GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG- 2012
Mạc Ngôn (nghĩa là không nói) sinh ngày 17/ 2/ 1955, quê huyện Cao Mật, Sơn Đông, Trung Quốc.
Tác phẩm chính;
Báu vật của đời (1995), Cao lương đỏ (1998), Đàn hương hình...
Ba tác phẩm trên đều đã được dịch sang tiếng Việt.
Tiểu thuyết Cao lương đỏ được đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thành phim. Bộ phim được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes - 1994.
- Giải nhất về tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc, ng 12/1995 cho tác phẩm "Báu vật của đời".
- Giải Mao Thuẫn cho tiểu thuyết Đàn hương hình
- Giải Nobel Văn chương/ 2012
BÁU VẬT CỦA ĐỜI
Nguyên tác: PHONG NHŨ PHÌ ĐỒN (Vú to mông nở)
Nguyên tác: PHONG NHŨ PHÌ ĐỒN (Vú to mông nở)
...
Và ở đâu có chuyện lạ như cảnh “chợ Tuyết”, không ai được nói câu nào, người
đóng vai “Công tử Tuyết” đeo mạng che mặt được sờ... vú chị em! “Ngày hôm đó,
tôi sờ khoảng một trăm hai mươi cặp vú... Hai tay tôi nâng bầu vú nặng chịch, to
quá cỡ... Chị hướng dẫn tôi sờ nắn từng phân da trên vú chị...” (BVCĐ, trang
412). Lại còn những lời “quảng cáo” cho cửa hàng “Thế giới nịt vú Thú một sừng”
khó tìm thấy trong sử sách nhân loại: “...Cặp vú khoan khoái thì người phụ nữ
mới khoan khoái, người phụ nữ khoan khoái thì người đàn ông mới khoan khoái...
Xã hội nào không quan tâm đến vú phụ nữ là một xã hội dã man! Xã hội nào không
quan tâm đến vú phụ nữ thì đó là xã hội vô nhân đạo! Các con, bớt tiền tiêu vặt
mua cho mẹ cái nịt vú, không có trời làm sao có đất, không có mẹ làm sao có
con?...” (BVCĐ, trang 709 - Cuốn sách nguyên tác tên là “Phong nhũ phì đồn”,
nghĩa là “mông to vú nở” mà!) Dẫn ra “cái vú” hơi nhiều - thứ bảo vật luôn luôn
được giữ kín và văn chương ta thường kiêng kị nhắc đến tên thật của nó, nên
phải mở ngoặc nói ngay ở đây rằng: cỡ nhà văn như Mạc Ngôn, chính trị lập
trường đầy mình (không thế, sao được phong là nhà văn ‘hạng nhất” của Tổng cục
chính trị Quân giải phóng TQ) hẳn không dễ sa vào “chủ nghĩa tự nhiên” và lối
viết tục tĩu, mà “cái vú” chỉ là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa (Trích bài Thế
giới Nghệ thuật của Mạc Ngôn... / Tác giả: Nguyễn Khắc Phê/ Tap chí Sông Hương
12-2002, trannhuong.com).
ẢNH MINH HỌA VUI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét