CÁI HANG
LỬA
Ông Phật Ấn là bạn
thân của ông Tô Đông Pha, khi trò chuyện hai ông thường đùa bỡn cợt với nhau.
Đông Pha có 7 người thiếp. Một hôm, Phật Ấn đùa bảo Đông Pha rằng : “Sao bác
lấy nhiều thiếp thế? Bác có chịu bằng lòng tặng tôi được cô thiếp thứ bảy
không?:” Đông Pha cười nói : “Sao lại không được?”. Rồi Đông Pha về nhà đem
chuyện nói với người thiếp. Người thiếp thưa : “Đó là câu chuyện nói đùa với
nhau chứ gì? Đông Pha nói : “ Ta đã hứa cho, thì không
nên sai lời. Bây giờ nàng cứ xem ra thế nào?” Chập tối, Đông Pha cho xe đưa
thiếp đến. Phật Ấn đón người thiếp cho vào nằm trong buồng, rồi bỏ màn xuống.
Trước buồng đã đặt sẵn bảy cái hoả lò, cái nào cũng đầy than đỏ rực. Ông bước qua từng cái một, bước qua hết một lượt, rồi lại bước lại, cứ thế suốt đêm.
Đến sáng ông cho xe đưa người thiếp về trả. Người thiếp về kể lại đầu đuôi câu chuyện. Đông Pha chợt nghĩ ra, nói rằng: “Bẩy cái hoả lò là chỉ vào 7 người thiếp của ta, giông như bẩy cái hang lửa. Ông làm như thế, là ông có ý bảo ông, đã vượt ra được ngoài sắc dục, còn ta thì lại sa ngã đắm đuối vào đấy. Ông này muốn có ý làm cho ta tỉnh ngộ chăng?”
Trước buồng đã đặt sẵn bảy cái hoả lò, cái nào cũng đầy than đỏ rực. Ông bước qua từng cái một, bước qua hết một lượt, rồi lại bước lại, cứ thế suốt đêm.
Đến sáng ông cho xe đưa người thiếp về trả. Người thiếp về kể lại đầu đuôi câu chuyện. Đông Pha chợt nghĩ ra, nói rằng: “Bẩy cái hoả lò là chỉ vào 7 người thiếp của ta, giông như bẩy cái hang lửa. Ông làm như thế, là ông có ý bảo ông, đã vượt ra được ngoài sắc dục, còn ta thì lại sa ngã đắm đuối vào đấy. Ông này muốn có ý làm cho ta tỉnh ngộ chăng?”
Học trò bình: Loại có
5 thê 7 thiếp chỉ là loaị “người phong lưu”. Phong lưu thì bao giờ cũng muốn
cho được sung sướng cho thoả lòng. “Phong lưu là cạm bẫy trên đời/ Hồng nhan
đánh bả con người tài hoa”. Tô Đông Pha dại, bây giờ các Đại Gia cứ áo gấm đi
đêm, nhà hàng khách sạn ai mà biết được. Kể sao cho xiết được những kẻ vì thị
dục mà mất hết cả tính thiêng liêng màu nhiệm...
ÔNG VUA
SỢ CHẾT
SỢ CHẾT
Cảnh Công nươc Tề đi chơi núi Ngưu Sơn, trèo
lên mặt thành đứng ngắm trông rồi tràn nước mắt vừa khóc vừa nói : “Đẹp quá
chừng là nước ta! Thật là sầm uất, thịnh vượng! Thế mà nỡ nào một tuổi một già
bỏ nước này mà chết đi. Giả sử xưa nay người ta cứ sống mãi, quả nhân quyết
không nỡ bỏ nước Tề mà đi nơi khác”. Lũ Sử Không, Lương Khưu Cứ thấy vua khóc
cũng khóc và nói rằng: “Chúng tôi đội ơn vua có cơm rau mà ăn, có ngựa hèn, xe
xấu mà cưỡi, cũng còn chẳng muốn chết, huống chi là nhà vua” Một mình Án Tử đứng
bênh cạnh cười . Cảnh Công gạt nước mắt, ngoảnh lại hỏi Án Tử rằng : “ Quả nhân
hôm nay đi chơi thấy cảnh mà buồn, Không với Cứ đều theo quả nhân mà khóc, một
mình nhà ngươi cười là cớ làm sao?” Án Tử thưa: “ “Nếu người giỏi mà giữ mãi
được nước này thì Thái Công, Hoàn Công đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ được, thì Linh Công , Trang Công đã giữ mãi. Mấy vua ấy mà giữ mãi, thì vua nay chắc cũng mặc áo tơi, đội nón lá đứng ở giữa cánh đồng lo việc làm ruộng, có đâu được chỗ này đứng, còn rỗi đâu mà lo đến cái chết. Chỉ vì hết đời này đến đời kia, thay đổi mãi mới đến lượt nhà vua mà nhà vua lại than khóc thì thật bất nhân. Nay tôi thấy vua bất nhân, lại thấy bầy tôi xiểm nịnh cho nên tôi cười.
được nước này thì Thái Công, Hoàn Công đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ được, thì Linh Công , Trang Công đã giữ mãi. Mấy vua ấy mà giữ mãi, thì vua nay chắc cũng mặc áo tơi, đội nón lá đứng ở giữa cánh đồng lo việc làm ruộng, có đâu được chỗ này đứng, còn rỗi đâu mà lo đến cái chết. Chỉ vì hết đời này đến đời kia, thay đổi mãi mới đến lượt nhà vua mà nhà vua lại than khóc thì thật bất nhân. Nay tôi thấy vua bất nhân, lại thấy bầy tôi xiểm nịnh cho nên tôi cười.
Cảnh Công nghe nói lấy
làm thẹn, rót chén rượu tự phạt, rồi phạt Không, Cứ mỗi người một chén.
Học trò bình: Thảm thương thay, nước gặp phải vua ngu và
bầy tôi a dua xiểm nịnh...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét