NGƯỜI QUẢN CHÙA
MẶC TRIỀU PHỤC
Truyện ngắn
PHẠM THUẬN THÀNH
Chùa Thanh Hư
nằm sâu trong núi, xa làng xóm nên ít khi có người hành
hương, vẻ càng
cô tịch. Người quản chùa đã lục tuần, dáng người cao, khuôn
mặt cương nghị,
đăm chiêu, hơi có vẻ khắc khổ. Có điều lạ, ông khác những
người quản chùa
bình thường mặc áo nâu sồng, ông luôn mang trên mình bộ
triều phục lụa
xanh in hình rồng vờn mây mây trước ngực. Phẩm phục quan
đầu triều. Khu
chùa rộng mênh mông lọt giữa rừng mai chớm ra hoa. Người
quản chùa thường
đứng một mình ở tảng đá Thạch Bàn phía cuối rừng mai
nhìn ra hướng
cửa sông Lục Đầu như ngóng chờ ai đó. Cũng có khi ông
ngâm ngợi câu
thơ lạ chẳng hợp với chức trách người quản chùa:
Lầu xanh từng
thấy khách thi nhân
Vì cảnh lòng
người tiếc cảnh xuân
Loàn đan ướm hỏi
khách lầu hồng
Đầm ấm thì
thương kẻ lạnh lùng
Ngoài ấy dầu còn
áo lẻ
Cả lòng mượn đắp
lấy hơi cùng
Hôm nay ông đứng
đợi người thật. Tín sứ mới đưa thư báo nàng Sương
Mai được về thăm
ông ít ngày vì mới được thăng chức Lễ nghi học sĩ, chức
quan đứng đầu
việc dạy lễ nghi cho hậu cung. Đã gần năm năm xa cách
chưa một lần gặp
lại. Mấy thầy trò ông ra công phát cây trồng mai chờ nàng.
Chờ mãi. Rừng
cây đã thành rừng mai. Những cội mai đầu đã sắp ra hoa.
Kinh thành không
xa nhưng cấm cung sâu thẳm. Tình tri âm, nghĩa vợ chồng
chỉ còn trong kí
ức. Thỉnh thoảng ông có gửi thư vào cung gọi nàng về
nhưng phần lớn
không có hồi âm. Chẳng biết thư có tới tay nàng không nữa.
Mãi gần đây ông
gửi một lá thư đầy trách móc bi phẫn nàng mới có thư hồi
âm. Nàng vẫn thề
thốt chính chuyên, chẳng qua vì vướng việc vua mà không
dứt đi được.
Thân phận con dân được thân rồng đoái thương mà bỏ đi liệu có
di họa cho ông
hay không. Mà thân ông lại đang như trứng để đầu đẳng, tai
họa giáng xuống
bất cứ lúc nào.
Vào cung mấy năm
mà nàng già dặn, chín chắn như người đã làm quan
trải mấy triều
vậy. Con người nàng sinh ra đúng là để làm những việc lớn.
Nội việc trở
thành tri âm tri kỉ với ông, với vua há chẳng phải là việc lớn
hay sao. Thế mà
giờ đây nàng lại còn kiên tâm thu xếp lo lắng con đường
về triều cho
ông. Nàng về là đường đã thông. Ông về được triều là thời đã
đến. Phận ông
nhỏ nhoi không nói làm gì, chí lớn giúp dân giúp nước của
ông mới là đáng
kể. Thời văn trị là thời thái bình thịnh trị. Thời của nhà nhà
ấm no hạnh phúc.
Thời của mưa đền cây sau bão can qua. Ông về triều thì
nàng sẽ về ở
cùng ông. Tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa tri âm tri kỉ lại càng
khắng khít hơn
xưa.
Từ ngày có người
ở cái hẻm núi này có tên. Động Thanh Hư. Xóm ở ẩn
được gọi theo
tên chữ. Quan tư đồ Băng Hồ biết khó vần xoay thời cuộc
dưới hẻm mở ra
khoảng trồng mênh mông của khu hồ nước đủ luyện cả hạm
đội. Quan tư đồ
cho xây dựng phủ đệ ở bãi đất rộng chân hẻm. Nhưng người
lại làm am cỏ ở
trên lưng chừng núi. Khi nhà Hồ lấy được thiên hạ nhà Trần
thì phủ đệ Băng
Hồ “hóa gia vi tự”, chuyển thành chùa Thanh Hư, một địa
điểm trọng yếu
của hệ thống chùa thiền phái Trúc Lâm. Người quản chùa
chính là người
hầu của quan Tư Đồ. Đến cuối đời Thuận Thiên người quản
chùa đã già yếu,
sư thầy Đạo Khiêm trụ trì chùa Hoa Yên thấy vậy gửi thư
cho hành khiển
Nguyễn Trãi, cháu ngoại quan tư đồ, xin cử người đến trông
nom cùng cụ
quản. Không ngờ chính quan hành khiển lại trở thành người
quản chùa Thanh
Hư. Đường về chùa Thanh Hư là con đường thoát hiểm
dường như đã
được ông ngoại tính trước từ lâu.
Nhưng đó chuyện
của mấy năm sau. Còn khi nhận được thư của sư thầy
thì quan hành
khiển đang lâm vào thế tuyệt vọng. Ông bị bắt giam ở đề hình
địa lao, hàng
ngày phải dàn mặt quan tư đồ Lê Sát khai cung. Lê Sát truy
bức vai trò bày
kế cho hai tướng Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo làm
phản như thế
nào. Nghe đồn “Bình Ngô sách” chỉ là quyển thượng, còn
quyển hạ sao
không dâng chúa công. Phải chăng quyển hạ là kế sách giành
lại ngôi báu cho
nhà Trần, cướp công chúa công khó nhọc mới giành được
nước. Nay Hãn đã
bị diệt, nếu ông chịu nộp quyển hạ ra thì chúa công sẽ
phục hồi tước vị
cho. Nguyễn Trãi không biết trả lời ra sao, một mực xin
được gặp chúa
công để giãi bày. Khi viết “Bình Ngô sách” quả thật Trãi
này có nghĩ đến
việc viết quyển hạ nói về kế sách trị bình. Nhưng lúc đó
cuộc chiến còn
nhiều khó khăn, hơn nữa kế sách chuyển hướng vào Nghệ
An đang chín
muồi, Trãi phải tìm đường vào Lam Sơn ngay kẻo lỡ thời cơ
kháng chiến nào
đã kịp viết. Quyển hạ chỉ là kế sách trị bình khôi phục đất
nước sau chiến
tranh mà thôi.
Cùng hỏi cung
với Lê Sát còn có tổng quản cấm quân Trịnh Khả. Trịnh
Khả cũng là
người chỉ huy lính canh giữ Nguyễn Trãi. Trịnh Khả là người
đội cỏ đột nhập
doanh trại Trần Trí lấy được cốt tổ chúa công về nên
rất được chúa
công tin cậy. Ông cũng là người biết rõ những tính toán
của “huynh đệ
Lũng Nhai” đối với Nguyễn Trãi. Qua hỏi cung ông tin tưởng
vị văn thần này
thực lòng muốn đem tài học giúp nước chứ không có ý đồ
thâm hiểm như lo
nghĩ của “huynh đệ Lũng Nhai”. Ông ngầm lệnh cho quân
sĩ không được
bạc đãi với vị mưu thần số một đoạt nước. Rồi ông gặp riêng
Nguyễn Trãi thổ
lộ:
- Ông là người
học rộng mà không hiểu lao lực của chúa công à. Lên ngôi
trên một bầy
công thần lẫy lừng liệu có yên lòng không. Anh em ông một
văn một võ đầu
triều tài trí đều hơn chúa công, đủ lập một triều đình riêng
liệu chúa công
có yên lòng không. Sao không nhân cơ hội này xin được viết
quyển hạ “Bình
Ngô sách” như lời ông nói cho chúa công yên lòng.
Nguyễn Trãi giật
mình tự trách quá ngây thơ, quá trong sáng một lòng
giúp chúa mà
không hiểu nỗi lo của chúa về ngôi vị của mình. Về ở ẩn thì
chúa lo không
quản được, sợ mưu ngầm kết bè đảng. Ở chức thì chúa lo có
quyền binh dễ
làm biến. Chỉ có cách giữ một chức nhàn quan là yên ổn nhất.
Quả nhiên đề đạt
cho thời gian viết quyển hạ “Bình Ngô sách” đã được Lê
Sát chấp nhận.
Lê Sát yêu cầu chỉ được ở trong vùng đầm lầy Thanh Trì cho
đến khi nộp
quyển chờ chúa công định liệu sau.
Ngay khi bị bắt
giam Nguyễn Trãi đã cho người nhà về quê hết, chỉ để
người quản gia
già ở lại hầu hạ. Hai người đến bờ đầm Thanh Trì tự chặt
cây, cắt cỏ dựng
nhà ở. Trịnh Khả phái hai lính cấm vệ đến giám sát nhưng
thực ra là để
giúp đỡ Nguyễn Trãi những công việc nặng nhọc. Giường ngủ,
bàn viết đều
ghép bằng cành cây. Công việc hòm hòm Nguyễn Trãi lên phố
sắm sửa giấy bút
và kiếm chút đồ nhắm về đãi thợ là hai người lính cấm vệ.
Từ khi quân Minh
cố thủ trong thành thì phố phường được mở rộng ra đáp
ứng mật độ người
tăng nhanh. Lầu xanh, quán rượu, nhà trọ cũng xuất hiện
nhiều. Lầu xanh
là một loại nhà trọ biến thái có từ lâu đời. Nhưng do tính
đàng điếm của nó
nên những bậc văn nhân ít lai vãng. Bây giờ xa vợ con lâu
Nguyễn Trãi mới
thấy lầu xanh cũng có cái hay của nó. Chả trách thời nào
lầu xanh cũng
tấp nập, phồn thịnh. Nhân đang mặc áo vải ta rẽ vào một lần
cho biết mùi xem
sao.
Thanh Phong lâu
nằm nép bên bờ hồ Tây, khuôn viên trồng toàn liễu rủ
xanh mướt mát
quanh năm. Ngôi nhà ba gian phía ngoài là nơi để hành lí
của khách. Qua
khoảng sân hẹp bày la liệt chậu cảnh đến ngôi nhà hai tầng
chạy dài là
phòng khách. Phòng nào cũng treo mành im lìm. Bà chủ son
phấn lòe loẹt,
dáng người khá thon thả đến chào. Nguyễn Trãi bảo đang
buồn, cho một cô
biết ngâm vịnh cùng uống rượu. Bà chủ tơi tả:
- Chúng em mới
tuyển được một người như ý quý khách. Mời ông đến
Thanh Phong đình
ở phía sau.
Thanh Phong đình
đứng biệt lập sát mép hồ như người con gái e lệ. Gian
trong kê một
giường đôi. Gian ngoài treo mành có bàn nước nhìn ra mặt
hồ vẻ rất thơ
mộng. Nguyễn Trãi tự tay đốt lò đun nước trong lúc chờ đợi.
Nước sôi lại tự
pha trà. Trà vừa chín thì thiếu nữ chừng đôi tám bước vào.
Không son phấn.
Nhưng vẻ đẹp vẫn phát lộ khiến bất cứ người trai nào cũng
phải đưa mắt
ngắm. Khuôn mặt thon thả, mắt to dài long lanh, cổ kiêu ba
ngấn đài các.
Thiếu nữ tự ngồi đối diện Nguyễn Trãi, đặt đàn lên đùi chờ
đợi. Nguyễn Trãi
rót nước mời. Thiếu nữ nhận nhưng không uống. Nguyễn
Trãi hỏi:
- Nàng người đâu
ta?
- Thưa ông, tên
tuổi, quê quán chỉ dành cho người tri âm. Em với ông
mới gặp lần đầu
chẳng cần biết.
- Nàng nói hay
lắm. Chốn lầu xanh chỉ cốt mua vui. Nhưng ta biết nàng
là một tài nữ mà
ta vốn là một kẻ kiệt hiệt lẽ nào không là tri âm?
Thiếu nữ mắt
sáng lên nhưng vẫn nói cứng:
- Tự xưng là gì
mà chẳng được. Không biết kẻ kiệt hiệt bao giờ mới đứng
số đây.
Nguyễn Trãi nhận
thấy rõ vẻ giễu cợt trong câu nói. Cũng đúng thôi. Kẻ
áo vải tuổi lại
không còn trẻ thì kiệt hiệt nỗi gì. Nếu đã kiệt hiệt thì phải thể
hiện khí phách
bình Ngô chứ. Mà đã có công bình Ngô sao còn cảnh áo vải
thế này. Cám
cảnh, Nguyễn Trãi liền đứng dậy nhìn ra hồ khe khẽ ngâm bài
thơ tức cảnh:
Góc thành Nam lều một
gian
No nước uống
thiếu cơm ăn
Con đòi trốn
dường ai quyến
Bà ngựa gầy
thiếu kẻ chăn
Triều quan chẳng
phải ẩn chẳng phải…
Nguyễn Trãi ngâm
say sưa không biết thiếu nữ đã đứng bên tự lúc nào.
Chờ Nguyễn Trãi
ngâm xong nàng nói khẽ:
- Em xin lỗi đã
làm ông buồn. Đúng là áo vải bọc bầu tâm sự lớn.
Rồi thiếu nữ vừa
sa nước mắt vừa kể về thân phận mình. Cha là người
có chữ, vừa dạy
học vừa làm nghề thuốc. Tướng giữ thành Cổ Lộng biết
tiếng mời đến
chữa bệnh cho quân đội. Khi thành bị phá ông bị chết trong
đám loạn quân.
Lý trưởng nhân đó tịch thu hết gia sản vì tội làm tay sai cho
giặc. Bốn mẹ con
dắt díu lên kinh thành tìm kế sinh nhai. Không may mẹ
Nguyễn Trãi bùi
ngùi:
- Mấy chục năm
quân Ngô chiếm đóng còn để lại nhiều tội ác cho dân
mình. Hoàng đế
ban “Cáo bình Ngô” chẳng đã kể hết tội ác của chúng rồi ư.
Nước mất thì nhà
tan là điều không thể tránh khỏi. Nếu là tri âm thì chuyện
nhà nàng ta có
thể giúp được.
- Vâng. Vậy mời
ông xướng em họa xem có thành tri âm được không.
- Hay lắm. Quê
nàng có nghề dệt chiếu nổi tiếng mà ta đang cần sắm đôi
chiếu mới, ta
ngâm đề này.
Em ở nơi nào bán
chiếu gon
Chiếu em đem bán
hết hay còn
Xuân xanh chừng
độ bao nhiêu tuổi
Đã có chồng
chưa, có mấy con.
Thiếu nữ nghe
xong chưa họa ngay mà trách :
- Ông lợi dụng
thơ để hỏi dò em, được, em đáp đây.
Em ở nhà quê bán
chiếu gon
Chiếu bán chưa
hết nay hãy còn
Tuổi em vừa mới
trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa
có có chi con.
Nguyễn Trãi nghe
xong cười lớn:
- Nàng còn quá
thể hơn cả ta. Nhưng nàng quả là người hay chữ, ứng đối
mau lẹ, sắc sảo.
Nếu nàng không chê hàn vi ta xin được đón nàng về cùng.
- Em tuy không
cao giá gì nhưng sợ ông đang hàn vi không đủ tiền mai
mối thôi. Ba
trăm tiền chuộc, ba trăm tiền lễ đấy ông ạ.
Nguyễn Trãi cười
to hơn:
- Thân nàng đáng
giá ngàn vàng, ngàn vàng ta cũng có sá gì ngàn tiền ấy.
Cho ta biết tên
ta quay lại đón ngay.
- Đời em mong
manh lắm, hãy gọi em là giọt sương mai, nắng lên là em
tan hết.
* * *
Bình Ngô sách
quyển hạ chưa viết xong thì chúa công mất đột ngột. Quan
tư đồ Lê Sát đến
tận đầm Thanh Trì truyền khẩu dụ cho Nguyễn Trãi vào
cung chịu tang.
Dẫu sao cũng là tình nghĩa quân thần nhiều năm chung sức
chung lòng nằm
gai nếm mật.
Sau tang lễ quan
tư đồ gặp riêng Nguyễn Trãi bảo:
- Vua mới còn
nhỏ chưa quen việc nước, chúa công ủy cho bọn ta phụ
chính. Từ nay
mọi mệnh lệnh do ta sai khiến. Ông biết điều thì ở yên đầm
Thanh Trì mà
viết cho xong sách đi. Chúa công kì vọng rất nhiều vào ông
đấy. Ông thừa
biết qua thời võ trị đến thời văn trị, thời của ông. Bọn võ biền
chúng ta chỉ cố
thêm một vài năm nữa thôi.
Nguyễn Trãi âm
thầm rời cung về lều cỏ.
(CÒN NỮA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét