Nhà thơ Hoàng Gia Cương quê Quảng Bình, định cư tại Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Đã xuất bản các tập thơ: Lặng lẽ thời gian - NXB Thanh niên -1997;Lắng đọng - NXB Hội Nhà văn- 2001; Trong cõi vô biên - NXB Hội Nhà văn - 2005; Trải nghiệm với thời gian - NXB Hội Nhà văn - 2010...Có thơ trong nhiều tuyển thơ quốc gia.
NT HOÀNG GIA CƯƠNG
PHỐ CỤT
Đoạn này phố cụt, không tên
Một bên nhà nguyện
Một bên nhà chùa
Tiếng chuông gióng tự tinh mơ
Đều đều tiếng mõ cả trưa lẫn chiều
Mặt đường mưa nắng xiêu điêu
Kẻ cầu Đức Phật
Người kêu Chúa Trời
Vô thần, tôi tự trách tôi
Đọc “Tư bản luận” một đời chưa thông!
Đường cong mãi vẫn hoàn cong
Long đong đâu chỉ long đong kiếp mình?
Rì rầm phía ấy cầu kinh
Phía kia khấn Phật
Lặng thinh phía này!
Gió nồm rồi gió heo may
Lạc vào phố cụt
Bụi bay mù trời !
Nguyên tiêu Kỹ Mão
Lời bình
của nhà thơ
TRINH ĐƯỜNG
(Tạp chí Nhật Lệ tháng 9/1999)
Bài thơ có ba đối tượng: tín đồ Phật giáo, con chiên và tôi là
tác giả học mãi vẫn chưa sao hiểu hết nghĩa lý sâu xa của Tư bản luận. Ở đời ai nghèo hèn cũng muốn mở mày mở mặt, ai
giàu sang rồi cũng muốn giàu sang hơn, lại còn mưa nắng thất thường, đời nhiều bất trắc. Bên những phố cụt, ngõ cụt ngoài đời, lại còn có những phố cụt, ngõ cụt trong lòng không sao có lối ra... Chính vì vậy mà tuyệt đại đa số người trong xã hội, ngoài sự cố gắng bản thân, đều thấy cần thiết phải cầu thánh, cầu thần, cầu Phật, cầu Chúa trời...
giàu sang rồi cũng muốn giàu sang hơn, lại còn mưa nắng thất thường, đời nhiều bất trắc. Bên những phố cụt, ngõ cụt ngoài đời, lại còn có những phố cụt, ngõ cụt trong lòng không sao có lối ra... Chính vì vậy mà tuyệt đại đa số người trong xã hội, ngoài sự cố gắng bản thân, đều thấy cần thiết phải cầu thánh, cầu thần, cầu Phật, cầu Chúa trời...
Hiện nay hạnh phúc đã đến với bao người nhưng số đông vẫn loay
hoay trong ngõ cụt chưa sao ra thoát được. Bài thơ đề cập đến số
người này, một đối tượng xã hội ở nhà không mái, ăn bát không cơm, có sống mà chưa khai
thông được ngõ cụt... Bức tranh vốn dĩ là trang giấy hay tấm voan trắng mà nhà hoạ sĩ
thể hiện lên đó ý đồ nghệ thuật qua hình khối, đường nét và màu sắc. Bài thơ
cũng vậy. Không tìm đâu ra một sự vật hoàn chỉnh nếu không lắp ghép các hiện tượng
từ nhiều nơi chốn, từ nhiều thời và hoàn toàn có quyền cho luồng điện dương gặp luồng
điện âm để có một tiếng sét phá vỡ sự im ắng và tăm tối của trời đêm./.
24/4/1999
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét