Cụm Di tích lịch sử về Hoàng Hoa Thám
vừa được công nhận là
Di tích đặc biệt, ĐTM giới thiệu hai trang,
bài của tác giả
Nguyễn Văn Hợi (Tân Yên - Bắc Giang)
viết về Chủ tướng Đề Thám và Cả Trong.
NGUYỄN VĂN HỢI
(Tác giả sưu tầm, khảo cứu)
2.
HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ:
HOÀNG ĐỨC TRỌNG.
Hoàng Hoa Thám có nhiều vợ, nhưng có hai bà có con là bà Cả và bà Ba.
Bà cả là Nguyễn Thị Tảo, quê làng Chè xã Ngọc Thiện, Tân Yên, Bắc Giang. Lấy
nhau từ thuở hàn vi. Bà một lòng tận tuỵ theo ông, chăm lo cho ông và cho cả
việc quân lương nữa. Khi ông tham gia khởi nghĩa Đại Trận, bà là người về Vân
Cầu vận động, khuyên góp quân lương. Trong cuộc Khởi nghĩa Yên Thế, bà lên Yên
Thế khai phá ruộng nương, thành lập đồn Trại Cọ, nên đồn đó còn có tên đồn Bà
Già. Cuộc khởi nghĩa thất bại, bà bị bắt, rồi được tha, bà về sống những năm
cuối đời ở làng Trũng, xã Ngọc Châu, Tân Yên. Bà cả sinh ra Hoàng Đức Trọng tức
Cả Trọng. Bà ba Cẩn tên thật là Đặng Thị Nho, quê Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang. (nhưng
theo gia phả của họ Trần ở Tân Sặt, Liên Sơn thì bà là Trần Thị Trinh, em gái
Đề Lâm) Bà nổi tiếng là một nữ tướng nhiều mưu lược, là một nhân vật quan trọng
trong bộ chỉ huy khởi nghĩa, bà là mẹ đẻ của Hoàng Thị Thế và Hoàng Đức Phồn
tức cả Phồn. Ngày1/12/1909 bà cùng con gái bị bắt và đem đi đày ở đào Guy Am.
Nhưng dọc đường bà nhảy xuống biển tự vẫn. Hoàng Thị Thế bị bắt và lấy chồng
người Pháp, còn Hoàng Đức Phồn mãi đến năm 1943, nghe tin phong trào cách mạng
phát triển có lên vùng Na Lương gặp bà Hà Thị Quế. Sau cuộc gặp gỡ đó, định trở
về tập hợp lực lượng lên theo, nhưng trên đường bị phục kích và chết. Cả Phồn
sinh được hai con gái, hai bà đều sinh sống tại Hà Nội. Đến nay bà út là Hoàng
Thị Điệp vẫn còn, thọ trên tám mươi tuổi.
Hoàng Đức Trọng tức Cả Trọng, con cả của Hoàng Hoa Thám với bà Nguyễn thị Tảo Ông sinh năm 1877 tại quê mẹ làng Chè, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên. Thời niên thiếu ông là một cậu học trò tư chất thông minh, siêng năng, cần mẫn, kính thầy, yêu bạn. Ông được các thày giáo dạy chữ quốc ngữ, chữ nho hết lòng yêu mến truyền thụ. Hàng ngày ông được chứng kiến sự đau khổ, bần cùng của những người nông dân mất nước, và chứng kiến sự gặp gỡ giữa cha ông với các nghĩa sỹ yêu nước từ các mọi miền về đây tụ hội, cắt máu ăn thề, nguyện cùng chung một ý chí chống giặc. Do đó ông đã sớm nhận ra bản chất cướp nước của thực dân Pháp, sớm nung nấu lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Khi đến tuổi trưởng thành, ông đã trở thành một thanh niên có chí khí, một nghĩa binh dũng cảm, hết lòng trung thành với tổ quốc. Ông còn là người có tài năng sử dụng binh khí rất thuần thục, đặc biệt trong bộ môn bắn súng ông tỏ ra là một người điêu luyện, thiện xạ “bách phát, bách trúng”. Các tướng sĩ trong hàng ngũ nghĩa quân đều thán phúc. Trong quan hệ giao tiêp hàng ngày, đối với người trên ông tỏ ra lễ độ, đối với các nghĩa binh ông khiêm tốn, đoàn kết thương yêu, đối với mọi người ông luôn luôn hoà nhã, lịch sự. Ông còn có một biệt tài là huấn luyện được một đàn chó săn giỏi, luôn luôn biết tuân theo ý chủ. Đã nhiều lần phát hiện được bọn do thám, tay sai của Pháp rình mò vào bản doanh, làm cho kẻ địch kinh sợ. Căm thù không đội trời chung với giặc Pháp, lai hết sức cảnh giác trước bản chất và âm mưu nham hiểm của chúng, ông không bao giờ đồng ý với chủ trương hoà đàm với Pháp, hơn nưa còn không bao giờ tiếp xúc với bọn chúng. Mỗi một lần chủ tướng đón hoặc đi gặp các võ quan Pháp và quan chức Nam Triều là một lần ông lặng lẽ vác súng cùng đàn chó săn vào rừng săn bắn. Trường hợp bắt buộc phải đi theo, ông giả là lính, lẫn vào đoàn quân. Năm 1897 Hoàng Đức Trọng, tuy mới đầy 20 tuổi, nhưng qua những năm trực tiếp học tập rèn luyện chiến đấu vô cùng gian khổ ác liệt, ông đã sớm được nghĩa quân rất mực tin yêu, Bộ chỉ huy nghĩa quân tin tưởng, nên đã giao cho ông trực tiếp chỉ huy một cánh quân chiến đấu trong trận phục kích đánh địch càn quét. Một trận quyết chiến lớn với lực lượng địch rất đông do một viên tướng Pháp chỉ huy. Hoàng Đức Trọng đã chiến đấu một trận xuất sắc, tiêu diệt tại chỗ 40 lính Âu Phi, có cả viên Trung uý Pháp, khiến Thực dân Pháp cay cú đến mức khi đem xác về chôn tại nghĩa địa Nhã Nam, còn thi hành kỷ luật cả những sĩ quan đã chết, đem xích sắt trói mộ họ lại. Một di tích và là một chứng tích còn mãi đến sau này. Đây là trận chiến buộc thực dân Pháp phải ký vào khế ước ngừng bắn và giảng hoà lần thứ hai kéo dài 11 năm (1897-1908). Đây cũng là trận chiến đánh dấu sự trưởng thành cúa tướng Hoàng Đức Trọng, để từ đó ông trở thành một trong năm nhân vật chính trong bộ tham mưu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Trong 11 năm hoà hoãn, là 11 năm nghĩa quân củng cố phát triển lực lượng, cũng là 11 năm trưởng thành và có nhiều đóng góp của Hoàng Đức Trọng trong việc phát triển cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nhưng vận nước khôn lường, nhất là khi ưu thế so sánh lực lượng còn quá chênh lệch. Về phía địch, chúng lại lợi dụng thời gian hoà hoãn mở dường giao thông, triển khai được ưu thế binh hoả lực mạnh. Đêm 25 rạng ngày 26/3/1909, trên đường hành quân đi qua làng Lan, Hoàng Đức Trọng đã bi địch phục kích, đúng là “Hùm thiêng đến lúc sa cơ cũng hèn” mặc dù đã anh dũng chiến đấu đến cùng, nhưng ông bị thương nặng, nghĩa quân đưa ông về rừng Phe, và ông đã về với đất mẹ, với cỏ cây núi rừng Yên Thế khi mới ngoài ba mươi tuổi. Hoàng Đức Trong có hai người vợ, bà cả là Trần thị Hoan, quê làng Châu, Ngô Xá. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, bà bị bắt giam ba năm tại Bắc Giang. Sau đó về quê sống nuôi con. Bà sinh được ba người con gái là: Hoàng Thị Lịch lấy chồng về làng Trũng, xã Ngọc Châu, Hoàng Thị Sự lấy chồng về làng Tiền, xã Cao Xá, và Hoàng Thị Thể lấy chồng về Việt Lập. Vợ hai Cả Trọng có tên bà Hai Lạc quê Nhã Nam, bà sinh được một con gái là Hoàng Thị Vui lấy chồng về Dĩnh Thép, Yên Thế. Để ghi nhớ công ơn to lớn của ông, làng Đoàn Kết, xã Nhã Nam, nơi an nghỉ vĩnh hằng của ông, nhân dân đã lập đền thờ, tạc tượng, xây mộ chí, và trong một cuộc họp toàn thể dân làng ngày 25 tháng 5 năm Mậu Thìn (1988) đã quyết định suy tôn ông là: Thần Thành Hoàng làng.
Hoàng Đức Trọng tức Cả Trọng, con cả của Hoàng Hoa Thám với bà Nguyễn thị Tảo Ông sinh năm 1877 tại quê mẹ làng Chè, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên. Thời niên thiếu ông là một cậu học trò tư chất thông minh, siêng năng, cần mẫn, kính thầy, yêu bạn. Ông được các thày giáo dạy chữ quốc ngữ, chữ nho hết lòng yêu mến truyền thụ. Hàng ngày ông được chứng kiến sự đau khổ, bần cùng của những người nông dân mất nước, và chứng kiến sự gặp gỡ giữa cha ông với các nghĩa sỹ yêu nước từ các mọi miền về đây tụ hội, cắt máu ăn thề, nguyện cùng chung một ý chí chống giặc. Do đó ông đã sớm nhận ra bản chất cướp nước của thực dân Pháp, sớm nung nấu lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Khi đến tuổi trưởng thành, ông đã trở thành một thanh niên có chí khí, một nghĩa binh dũng cảm, hết lòng trung thành với tổ quốc. Ông còn là người có tài năng sử dụng binh khí rất thuần thục, đặc biệt trong bộ môn bắn súng ông tỏ ra là một người điêu luyện, thiện xạ “bách phát, bách trúng”. Các tướng sĩ trong hàng ngũ nghĩa quân đều thán phúc. Trong quan hệ giao tiêp hàng ngày, đối với người trên ông tỏ ra lễ độ, đối với các nghĩa binh ông khiêm tốn, đoàn kết thương yêu, đối với mọi người ông luôn luôn hoà nhã, lịch sự. Ông còn có một biệt tài là huấn luyện được một đàn chó săn giỏi, luôn luôn biết tuân theo ý chủ. Đã nhiều lần phát hiện được bọn do thám, tay sai của Pháp rình mò vào bản doanh, làm cho kẻ địch kinh sợ. Căm thù không đội trời chung với giặc Pháp, lai hết sức cảnh giác trước bản chất và âm mưu nham hiểm của chúng, ông không bao giờ đồng ý với chủ trương hoà đàm với Pháp, hơn nưa còn không bao giờ tiếp xúc với bọn chúng. Mỗi một lần chủ tướng đón hoặc đi gặp các võ quan Pháp và quan chức Nam Triều là một lần ông lặng lẽ vác súng cùng đàn chó săn vào rừng săn bắn. Trường hợp bắt buộc phải đi theo, ông giả là lính, lẫn vào đoàn quân. Năm 1897 Hoàng Đức Trọng, tuy mới đầy 20 tuổi, nhưng qua những năm trực tiếp học tập rèn luyện chiến đấu vô cùng gian khổ ác liệt, ông đã sớm được nghĩa quân rất mực tin yêu, Bộ chỉ huy nghĩa quân tin tưởng, nên đã giao cho ông trực tiếp chỉ huy một cánh quân chiến đấu trong trận phục kích đánh địch càn quét. Một trận quyết chiến lớn với lực lượng địch rất đông do một viên tướng Pháp chỉ huy. Hoàng Đức Trọng đã chiến đấu một trận xuất sắc, tiêu diệt tại chỗ 40 lính Âu Phi, có cả viên Trung uý Pháp, khiến Thực dân Pháp cay cú đến mức khi đem xác về chôn tại nghĩa địa Nhã Nam, còn thi hành kỷ luật cả những sĩ quan đã chết, đem xích sắt trói mộ họ lại. Một di tích và là một chứng tích còn mãi đến sau này. Đây là trận chiến buộc thực dân Pháp phải ký vào khế ước ngừng bắn và giảng hoà lần thứ hai kéo dài 11 năm (1897-1908). Đây cũng là trận chiến đánh dấu sự trưởng thành cúa tướng Hoàng Đức Trọng, để từ đó ông trở thành một trong năm nhân vật chính trong bộ tham mưu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Trong 11 năm hoà hoãn, là 11 năm nghĩa quân củng cố phát triển lực lượng, cũng là 11 năm trưởng thành và có nhiều đóng góp của Hoàng Đức Trọng trong việc phát triển cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nhưng vận nước khôn lường, nhất là khi ưu thế so sánh lực lượng còn quá chênh lệch. Về phía địch, chúng lại lợi dụng thời gian hoà hoãn mở dường giao thông, triển khai được ưu thế binh hoả lực mạnh. Đêm 25 rạng ngày 26/3/1909, trên đường hành quân đi qua làng Lan, Hoàng Đức Trọng đã bi địch phục kích, đúng là “Hùm thiêng đến lúc sa cơ cũng hèn” mặc dù đã anh dũng chiến đấu đến cùng, nhưng ông bị thương nặng, nghĩa quân đưa ông về rừng Phe, và ông đã về với đất mẹ, với cỏ cây núi rừng Yên Thế khi mới ngoài ba mươi tuổi. Hoàng Đức Trong có hai người vợ, bà cả là Trần thị Hoan, quê làng Châu, Ngô Xá. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, bà bị bắt giam ba năm tại Bắc Giang. Sau đó về quê sống nuôi con. Bà sinh được ba người con gái là: Hoàng Thị Lịch lấy chồng về làng Trũng, xã Ngọc Châu, Hoàng Thị Sự lấy chồng về làng Tiền, xã Cao Xá, và Hoàng Thị Thể lấy chồng về Việt Lập. Vợ hai Cả Trọng có tên bà Hai Lạc quê Nhã Nam, bà sinh được một con gái là Hoàng Thị Vui lấy chồng về Dĩnh Thép, Yên Thế. Để ghi nhớ công ơn to lớn của ông, làng Đoàn Kết, xã Nhã Nam, nơi an nghỉ vĩnh hằng của ông, nhân dân đã lập đền thờ, tạc tượng, xây mộ chí, và trong một cuộc họp toàn thể dân làng ngày 25 tháng 5 năm Mậu Thìn (1988) đã quyết định suy tôn ông là: Thần Thành Hoàng làng.
ĐỀN THỜ CẢ TRỌNG.
Phía sau Đồi Phủ (Phủ Đường Huyện Yên Thế xưa) có một ngôi làng. Vào đầu
thế kỷ 19 nơi đây gồm hai trại: Trại Phúc An và Trại Ngò, với số dân khoảng một
chục hộ. Năm 1885 khi Phủ Đường Yên Thế được thành lập, cũng là năm bà con ta
từ các tỉnh miền xuôi lên đây làm ăn sinh sống. Nơi
đây có tới mười bẩy dòng họ mà bà con đã ghi lại thành mấy câu văn vần: “Mười bẩy dòng họ trong làng / Nguyễn, Trần, Đỗ, Vũ, Thân, Hoàng, Lê, Trương / Phạm, Bùi, Phùng, Lý, Tô, Dương / Mai, Đoàn, cùng với họ Lương một nhà”. Cuối năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công, hai trại Phúc An và Ngò hợp nhất và đổi tên thành Làng Đoàn Kết, thuộc xã Nhã nam, huyện Yên Thế (nay là Tân Yên, Bắc Giang). Ở giữa làng Đoàn Kết trước đây có một đồi cây dẻ, các cụ già truyền lại rằng: vào những năm 1911, 1912 ở phía nam khu đồi Dẻ xuất hiện một ngôi miếu thờ. Miếu được làm bằng tranh tre nứa lá. Cụ Tùng Ân, khi đó là người làm thuê cho bà Hai Lạc, cứ mồng một đầu tháng, được giao làm một công việc mang lễ vật ra miếu làm lễ. Mãi sau này cụ Tùng Ân mới biết khi cả Trọng bị thương nặng, nghĩa quân đem về rừng Phe chữa trị, nhưng vì vết thương quá nặng, ông đã ra đi. Viên tri phủ Yên Thế bấy giờ là Nguyễn Đình Lô biết tin Cả Trọng chết, vội báo cáo với thực dân Pháp, chúng cho một đại đội Lê Dương vào rừng lấy xác. Định đem về bêu ở Nhã Nam để vừa làm nhụt ý chí nghĩa quân, vừa báo công lấy thưởng. Nhưng vì xác chết đã lâu ngày, thối rữa, chúng đã quăng vứt xác ông ngay tại đồi Dẻ. Bà Hai Lạc đã về đây, nhờ bà con chôn cất, và dựng Miếu thờ chồng. Có một câu chuyên tương truyền rằng: năm 1912 tri phủ mới là Vũ Duy Lê, có người vợ bị bệnh đau mắt rất nặng. Chữa thế nào cũng không khỏi, đi xem quẻ, thần linh báo mộng là phải làm lễ tạ miếu Gốc Dẻ thì mới khỏi vì “nơi đây có một tướng tài an nghỉ mà không vào thắp hương trình…”. Quả nhiên sau khi gia đình tri phủ làm lễ tạ thì vợ liền khỏi bệnh. Từ đó tiếng tăm linh thiêng của đền Gốc Dẻ nhanh chóng lan truyền rộng rãi, du khách thập phương nhiều nơi biết đến. Cũng từ đó, nhân dân trong làng đã tự nguyện góp công góp của, tự nguyện đi khuyên góp gần xa, tôn tạo lại đền và đặt tên là Đền Gốc Dẻ (khi đó chưa dám công khai tên đền thờ Cả Trọng).
đây có tới mười bẩy dòng họ mà bà con đã ghi lại thành mấy câu văn vần: “Mười bẩy dòng họ trong làng / Nguyễn, Trần, Đỗ, Vũ, Thân, Hoàng, Lê, Trương / Phạm, Bùi, Phùng, Lý, Tô, Dương / Mai, Đoàn, cùng với họ Lương một nhà”. Cuối năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công, hai trại Phúc An và Ngò hợp nhất và đổi tên thành Làng Đoàn Kết, thuộc xã Nhã nam, huyện Yên Thế (nay là Tân Yên, Bắc Giang). Ở giữa làng Đoàn Kết trước đây có một đồi cây dẻ, các cụ già truyền lại rằng: vào những năm 1911, 1912 ở phía nam khu đồi Dẻ xuất hiện một ngôi miếu thờ. Miếu được làm bằng tranh tre nứa lá. Cụ Tùng Ân, khi đó là người làm thuê cho bà Hai Lạc, cứ mồng một đầu tháng, được giao làm một công việc mang lễ vật ra miếu làm lễ. Mãi sau này cụ Tùng Ân mới biết khi cả Trọng bị thương nặng, nghĩa quân đem về rừng Phe chữa trị, nhưng vì vết thương quá nặng, ông đã ra đi. Viên tri phủ Yên Thế bấy giờ là Nguyễn Đình Lô biết tin Cả Trọng chết, vội báo cáo với thực dân Pháp, chúng cho một đại đội Lê Dương vào rừng lấy xác. Định đem về bêu ở Nhã Nam để vừa làm nhụt ý chí nghĩa quân, vừa báo công lấy thưởng. Nhưng vì xác chết đã lâu ngày, thối rữa, chúng đã quăng vứt xác ông ngay tại đồi Dẻ. Bà Hai Lạc đã về đây, nhờ bà con chôn cất, và dựng Miếu thờ chồng. Có một câu chuyên tương truyền rằng: năm 1912 tri phủ mới là Vũ Duy Lê, có người vợ bị bệnh đau mắt rất nặng. Chữa thế nào cũng không khỏi, đi xem quẻ, thần linh báo mộng là phải làm lễ tạ miếu Gốc Dẻ thì mới khỏi vì “nơi đây có một tướng tài an nghỉ mà không vào thắp hương trình…”. Quả nhiên sau khi gia đình tri phủ làm lễ tạ thì vợ liền khỏi bệnh. Từ đó tiếng tăm linh thiêng của đền Gốc Dẻ nhanh chóng lan truyền rộng rãi, du khách thập phương nhiều nơi biết đến. Cũng từ đó, nhân dân trong làng đã tự nguyện góp công góp của, tự nguyện đi khuyên góp gần xa, tôn tạo lại đền và đặt tên là Đền Gốc Dẻ (khi đó chưa dám công khai tên đền thờ Cả Trọng).
MỘT SỐ NGHĨA QUÂN CỦA ĐỀ THÁM
BỊ GIẶC BẮT GÔNG CÙM- 1908
MỘT SỐ NGHĨA QUÂN - NGƯỜI ANH HÙNG
BỊ GIẶC TRẢM (17- 11- 1908)
Tới năm 1935-1936 ngôi đền Gốc Dẻ đã được tôn tạo khang trang. Bà con
trong vùng, khách thập phương thường xuyên thăm viếng hành lễ. Bắt đầu có thông
lệ cứ 14-15 tháng giêng âm lịch, nhân dân trong làng cùng bà con khu vực lại tổ
chức lễ hội. Có các trò chơi dân gian: chọi gà, đánh vật, trồng cây đu, cờ
tướng, đập niêu…rất vui vẻ. Đặc biệt từ năm 1988 đến nay, khu vực đền Gốc Dẻ đã
được tôn tạo rất khang trang tố hảo, trở thành một quần thể văn hoá tâm linh
tín ngưỡng của khu vực. Quần thể được toạ lạc trên một khuôn viên rộng chừng
500m2. Bao gồm: 3 gian thờ Thành Hoàng Làng (Cả Trọng), nối với 3 gian là hậu
cung thờ Đức Ông và Phật Bà nghìn mắt nghìn tay. Bên phải là khu mộ Hoàng Đức
Trọng, tiếp đến là cung thờ Tam Toà Thánh Mẫu, lầu Cô, lầu Cậu. Riêng nhà thờ
Bác Hồ có 2 gian đổ mái bằng, bên trong có tượng Bác, đồ thờ và các hiện vật
khen thưởng cúa làng, của chi bộ, cùng các vật phẩm lưu niệm của dân làng. Ba
gian đền thờ chính, mặt trước, phía trên đỉnh có đắp bộ lưỡng long chầu nguyệt,
dưới đề 3 chữ đại tự: “Hoàng Trọng Từ” tức đền thờ Hoàng Đức Trọng. Có hai đôi
câu đối, đôi thứ nhất ca ngợi sự “tận hiếu tận trung, hành nhân hành thiện” của
Ngài: “Tận hiếu tận trung, sử sách lưu danh thiên vạn cổ / Hành nhân hành
nghĩa, dân gian truyền tụng vĩnh trường xuân”.Và đôi câu đói thứ hai nói về
việc “cảm kích tiền nhân, tri ân liệt sỹ…” nhân dân làng Đoàn kết xây dựng đền
thờ: “Cảm kích tiền nhân, nam nữ lão nhi cộng lực cộng tài, thành chính quả /
Tri ân liệt sĩ, hương thôn Đoàn Kết đồng tâm đồng ý, trợ Từ Đường”. Trong Đền,
chính giữa là bức hoành phi đề rõ: Hoàng Đức Trọng, và đôi câu đối ca ngợi
ngài: “Trọng đức chiêu hiền, dũng mãnh kiên cường phù đại nghĩa / Hoàng kỳ thụ
suý, uy phong hữu hiệu, lãnh binh cơ ”. Nghĩa: “Trọng (còn có ý là Cả Trọng
là…) người đức độ hiền tài, dũng mãnh kiên cường phò nghiệp lớn / Dưới cờ
“Hoàng” (còn có ý Hoàng Đức Trọng…) được phong tướng, tỏ rõ uy phong chỉ huy
quân sự”. Chính giữa đền là tượng
Hoàng Đức Trọng uy nghi bệ vệ, có đủ các đồ thờ ngũ sự, tam sơn, lục bình… đặc biệt là bộ chiêng trống to vào loại nhất trong hàng huyện. Trong hậu cung có tượng Đức Ông rất đẹp được làm từ năm 1920. có bát hương cổ bằng đồng niên đại khoảng 3-4 trăm năm. Mộ của ngài nằm bên phải, cạnh đền thờ. Tuy không to lớn, đồ sộ, nhưng xinh sắn, trang trọng. Được xây ốp đẹp đẽ chính trên ngôi mộ cũ của ngài, mà nhân dân đã gìn giữ cả trăm năm nay. Tấm bia đá đề 5 chữ: “Hoàng Đức Trọng mộ chí”. Đằng sau là bức tường có hoạ lá cờ thêu chữ “Hoàng” và bài thơ của Tô Lân cung tác: “Hoàng kỳ thủa ấy lệnh trao tay / Yên Thế một thời lộng gió bay / Dũng tướng tung hoành nơi chiến trận / Mộ phần năm tháng ngát hương bay”. Cùng với việc tôn tạo khu đền, chính quyền và nhân dân làng Đoàn Kết đã có nhiều hình thức tổ chức rất công phu để nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá lịch sử của khu di tích. Ngay từ năm 1988 Làng đã chủ động xây dựng cả một hệ thống thiết chế để quản lý khu di tích bao gồm: Hội đồng hương chính, Ban trị sự làng, Ban cố vấn, Ban nghi lễ, Ban khánh tiết, Ban xây dựng, Ban VHXH, Ban giám sát, các Giáp các Chi...Riêng khu di tích có Ban quản lý, có thủ nhang trông giữ và hương khói. Làng đã xây dựng Hương ước, lại còn có cả một “Biên niên hương sử làng Đoàn Kết” trong đó có một chương nói nói về Sự lệ làng và lễ hội truyền thống hàng năm. Hoàng Đức Trọng, một danh tướng tuổi trẻ tài cao của nghĩa quân Yên Thế. Dù hy sinh khi mới độ tuổi ba mươi, nhưng thân thế, sự nghiệp, đức độ, tài ba của ông sống mãi, thực sự xứng đáng là một trong những người con tiêu biểu của “Trai Cầu Vồng” thượng võ. Tên tuổi ông đã được đặt cho một đường phố chính của Thị Trấn Cầu Gồ: Đường Phố Cả Trọng (từ ngã tư trung tâm đến dốc Chích Choè).
Đền Cả Trọng hay còn gọi là đền Gốc Dẻ, ngày 28/1/1989 đã được Bộ Văn Hoá nước CH XHCN VN công nhận là Di tích lịch sử văn hoá. Trong những năm gần đây, Đền Cả Trọng đã là một trong năm điểm lấy và rước lửa cho lễ hội Cầu vồng huyện Tân Yên. Ngày 10/5/ 2012 theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ, Đền thờ Cả Trọng là một trong 15 di tích cấp quốc gia nằm trong cụm di tích quốc gia đặc biệt: Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế. Trong những năm qua, quần thể văn hoá lịch sử Đền Thở Cả Trọng, không những đã đáp ứng những nhu cầu chính đáng về mặt văn hoá tâm linh tín ngưỡng cho nhân dân khu vực, không những tạo ra được một không khí lễ hội hết sức vui tươi, lành mạnh cho bà con Nhã Nam, khi tết đến xuân về, mà còn góp phần giáo dục sâu sắc đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần kiên trung bất khuất cho các thế hệ, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc./.
ĐỀN THỜ CẢ TRỌNG
Hoàng Đức Trọng uy nghi bệ vệ, có đủ các đồ thờ ngũ sự, tam sơn, lục bình… đặc biệt là bộ chiêng trống to vào loại nhất trong hàng huyện. Trong hậu cung có tượng Đức Ông rất đẹp được làm từ năm 1920. có bát hương cổ bằng đồng niên đại khoảng 3-4 trăm năm. Mộ của ngài nằm bên phải, cạnh đền thờ. Tuy không to lớn, đồ sộ, nhưng xinh sắn, trang trọng. Được xây ốp đẹp đẽ chính trên ngôi mộ cũ của ngài, mà nhân dân đã gìn giữ cả trăm năm nay. Tấm bia đá đề 5 chữ: “Hoàng Đức Trọng mộ chí”. Đằng sau là bức tường có hoạ lá cờ thêu chữ “Hoàng” và bài thơ của Tô Lân cung tác: “Hoàng kỳ thủa ấy lệnh trao tay / Yên Thế một thời lộng gió bay / Dũng tướng tung hoành nơi chiến trận / Mộ phần năm tháng ngát hương bay”. Cùng với việc tôn tạo khu đền, chính quyền và nhân dân làng Đoàn Kết đã có nhiều hình thức tổ chức rất công phu để nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá lịch sử của khu di tích. Ngay từ năm 1988 Làng đã chủ động xây dựng cả một hệ thống thiết chế để quản lý khu di tích bao gồm: Hội đồng hương chính, Ban trị sự làng, Ban cố vấn, Ban nghi lễ, Ban khánh tiết, Ban xây dựng, Ban VHXH, Ban giám sát, các Giáp các Chi...Riêng khu di tích có Ban quản lý, có thủ nhang trông giữ và hương khói. Làng đã xây dựng Hương ước, lại còn có cả một “Biên niên hương sử làng Đoàn Kết” trong đó có một chương nói nói về Sự lệ làng và lễ hội truyền thống hàng năm. Hoàng Đức Trọng, một danh tướng tuổi trẻ tài cao của nghĩa quân Yên Thế. Dù hy sinh khi mới độ tuổi ba mươi, nhưng thân thế, sự nghiệp, đức độ, tài ba của ông sống mãi, thực sự xứng đáng là một trong những người con tiêu biểu của “Trai Cầu Vồng” thượng võ. Tên tuổi ông đã được đặt cho một đường phố chính của Thị Trấn Cầu Gồ: Đường Phố Cả Trọng (từ ngã tư trung tâm đến dốc Chích Choè).
Đền Cả Trọng hay còn gọi là đền Gốc Dẻ, ngày 28/1/1989 đã được Bộ Văn Hoá nước CH XHCN VN công nhận là Di tích lịch sử văn hoá. Trong những năm gần đây, Đền Cả Trọng đã là một trong năm điểm lấy và rước lửa cho lễ hội Cầu vồng huyện Tân Yên. Ngày 10/5/ 2012 theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ, Đền thờ Cả Trọng là một trong 15 di tích cấp quốc gia nằm trong cụm di tích quốc gia đặc biệt: Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế. Trong những năm qua, quần thể văn hoá lịch sử Đền Thở Cả Trọng, không những đã đáp ứng những nhu cầu chính đáng về mặt văn hoá tâm linh tín ngưỡng cho nhân dân khu vực, không những tạo ra được một không khí lễ hội hết sức vui tươi, lành mạnh cho bà con Nhã Nam, khi tết đến xuân về, mà còn góp phần giáo dục sâu sắc đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần kiên trung bất khuất cho các thế hệ, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét