Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Thăm Mộ NỮ SĨ TƯƠNG PHỐ/ TS NGUYỄN VĂN HOA


PHẦN MỘ NỮ SĨ TƯƠNG PHỐ

Thăm Mộ

NỮ SĨ TƯƠNG PHỐ  

Ở ĐÀ LẠT  


                               TS. NGUYỄN VĂN HOA
                             (Tháp Dương- Bắc Ninh)

     Trước đó tôi đã đến Đồi Tương Sơn đường Mimôsa thăm mộ nữ sĩ Tương Phố và Ngày 11 tháng 8 năm 2010 theo sự giới thiệu của cử nhân Hán Nôm Nguyễn Huy Khuyến (Đại học Đà Lạt ) tôi đã tới 18 A Yersin thăm quan Trung tâm nội thất Mỹ Gia. Tai đây tôi đã trực tiếp gắp Giám đốc Thái Trường Trinh . Trung tâm rộng hàng trăm mét vuông sàn bày bán đồ gỗ nội thất đa dạng từ salon, bàn ghế , giường tủ ... chất lượng xếp hạng Mỹ và Châu Âu. Theo kinh nghiêm cá nhân của mình , tôi cho rằng đồ gỗ này không thua kém về chủng loại và chất lượng ở những siêu thị bán đồ gỗ nhập từ Hà Nội và Sài Gòn.
   Thế là Phố Núi và các vùng lân cận Đà Lạt , người giàu có thoả thích lựa chọn và làm mới làm sang từ phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng đọc, phòng ngủ của mình!
   Nhưng điều thú vị hơn là tôi được nhìn tận mắt, bắt tận tay chàng trai bằng xương bằng thịt, Giám độc Trung tâm này Thái Trường Trinh (sinh 1968), là một trong 10 cháu nội của nữ Sĩ Tương Phố!
   Anh năm nay 42 tuổi, từng qua Mỹ 1990, sau đó 1995 lại hồi cư về Việt Nam, trong khi đó toàn bộ gia đình đều đang ở hải ngoại.
  Như vậy dòng dõi nữ sĩ Tương Phố còn lại hai cháu nội, một là Liệt Sĩ hy sinh thời chống Mỹ và gia đình của cháu út Thái Trưòng Trinh, anh có vợ gốc Sơn Tây (Hà Nôi) , đã có một gái 14 tuổi học lớp 9 và một trai 9 tuổi học lớp 3.
   Tôi có hỏi về nữ sĩ Tương Phố, anh còn nhớ là tuy còn bé , nhưng anh vẫn nhớ Bà nội - Nữ si Tương Phố mất năm 1972, bà nội theo đạo Phật, ông nội Thái Văn Du bác sỹ tốt nghiệp bên Pháp , bố là Thái Văn Chấu kỹ sư lâm nghiệp cũng theo đạo Phật, bố có 2 vợ 10 người con, mẹ cả co 3 người con, mẹ anh có 7 người con, mẹ anh gốc Phú Thọ lại theo Thiên chúa giáo. 

  Ảnh minh họa 

Theo trí nhớ của anh thì đám tang của bà nội rất đông người đưa
tiến. Bà nội là gốc Bắc, những cũng chỉ an táng một lần , không làm thủ tục bốc mả (cải táng, thay áo mới).
 Có lẽ anh còn quá bé -út ít trong đại giá đình , nay lại bận mưu sinh trong cơ chế thị trường, vừa qua anh mở rộng ảnh hưởng của Trung tâm nội thất Mỹ Gia xuống Bảo Lộc, nhưng kết quả cũng chưa khả quan lắm! Bảo Lộc cách Đà Lạt gần 100 km, nhưng cách Sài Gon có hơn 200 km, khách hàng Bảo Lộc như vậy lại có 2 lựa chọn! Kinh doanh bon chen " thị phần" trong nền kinh tế hậu WTO thật ác nghiệt! Anh còn lo cho tương lai du hoc của hai con mình! Vừa kinh doanh lại thay mặt gia đình ở hải ngoại chăm sóc phần mộ của bà nội như vậy cũng là đáng khen lắm rôi!
   Tôi nhớ lại hôm đi thăm mộ nữ sĩ Tương Phố . Đại khái từ Hồ Xuân Hương theo lối chùa Tàu xuống đưòng Mimôsa qua bệnh viện Hoàn Mỹ, trập trùng thông, thưa thớt nhà dân, bất chợt có một đồi thông hoang vắng, có tấm biển đắp bê tông dựng bên chân Đồi Tuong Sơn ": Đồi Tương Sơn, nơi yên nghỉ cuối cùng của nữ sĩ Tương Phố.
" Từ chân đồi lên phần mộ đã có con đường xây bậc rất vững chãi, và hồm tôi đến thì tốp thợ đang thi công mở con đường bê tông cho xe ô tô lên khu mộ của Nữ si Tương Phố.
   Bên tay phải con đường là Mộ nữ sĩ Tưong Phố và bên tay trái là ngôi biệt thự với nhiều chức năng: Nhà quản trang, nhà Bảo Tàng Tương Phố!
Trông coi Khu này là cụ Nguyễn Ngọc Ninh 78 tuổi. Biết chúng tôi là độc giả yêu thơ Tương phố, cụ tiếp chúng tôi rất ân cần chu đáo, chỉ dẫn rất tỷ mỉ chi tiết từng hiện vật ở Khu Bảo tàng này!
Trước hết chúng tôi ra thắp hương ở mộ Nữ sĩ!
Ngôi mộ hình ô van dài chừng 1,2 mét, rộng khoảng 0,6 mét, trên mộ đổ đá trắng nhỏ nhỏ. Đầu mộ xây một bảng bia trang trọng.
Bảng này trình bày cân đối nghệ thuật cao.
Trên cùng chính giữa là ảnh Nữ sĩ ngồi trên ghế, trông phảng phất như nữ sinh Hà Nội thời xưa. 

NHÀ LƯU NIỆM VỀ NS TƯƠNG PHỐ
BÊN MỘ Ở TƯƠNG SƠN
Dưới ảnh thấy ghi:
Nơi an nghỉ cụ bà Bác sĩ Thái Văn Du,
nhũ danh Đỗ Thị Đàm
Sinh ngày 14-7-1900
Nguyên quán: Hưng Yên
Tạ thế 8-1-1973 ( 14-10 Quý Sửu tại Đà Lạt)
Hưởng thọ 74 tuổi
Tác phẩm chính
- Giọt lệ thu 1915-1923
- Mưa gió Sông Tương 1915-1949
- Trúc mai 1970
Con cháu đồng phụng lập
Và tấm Bảng này còn trích ghi bài thơ của Tương Phố:

Giot lệ thu

Trời thu ảm đạm một màu
Giọt thu hiu hắt thêm sầu lòng em
Trăng thu bóng ngả bên thềm
Tình thu ai để duyên em bẽ bàng

 
Và khắc ghi bài thơ của con trai Thái Văn Châu
Kính tặng Mẹ
Lệ ai nhuốm đỏ rừng bàng
bến Tương vắng lạnh phũ phàng hơi thu.  


Bảng này con ghi lại một đôi câu đối của cháu nội Thái Dương Minh

Tương giang ước mộng tình dang dở
Phố núi nguyệt cầm duyên tái lai 


Qua tấm Bảng bia mộ, chúng ta có thể cảm nhận đựoc tình cảm vô cùng trân trọng chu đáo của con cháu đối với Nữ sĩ!

   Là độc giả tôi ghi vao sổ Luu but khu Bao tang cảm ơn gia đình này.
Mộ nằm dưới rừng thông và nhìn ra xung quanh bát ngát thông!
   Vào nhà Bảo tàng , tôi thấy nhiều tư liệu quý được đặt trên bàn thờ vợ chồng Nữ sĩ và nhiêu ảnh quý về Nữ sĩ với gia đình và đồng nghiệp !
   Ví dụ ảnh của Nữ sĩ với Thanh Lãng - chủ tich hội Văn But Sài Gòn, ảnh Nữ si với vợ chồng nhà thơ Đông Hồ Mộng Tuyết bên hồ Gươm, Tháp Rùa, bên chùa Một Cột và một số ảnh Nữ sĩ quây quần bên con cháu ở Nha Trang năm 1955 , 1957.
   Điều rất cảm động là ông Nguyễn Ngọc Ninh cho tôi xem các tác phẩm của Nữ sĩ in ấn ở Sài Gon trứoc 1975 và sau 1975.
   Tự tra cứu Thư tich thư viện cá nhân của tôi cũng có liên quan đến nữ sĩ Tương Phố khi làm sách.
   Năm 1996 tôi (cùng TS Nguyễn Ngọc Thiện Viện Văn Hoc Hà Nội) có làm cuốn Tuyển Tập Văn xuôi Việt nam và Thế giới, Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội. Cuốn sách " công cụ " này đi sâu vào thể loại thơ " văn xuôi ", tạm hiều thể loại giao thoa của Thơ và Văn xuối. Loại hình thơ "lạ". Chúng tôi giải quyết triệt để về mặt lý luận và tuyển chọn tinh lọc các tác phẩm trong nước và tác giả tiêu biểu trên thế giới! Nó là Cẩm nang cho các thày giáo dậy văn, độc giả yêu thơ Văn xuôi!
   Chúng tôi đã tuyển chọn "Giọt lệ thu" vào Tuyển tập này ! Tác phẩm khá dài suốt từ trang 58-59-60-61!
   Năm ấy tôi đều gửi sách biếu cho các tác giả có bài, nhưng vì thiếu thông tin của gia đình nư si Tương Phố! 

  Dã quỳ Đà Lạt

   Qua thư tich truy tìm ở Thư Viện Quốc Gia Hà Nội khi ấy chúng tôi có ghi lại trang 61 cuốn sách này đại ý" Nữ sĩ gặp chồng Thái Văn Du khi 17 tuổi, con trai Thái Văn Châu đẻ đựoc 6 ngày thì ông Thái văn Du sang Pháp 1916, phục vụ trong bệnh viện chăm sóc thương binh( Thế chiến 1), sau đó vừa học vừa làm , nhận bằng Bác sỹ thuộc địa, bị bệnh phổi, về thẳng Huế, trong khi vợ và con mắc kẹt ở Hà Nội, Con trai Thái Văn Châu chưa rõ mặt cha thì Thái Văn Du mất! Đau đớn cùng cực cảnh mẹ hoá con côi, sau một năm chồng mất, có độ lùi cần thiết, nỗi đau đớn tận cùng vào năm 1923 Nữ si đã ghi lại cảm xúc chân thật nhất về sự tổn thất này trong tác phẩm Giọt lệ thu!
Ca nhân tôi cho rằng đây là bài thơ "văn xuôi ' vào bậc hay nhất trong kho tàng thơ " văn xuôi VN"! Cháu nội nhà thơ Giọt lệ Thu rất cảm động, không ngờ thơ bà nội của mình cũng đựoc các độc giả Hà Nội vô cùng trân trọng và còn được đưa vào cuốn sách " công cụ " hữu ích như vậy!
   Chia tay Thái Trường Trinh, tôi chỉ mong Trung tâm nội thất Mỹ Gia làm ăn phát đạt, để gia đình này yên tâm ở lại Đà Lạt Việt Nam. Tôi có nói với Thái Truừng Trinh nên mời hoạ sĩ Phạm Văn Hạng (người đã có tượng Yersin ở Quảng Trường Đà Lạt) tạc một tượng nữ sĩ Tương Phố đặt ở Bảo tàng Tương Sơn bên mộ nữ sĩ.
Tôi cũng đã thông báo ý định này với hoạ sĩ Phạm văn Hạng!
Hy vọng hai bên sớm gặp nhau!
    Thái Trường Trinh hoan hỉ tiếp thu lời khuyên của tôi và nói sẽ thỉnh thị ý kiến Đại gia đỉnh ở bên Mỹ!
  Sau khi gặp Thái Trường Trinh, tôi đã sao chụp lại từ Tuyển tập trên những phần có liên quan đến Giọt lệ thu của Nữ sĩ Tưong Phố để gửi cho bảo tàng Tương Phố ở Đồi Tương Sơn Da Lat!
   Nơi yên nghỉ của Nữ sĩ Tương Phố nơi rừng thông hoang sơ sẽ mãi là địa chỉ văn hoá của những độc giả yêu thơ Việt Nam !


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét