Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

NHỚ VŨ TRỌNG PHỤNG & ĐÔI CÂU ĐỐI...




TRỌNG PHỤNG-

 H. Balzac của Việt Nam


                    Nhân Tưởng niệm 100 năm sinh
                       nhà văn Vũ Trọng Phụng 

ĐÔI CÂU ĐỐI
CỦA ĐỒ PHỒN BÊN MỘ CHÍ
VŨ TRỌNG PHỤNG

 

  Nhà thơ HỮU THỈNH 

ĐỌC DIỄN VĂN KHAI MẠC  

TẠI LỄ TƯỞNG NIỆM

(22 - 10 - 2012)

1

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Hiện diện trên đời 27 năm, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, hàng trăm bài báo...  Ông nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì bị coi là "tác phẩm suy đồi".

 

  Về Vũ Trọng Phụng, nhà văn Ngô Tất Tố viết:

   “Ông Phụng tuy chết, mười mấy tác phẩm của ông vẫn còn sống mãi mai sau. Thế cũng là thọ”.
  Nhà văn Lan Khai nhận định:
“Tài năng kỳ dị của ông Phụng, cái tài năng đã mang đến cho ta những áng văn bất hủ”.
   Trong Lễ Tưởng Niệm vừa qua, bài Diễn văn khai mạc Vũ Trọng Phụng của hôm nay, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:  
“Vũ trọng Phụng để lại một số lượng tác phẩm thật đáng khâm phục. Nhưng đáng khâm phục hơn là ông để lại nhiều nhân vật có thể thi gan cùng tuế nguyệt...”.



2

Đồ Phồn tên gốc là Bùi Huy Phồn (1911 - 1990), ông sinh ra tại phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê xa xưa của ông ở làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. 

Nhà văn ĐỒ PHỒN

Cha của Đồ Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi". Ông thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên Bắc Giang làm thầy giáo. Đồ Phồn học chữ Hán hết chương trình tú tài và cũng thạo tiếng Pháp. Ông từng dạy học, viết văn, làm thơ..
   Đồ Phồn có một bài thơ về phố Đầm, nơi mình ra đời. Bài thơ này, ông làm lúc hai mươi tuổi:

Hai mươi năm trước buổi giao thời
Phong cảnh phố Đầm nghĩ chửa vơi
Dưới phố rộn ràng Tây đá lính
Ngàn dâu khúc khích đĩ ve bồi

Trên đồi mây đuổi trăng thua chạy
Dưới nước thuyền neo lửa tập bơi
Bỗng chó xua ma gà đuổi cáo
Đầu làng tiếng khóc mẹ sinh tôi*

   Sau, Đồ Phồn gia nhập Hội nhà văn Việt Nam  năm 1957, làm Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962)... Ông đã xuất bản 9 cuốn tiểu thuyết và 7 tập truyện ngắn truyện vừa, kịch.

   Ngày Vũ Trọng Phụng mất, Đồ Phồn mới 28 tuổi, trong đám tang lạnh giá, ông  đã viết đôi câu đối, được khắc tại mộ chí nhà văn tài danh ấy. Đôi câu đối thật da diết:

  Cạm bẫy người tạo hoá khéo giăng chi, qua giông tố tưởng thêm số đỏ.
  Số độc đắc văn chương vừa trúng thế, bỗng dứt tình không một tiếng vang.

 ------

* Bài thơ, Ngô Minh Bắc sưu tầm,
        Báo Văn nghệ 25/ 2/ 2012. 

1 nhận xét: