Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

NGƯỜI QUẢN CHÙA MẶC TRIỀU PHỤC/ PHẠM THUẬN THÀNH


TƯỢNG Ở CHÙA CÔN SƠN

NGƯỜI QUẢN CHÙA
MẶC TRIỀU PHỤC
         Truyện ngắn
                             PHẠM THUẬN THÀNH
(Tiếp theo & hết)  


Lâu nay Nguyễn Trãi chuyên tâm đọc sách về các triều đại, nhất là nhà 
Chu và nhà Minh để tìm mô hình trị nước. Nhưng chưa thấy điểm nào tương

đồng. Văn đế nhà Chu còn phải lo đánh dẹp nhà Ân. Nhà Minh lập nước thì
có cơ sở lớp sĩ phu nhà Nguyên để lại. Còn nhà Lê lập nước trên đống hoang
tàn. Số nhân tài phần lớn đã bị nhà Minh đưa về bắc sử dụng. Số có học thì
ra làm ngụy quan nhà Minh. Số thực học còn lại không nhiều, và cũng đã
quá già. Văn thần đầu triều như Lê Văn Linh cũng không phải là bậc khoa
bảng. Phải xây nền văn trị từ đầu, từ con số không.
Từ ngày đón được nàng Sương Mai về ở vùng đầm lầy đã có nhiều thay
đổi. Nơi đây vốn là vùng đất sa bồi chưa được khai phá trồng cấy nên chỉ có

lau sậy làm chủ. Đất cao không có, chỉ có những doi đất nhỏ hẹp nhô khỏi
mặt nước. Người quản gia trồng sậy thành đường đi tới những doi đất ấy.
Rồi cả nhà hợp sức phát cỏ, tôn đất vượt khỏi mức nước lũ mùa và trồng
mai. Mai là chúa các loài hoa. Nguyễn Trãi yêu mai hơn bất cứ loài hoa nào.
Mai là biểu tượng cho khí tiết người quân tử. Giá rét, khô cằn mai đều chịu
được. Đến mùa hoa vẫn nở đầy cành. Cánh hoa dù bị dẫm nát dưới bùn thì
thân mai vẫn cứng cỏi vươn lên. Nàng Sương Mai lo cơm nước. Những lúc
rỗi rãi cũng đi phát cỏ trồng mai giúp hai người đàn ông.
Mùa đông thứ năm những gốc mai trồng đầu tiên gần lều cỏ trổ bông.
Nàng Sương Mai kê chõng dưới gốc mai mời Nguyễn Trãi đến thưởng trà và
thưởng hoa. Gió bấc thổi ào ạt. Nguyễn Trãi nói:
- Nàng hãy đàn lên, hai ta cùng hát khúc mai hoa.
Hai người họ kẻ xướng người họa, khúc mai hoa định hình.
Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi
Ưa mày vì tiết sạch hơn người
Gió đông ắt đã từng làm khách
Há những Bô tiên kết bạn chơi
Tiên Bô kết đã mấy thu chầy
Ngẫm ngọt dường bằng mếch trọng thay
Lại có một cành ngoài ấy lẻ
Bóng thưa ánh nước động người vay
Đang say sưa thì có tiếng người nói chen vào:
- Càng thuở già càng cốt cách, một phen giá một tinh thần. Tiếc rằng tài
lương đống còn chưa phô cho thiên hạ biết.
Nguyễn Trãi nhìn lại thì ra là Trịnh Khả. Phía sau còn người trẻ chừng đôi
tám, vẻ phương phi anh tuấn. Nguyễn Trãi vội kéo nàng Sương Mai sụp lạy
và tung hô vạn tuế. Vua cho bình thân và nói:
- Trẫm phải thân đến đòi sách đây. Khanh nợ dai quá rồi đấy.
Nguyễn Trãi cúi đầu thành thực nói:


 LỄ NGHI HỌC SĨ 
NGUYỄN THỊ LỘ 

- Muôn tâu, kẻ tội thần tự biết tài lương đống chẳng bằng ai, cho đến bây
giờ vẫn chưa định hình được xây nền văn trị bắt đầu từ đâu nên vẫn chưa

dám đặt bút viết.
- Không sao. Chính vì chưa viết được mà tiên đế hiểu lòng khanh. Thuở
đánh giặc thì lo tính kế thắng giặc, biết bao giờ kháng chiến thắng lợi mà đã
vội nghĩ đến việc viết sách trị nước. Nhưng dù chưa viết thì hôm nay khanh
cứ nói ra những điều suy nghĩ nung nấu cho trẫm được biết.
Nguyễn Trãi mời đức vua và Trịnh Khả vào lều tránh gió. Nàng Sương
Mai biết ý lánh xuống bếp đốt lò sưởi mang lên cho ba người. Nguyễn Trãi
đề xuất mấy việc: Trọng dụng các tiến sĩ tiền triều vào các chức trọng yếu;
trọng dụng một số ngụy quan có học làm phụ tá cho các quan địa phương;
thi tuyển người có học vào các sảnh, viện; đặt chức học quan tới cấp huyện
và mở trường cho con em nhân dân vào học; định lệ thi tiến sĩ thay dần hệ
thống quan xuất thân võ tướng hiện nay. Nếu mở trường học ngay từ bây giờ
thì cũng phải vài năm nữa mới có lớp quan xuất thân tiến sĩ.
Nhà vua nghe chăm chú, vẻ hài lòng. Nhưng khi Nguyễn Trãi nói xong thì
vua hỏi một câu bất ngờ:
- Thiếu nữ xướng họa cùng khanh có vẻ hay chữ lắm nhỉ?
- Muôn tâu, nàng được thân phụ dạy từ nhỏ lại sẵn tài thơ nên đáng gọi là
tài nữ thời nay đấy ạ.
- Hay quá. Trẫm đang cần một người như vậy. Trong hậu cung từ bọn
hoàng hậu Dương Thị đến bọn quý phi Lê Thị toàn đồ vô học, dốt nát, lễ
nghĩa chẳng đâu ra đâu cả. Trẫm phong cho nàng ấy chức Cung trung học sĩ,
nếu biết dạy bọn hậu cung lễ nghĩa tiến triển trẫm sẽ phong thưởng nữa.
Nguyễn Trãi vội bái lạy:
- Tội thần xin được tạ ơn thánh thượng thay cho nàng Sương Mai.
* * *
Nàng Sương Mai đi rồi, Nguyễn Trãi hẫng hụt như mất vật gì quý giá nhất
đời. Tuổi thanh xuân của nàng làm cho ông niềm vui sống, niềm hạnh phúc
vô bờ. Sự tinh tế chữ nghĩa của nàng làm ông có người tri âm tri kỉ. Niềm
vui chưa tày gang đã vụt bay đi mất như giấc mơ bất ngờ len vào giấc ngủ
say. Tiếng là làm quan nhưng đã vào cung thì làm gì còn đường trở về nữa.
Nếu được ra thì nàng cũng chỉ còn là đống xương khô. Còn ông chắc đã về
ngự nơi tiên giới từ lâu. Nàng lại có biệt tài chuyện chăn gối. Đầu tiên cho
người tình uống bát nước lá ngòn ngòn, ngây ngấy. Rồi đàn hát chờ thuốc
ngấm. Chừng nửa canh giờ sau nàng thắp hương thơm, loại hương nàng tự
chế lấy theo cách riêng. Rồi nàng dùng dầu thơm xoa bóp từ gan bàn chân
lên đến đỉnh đầu người tình. Tay nàng xoa đến đâu người tình lịm đi đến
đấy. Hai người đi vào nhau lúc nào không biết nữa. Ông gọi đó là niềm hoan
lạc thần thánh. Nàng Sương Mai ơi, những cội mai chỉ vừa mới trổ bông mà
nàng đã đi xa ta mất rồi. Bất giác ông thấy thèm viết quá. Những con chữ
trào ra hối hả. Cuộc đời được mất thật rất mơ hồ. Mười mấy thủ liên hoàn
nối nhau chạy ra dưới ngòi bút mà ông vẫn cảm thấy chưa dứt được cảm
xúc.
Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng
Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng
Ngoài ấy dầu còn áo lẻ
Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng.
Trút hết bầu tâm sự ông chợt nhớ đến trách nhiệm tiên đế giao. Phải
chăng đức vua giữ nàng bên cạnh là cách thúc giục ông mau viết nên kế sách
văn trị. Phải rồi, đó chính là con đường để nàng về bên ông mãi mãi. Ông
ngồi vào bàn cắm cúi viết.
Nền văn trị trước hết cần con người có văn học làm rường cột. Đó là
nguyên khí của nhà nước. Nguyên khí thịnh thì vua sáng tôi hiền, thế nước
vững vàng, thiên hạ thái bình thịnh trị.
Lều cỏ đầm Thanh Trì những ngày đông giá rét nhưng lòng Nguyễn Trãi
thì sôi sùng sục những tư tưởng văn trị ào ạt tràn ra dưới đầu ngọn bút.
Hình như ông và nàng Sương Mai có thần giao cách cảm. Sách viết vừa
xong thì nàng đột ngột xuất hiện. Bộ triều phục làm cho nàng như già dặn
hơn. Nàng sà vào vòng tay ông thổn thức.
- Em được Trịnh tổng quản thu xếp về thăm ông ít giờ thôi. Xem ý nhà
vua còn bị ràng buộc bởi các công thần Lũng Nhai. Thời của ông chưa đến.
Ông ở đây có khi bị hại. Cái cảnh quan triều chẳng phải, ẩn chẳng phải này
bấp bênh lắm. Ông nộp sách xong thì quy ẩn luôn đi. Thời đến khắc người
được tuyên triệu.
- Ta về quê chẳng phải làm liên lụy đến người thân sao?
- Em biết ông là môn đồ của thầy Đạo Khiêm, sao không lánh chỗ thầy.
- Phải rồi, trước thầy có gửi lời nhắn chùa Thanh Hư đang khuyết người
trông nom. Hẳn thầy đã thấy trước con đường gập ghềnh ta đang đi nên đã
chọn lựa trước. Ngày mai ta vào chầu lần cuối rồi sẽ đi. Nàng cố thu xếp
cùng về với ta nhé.
- Vâng. Vì ông là cả cuộc đời của em mà.
* * *

 TẠI LỆ CHI VIÊN
GIA BÌNH- BẮC NINH 

Bình Ngô sách quyển hạ dâng lên, nhà vua liền cho Nguyễn Trãi phục
nguyên chức vụ, lại phong thêm chức mới kiêm Tri tam quán, chức quan
đứng đầu các việc dạy học ở kinh thành và các trấn. Nguyễn Trãi vội rập đầu
tạ ơn:
- Được thánh thượng sủng ái thần vô cùng cảm kích. Nhưng những điều
trình bày trong sách này còn sơ sài, thần xin được lui về chùa Thanh Hư tĩnh
tâm suy nghĩ thêm, cúi xin thánh thượng thông cảm cho nỗi lòng thần.
Văn thần Lê Văn Linh thấy vậy đứng ra tấu:
- Quan hành khiển suy nghĩ quả là thấu đáo, sâu sắc. Thần cúi xin thánh
thượng hãy cho hành khiển được toại nguyện. Nhân về ở Đông Bắc cũng
nên giao cho cai quản đạo ấy luôn. Như vậy chức đủ lớn xứng với công lao
bình Ngô để hành khiển dù về ở chùa vẫn không quên lo việc nước.
Lê Văn Linh được coi là “bộ óc Lũng Nhai”, kế sách yên ngôi vị hoàng đế
phần lớn đều do ông ta bày đặt. Nhà vua trẻ biết lời ông ta nói chính là điều
đã được huynh đệ Lũng Nhai quyết định nên đành thuận theo. Nhà vua hỏi
thêm:
- Khanh có đề đạt gì nữa không?
Nguyễn Trãi không xin xây phủ đệ theo lệ dành cho quan đầu triều, cũng
không xin vệ cấm quân theo hầu mà chỉ xin được đưa nàng Sương Mai đi
cùng. Nhà vua nhăn mặt vẻ khó chịu:
- Hậu cung đang cần phép tắc hơn lúc nào hết sao khanh không hiểu cho
triều đình thế nhỉ.
Nguyễn Trãi không biết nói gì hơn dành tạ ơn lui ra.
Nàng Sương Mai ơi, chỉ lát nữa thôi ta sẽ rời xa kinh thành, không biết
bao giờ chúng ta lại gặp nhau. Nàng có được phép ra chia tay ta không đây.
Ta chỉ vừa mới nhắc đến nàng đã làm vua nổi giận. Vua giận thì thân ta liệu
có giữ được không. Một đống chức tước, một lô bổng lộc ta không nhận chỉ
xin đưa nàng đi cũng không được. Đi trông coi chùa ta cần gì phủ đệ, quân
lính. Mang theo những thứ ấy liệu có là mầm họa như Nguyên Hãn đệ hay
không.
Ngay ngày hôm ấy thầy trò Nguyễn Trãi lặng lẽ lên đường đến chùa
Thanh Hư. Đó là mùa thu năm Thiệu Bình thứ năm. Suốt đường đi ông luôn
dõi về phía cấm cung vẻ rầu rĩ không giấu diếm.

Phạm Thuận Thành
Thường Vũ - An Bình - Thuận Thành - Bắc Ninh
02413.782.355 - 0168.5300.803



Lâu nay Nguyễn Trãi chuyên tâm đọc sách về các triều đại, nhất là nhà 
Chu và nhà Minh để tìm mô hình trị nước. Nhưng chưa thấy điểm nào tương
đồng. Văn đế nhà Chu còn phải lo đánh dẹp nhà Ân. Nhà Minh lập nước thì
có cơ sở lớp sĩ phu nhà Nguyên để lại. Còn nhà Lê lập nước trên đống hoang
tàn. Số nhân tài phần lớn đã bị nhà Minh đưa về bắc sử dụng. Số có học thì
ra làm ngụy quan nhà Minh. Số thực học còn lại không nhiều, và cũng đã
quá già. Văn thần đầu triều như Lê Văn Linh cũng không phải là bậc khoa

bảng. Phải xây nền văn trị từ đầu, từ con số không.
Từ ngày đón được nàng Sương Mai về ở vùng đầm lầy đã có nhiều thay

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét