Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

HÙM XÁM YÊN THẾ/ TÁC GIẢ: NGUYỄN VĂN HỢI

THỦ LĨNH ĐỀ THÁM


Cụm Di tích lịch sử về Hoàng Hoa Thám 
vừa được công nhận là
Di tích đặc biệt, ĐTM giới thiệu hai trang
bài của tác giả 
Nguyễn Văn Hợi (Tân Yên - Bắc Giang)
 viết về Chủ tướng Đề Thám và Cả Trong.

 
NGUYỄN VĂN HỢI
 (Tác giả sưu tầm, khảo cứu)

1
“HÙM XÁM YÊN THẾ” - 
HOÀNG HOA THÁM
 
Hoàng Hoa Thám hồi nhỏ tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Ngọc Sơn, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, nay là Minh Khai, Phù Tiên, Hưng Yên. Cha ông là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Vốn là một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước, thượng võ và bất khuất. Còn nhỏ Trương Văn Nghĩa theo cha di cư lên Sơn Tây (Nay thuộc Hà Nội), cha mẹ ông cả hai đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn, Nông Văn Vân ở Sơn Tây, nên bị nhà Nguyễn sát hại. Lúc này ông mang họ Đoàn với tên là Nghĩa. Ông được Người chú là Hoàng Văn Toàn tức Võ Toàn nuôi dưỡng và trốn tránh. Quanh quẩn mãi ở Sơn Tây, sợ không thoát, nên hai chú cháu về làng Trũng, Yên Thế (nay là thôn Quang Châu, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên), lúc này mới lấy tên là Thám, và đổi sang họ Hoàng. Hoàng Hoa Thám nhận Bá Phức là Bố nuôi, Hoàng Văn Toàn sang cư trú tại làng Trung, xã Lam Cốt. Hoàng Hoa Thám vốn người to đậm, tay dài quá gối, tai to mắt sáng, nhưng đi đứng lại rất nhẹ nhàng, chợt đến chợt đi khó mà phát hiện. Đi
trong rừng thỉnh thoảng gặp những bóng đen thấp thoáng trong bụi cây rậm hai bên, với bản lĩnh của mình, Hoàng Hoa Thám biết là mãnh thú, nhưng không hề sợ hãi. Nhưng dân gian thì truyền tụng rằng đó là hùm beo đi theo bảo vệ ông. Năm 16 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870-1875). Khi Pháp chiếm Bắc Ninh (tháng 3 năm 1884) thì Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, lãnh binh Bắc Ninh. Năm 1885, ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Lạng Giang (1882-1888). Sau khi Cai Kinh chết, ông đứng dưới cờ của nghĩa quân Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài. Ngày11/ 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại. Ngày28/11/ 1892 Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân đã trừng trị Đề Sặt, sau đó ngày 19/12/1892 tổ chức lễ tế cờ ở làng Đông (nay là xã Bích Sơn Việt Yên) và trở thành thủ lĩnh danh tiếng của phong trào nông dân chống Pháp. Trong gần 30 năm lãnh đạo, ông đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là các trận ở thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892). Trong hai đợt tấn công lớn (1893-1895) và (1895-1897) quân Pháp đã tập trung lực lượng lớn để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, chúng không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây, càn quét, tàn sát… Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho chúng những tổn thất nặng nề, buộc chúng phải hai lần ký hoà ước: (1894-1895) và (1897- 1908). Ngày 29/11/1909 Pháp bội ước, mở đợt tấn công quy mô lớn vào Yên Thế với 15 000 quân và tập trung ưu thế binh hoả lực rất mạnh. Nghĩa quân đã chiến đấu rất anh dũng trong một tình thế vô cùng ác liệt và không cân sức, nhưng vẫn giữ được tới ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa mới chấm dứt. Về cái chết của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám Có những giả thiết khác nhau . Thứ nhất: trong những ngày cuối cùng, lực lượng khởi nghĩa ngày càng mỏng, Đề Thám chỉ còn vài thủ hạ bảo vệ bên mình và liên tục phải di chuyển. Khi ông tới vùng Hồ Lẩy, người Pháp đã bố trí 3 kẻ đến trá hàng để tiếp cận và hạ sát ông cùng 2 thủ hạ vào sáng mồng 5 Tết năm Quý Sửu, tức ngày 10 tháng 2 năm 1913, sau đó chúng mang thủ cấp ông ra bêu ở Phủ đường Yên Thế để thị uy dân chúng. (Tuy nhiên, có ý kiến nghi ngờ về giả thiết này với 3 căn cứ: 1.Nhà cầm quyền Pháp chỉ cho bêu đầu có 2 ngày rồi vội cho tẩm dầu, đốt thành tro đem đổ xuống ao và không cho công bố ảnh thủ cấp những người chống lại bị chém giết. 2. Theo Lý Đào, một cận vệ cũ của Hoàng Hoa Thám và là người thường cắt tóc cho ông, nói: đầu Hoàng Hoa Thám có một đường gồ chạy 

 Tướng lĩnh & gia nhân của Đề Thám

từ trán lên đỉnh đầu, trên khuôn mặt có bộ râu ba chòm, còn cái đầu cắm ở Phủ đường Lý Đào đã đến tận nơi xem, không có đường gồ, cằm không có râu. 3. Theo người dân làng Lèo, thủ cấp bị
bêu là của sư ông trụ trì ở chùa Lèo, vì sư ông có dung mạo khá giống với Hoàng Hoa Thám và từ ngày bêu đầu Đề Thám không thấy sư ông xuất hiện nữa, có lẽ bị giết để thế chỗ). Giả thiêt thứ hai: Hoàng Hoa Thám chạy trốn và sống ẩn dật những ngày cuối đời trong dân chúng, và cuối cùng chết vì bệnh tật. Phần mộ Hoàng Hoa Thám, hiện nay cũng có nhiều giả thiết khác nhau và chưa có kết luận cuối cùng. Ngày 27/3/1908 chúc văn chúc thọ Hoàng Hoa Thám, nhân dịp ông 50 tuổi, do Hoàng Đình Ân (Điẻn Ân) thay mặt quân tướng đồn Phồn Xương đọc, ca ngợi: “Trời cao không mây che, và biên giới quốc gia kéo dài vô tận, mọi vật đều yên lặng, nhờ công ơn một người mà ngàn vạn gia đình sống yên ổn….Thời đó bể Tây dợn sóng kình ngạc, Núi Bắc sặc mùi thú dữ tanh
hôi, núi sông khoác vẻ dị thường, hai miền Nam Bắc trong cơn hỗn loạn, Hoàng Đế đã chạy ra phía bắc, và quốc gia chìm trong cơn thất vọng sâu sa. Nhưng Tướng công đã xuất hiện, tuân theo thiên mệnh, trung thành với nhà vua, tướng công giơ cao ngọn cờ khởi nghĩa. Một lòng kiên cường, quyết tâm trừ diệt quân tham tàn…chiến công oanh liệt của Tướng công vượt qua biên giới, lan rộng sang các nước láng giềng… Chiến công của tướng công sẽ truyền tụng từ đời này sang đời khác, và Vương quyền sẽ khôi phục huy hoàng như thời Đường Nghiêu…”

Ca ngợi Đề Thám, Chí sỹ Phan Bội Châu viết “Tội ác của kẻ thù thì ngút trời, thế lực kẻ thù thì gắp trăm ngàn lần, thế mà ông Hoàng (Hoàng Hoa Thám) một mình đã chống chọi được với chúng gần ba chục năm trời. Ông đã tập hợp và rèn luyện những con người tầm thường trở thành một đội ngũ mạnh mẽ và ông đã đường đường là một vị tướng quân tiếng tăm lừng lẫy. Ông thực xứng đáng là chân quốc nhân. Xứng đáng là chân tướng quân!” Còn nghĩa quân và nhân dân trong vùng luôn nhắc tới ông với biệt danh vừa kính trọng vừa khâm phục: "Hùm xám Yên Thế".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét