Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

NGUYỄN KHUYẾN VỚI ... / NGUYỄN CHÍNH VIỄN

BÌA SÁCH
TÁC GIẢ NGUYỄN CHÍNH VIỄN 

TG Nguyễn Chính Viễn, quê Phú Cường, Ba Vì, Hà Nội, định cư tại Uông Bí, hội viên Hội VHNT TP Uông Bí, Quảng Ninh, vừa xuất bản tập sách Mối tình muộn- Truyện ký, Bình luận, Giai thoại văn học (sưu tầm). ĐTM giới thiệu giai thoại THÂM THÚY VĂN CHƯƠNG viết về Nguyễn Khuyến, trong sách.  

NGUYỄN KHUYẾN VỚI
CHU MẠNH TRINH

   Đầu thế kỷ XX ở xứ Bắc Hà có hai người nổi tiếng hay chữ, tài thơ. Đó là cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và cụ Chu Mạnh Trinh. Năm Ất Tỵ (1905) Tỉnh Hưng Yên có tổ chức một cuộc thi thơ vịnh Kiều. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ được mời ra làm chủ khảo. Kết quả cụ Chu Mạnh Trinh chiếm giải nhất với cả tập Thơ Đường vịnh các nhân vật trong Truyện Kiều. Nhưng khi đọc bài vịnh nhân vật Sở Khanh của cụ Chu Mạnh Trinh, quan Chủ khảo thấy hai câu không được vừa ý. Đó là hai câu :
       Làng nho ngưòi cũng coi ra vẻ
       Bợm xỏ ai ngờ mắc đến bay.
“Làng nho” đối với “Bợm xỏ” có vẻ khinh miệt người học chữ Thánh hiền.
Cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã hạ bút phê :
        Rằng hay thì thật là hay
       “Nho” đối với “xỏ”, lão này không ưa”.
   Sự việc đến tai cụ Chu, cụ Chu tỏ không hài lòng có trách: Bạn bè với nhau mà nỡ hạ bút phê nhau thế. Năm cụ Chu Mạnh Trinh được bổ làm Án sát tỉnh Hà Nam, tỉnh cụ Tam nguyên Yên Đổ. Cụ Chu mua một chậu Hoa Trà rất đẹp đem tặng quan chủ khảo cũ để tỏ lòng mến mộ và biết ơn. Thâm ý của cụ Chu là : Hoa Trà đẹp thì đẹp thật nhưng hữu sắc vô hương. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ mắt loà làm gì nhìn được sắc đẹp của hoa, muốn thưởng thức chỉ còn cách ngửi hương vị của hoa, nhưng ác thay hoa Trà làm gì có hương!

 NGUYỄN KHUYẾN 
(1835- 1909)
   Biết cụ Chu chơi khăm mình, cụ Nguyễn bèn làm một bài thơ chữ Hán để đáp lại tấm thịnh tình của quan Án. Bài thơ chữ Hán được dich ra như sau :

Tết đến người cho một chậu Trà
Đương say, ta chẳng biết là hoa
Da mồi tóc bạc ta già nhỉ
Áo tía, đai vàng, bác đó a?
Mưa nhỏ cũng kinh phường xỏ lá
Gió to luống sợ lúc rơi già
Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi
Đếch thấy hơi hương, một tiếng khà.
   Bài thơ cảm ơn quan mà xỏ lại quan qua các từ ngữ có nhiều ý nghĩa thầm kin. Đặc biệt hai câu luận ( 5-6 ) dich từ hai câu chữ Hán:
Tầm thường tế vũ kinh xuyên diệp
Tiêu sắc thời phong khủng lạc già
   Dịch nghĩa là : Vẫn kinh sợ mưa gió nhỏ tầm thường vì nó có thể đâm xuyên qua lá. Lại lo gió bấc thổi mạnh làm rụng lá già” Hai chữ “xuyên lá” dịch thành “xỏ lá qua hay! Vì “xuyên” cũng như “xỏ” nhưng ghép với “lá” thành hai chữ “xỏ lá”, ám chỉ cụ Chu là kẻ tiểu nhân.

DI ẢNH CHU MẠNH TRINH  

   Thơ Đường vốn “ý tại ngôn ngoai”, nhất là Thơ Đường bằng chữ Hán, vốn quá nhiều đồng âm, dị nghĩa, xúc tích. Người ta bảo khi cụ Chu nhận được bài thơ đã phải nhiều đêm khó ngủ.
 

NGUYỄN KHUYẾN
DẠY CON

 Cụ Tam Nguyên Yên Đổ là một người cha mẫu mực, một vị quan thanh liêm,liêm khiết, rất gần gũi chan hoà với mọi người dân và rất ghét thói hách dịch, tham lm cửa quyền. Khi người con trai của ông là Nguyễn Hoan làm qua Tri Phủ, ông đã làm thơ dặn dò :
Thuyền chèo bể hoạn lòng nên nhẹ
Lợi bén hơi đồng mắt chớ tham
   Một lần Nguyễn Hoan về thăm bố vợ ở làng Vĩnh Trụ huyên Thanh Liêm, không thấy Hương lý dân làng ra nghênh tiếp. Nguyễn Hoan liền sai lính gọi lý trưởng đến để cảnh cáo và đánh cho mấy hèo. Cách một tháng sau, Nguyễn Hoan về quê thăm gia đình. Hương lý dân làng tề tựu để nghênh tiếp. Cụ cũng khăn áo chỉnh tề ra chào. Cụ bước đến gần “võng”, Nguyễn Hoan vội vàng xuống : “Thưa cha, sao cha lại làm vậy, con...”Cụ đã ngắt lời : “ Tôi tuy rằng nhưng vẫn là dân của làng, nếu không ra chào, sợ bị đòn như lý trưởng làng Vĩnh Trụ...” Nguyễn Hoan sụp lạy: “Con đã biết sai rồi, đã không làm theo lời cha dạy là phải biết thương dân, không được hách dịch với dân...từ nay con xin chừa, không thế nữa...”


2 nhận xét: