canh, ta dùng nhà ngươi làm muối làm mơ (mai) để điều hòa. Sau, Cao Tông cho Phó Duyệt làm Tể tướng. Ở đây, khen hoa mai trong trắng, thanh cao, có phẩm chất của con người làm được việc lớn.   
* Phần âm Hán Việt, theo Hội Tao Đàn... Lâm Giang chủ biên, KHXH - 1993



ĐẠO THƠ HAY KHÔNG ĐẠO THƠ? * *


ĐẠO THƠ
HAY
KHÔNG ĐẠO THƠ?
 (Tiếp & Hết) 


Cô giáo Nguyễn Thị Bích Nhàn
(Dạy văn ở Sông Hinh, Phú Yên)

Tôi không nhất trí với ý kiến của nhà thơ Nguyễn Thị Mai cho rằng hai bài thơ này trùng ý và cùng một đề tài. Thực ra , hai bài  này có hai đề tài khác hẳn nhau.  Chỉ ở bài “Chia tay miến đèo cao” (CTMĐC) mới có sự rung động với thiên nhiên, mới run rẩy… như chị viết.
Tôi nghĩ bài thơ ‘Uống rượu ở Tam Đảo”URƠTĐ” không phải viết về đề tài miền núi... Tác giả viết về đề tài Văn nghệ sĩ thì đúng hơn. Bởi đọc lên ta thấy những văn nghệ sĩ uống rượu với nhau, đọc thơ, khoe thơ với nhau. Giới văn nghệ sĩ vốn hay “bốc giời”. Với họ thì quả là có khi trời còn thấp hơn... Cáí tứ “ tất cả chúng ta đều phải đi xuống dốc” khác với tứ “thấy mình xuống dốc” ở bài CTMĐC...Tất nhiên, tôi đồng ý với nhà thơ Nguyễn Thị Mai ở những điều còn lại.  Và quả thực, nếu ai cho đây là đạo thơ thì thật là kỳ quặc.


Nhà thơ Đoàn Thị Tảo
(Đồ Sơn - Hải Phòng)


 Tôi cho rằng mỗi bài thơ là một tâm trang riêng, cảm xúc riêng .