Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

THƯ GIÃN, XEM THƯ PHÁP: PHONG KIỀU DẠ BẠC



PHONG KIỀU DẠ BẠC
TRƯƠNG KẾ




ĐTM - Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế. Tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756, đời Đường (Trung Quốc). Ông thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều, chức vụ Tự bộ viên ngoại lang. Bài thơ này là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, sau này đã được Khang Hữu Vi đời Thanh cho khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn San để cho người đời sau qua đây thưởng lãm. ĐTM giới thiệu một số bản dịch sớm nhất của các nhà nho, thi sĩ nước ta: Nguyễn Hàm Ninh, Tản Đà, Ngô Tất Tố, Trần Trung San, Bùi Khánh Đản... Nhân ngày nghỉ, thư giãn, mời xem thêm thư pháp:










Phong Kiều dạ bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
      
     Bản dịch của
     NGUYỄN HÀM NINH
     (từng bị nhầm là bản dịch của Tản Đà):

Đỗ thuyền đêm
ở bến Phong Kiều

Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
      

     Bản dịch của
     TẢN ĐÀ  

Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San    



      Bản dịch của
      NGÔ TÁT TỐ 

Quạ kêu, sương tỏa, trăng lui
Đèn chài, cây bến đối người nằm khô

Chùa đâu trên núi Cô Tô
Tiếng chuông đưa đến bên đò canh khuya. 

Bản dịch của
TRẦN TRỌNG SAN

Trăng tà, tiếng quạ lẩn sương rơi
Sầu đượm hàng phong, giấc lửa chài
Ngoài ải Cô Tô chùa vắng vẻ
Nửa đêm chuông vẳng đến thuyền ai. 


Bản dịch của
BÙI KHÁNH ĐẢN
  
Trăng lặn sương mờ nghe tiếng quạ
Lửa chài cây ánh giấc chưa yên
Cô-Tô bên mái Hàn-Sơn tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét