Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

ĐẠO THƠ HAY KHÔNG ĐẠO THƠ? * *


ĐẠO THƠ
HAY
KHÔNG ĐẠO THƠ?
 (Tiếp & Hết) 


Cô giáo Nguyễn Thị Bích Nhàn
(Dạy văn ở Sông Hinh, Phú Yên)

Tôi không nhất trí với ý kiến của nhà thơ Nguyễn Thị Mai cho rằng hai bài thơ này trùng ý và cùng một đề tài. Thực ra , hai bài  này có hai đề tài khác hẳn nhau.  Chỉ ở bài “Chia tay miến đèo cao” (CTMĐC) mới có sự rung động với thiên nhiên, mới run rẩy… như chị viết.
Tôi nghĩ bài thơ ‘Uống rượu ở Tam Đảo”URƠTĐ” không phải viết về đề tài miền núi... Tác giả viết về đề tài Văn nghệ sĩ thì đúng hơn. Bởi đọc lên ta thấy những văn nghệ sĩ uống rượu với nhau, đọc thơ, khoe thơ với nhau. Giới văn nghệ sĩ vốn hay “bốc giời”. Với họ thì quả là có khi trời còn thấp hơn... Cáí tứ “ tất cả chúng ta đều phải đi xuống dốc” khác với tứ “thấy mình xuống dốc” ở bài CTMĐC...Tất nhiên, tôi đồng ý với nhà thơ Nguyễn Thị Mai ở những điều còn lại.  Và quả thực, nếu ai cho đây là đạo thơ thì thật là kỳ quặc.


Nhà thơ Đoàn Thị Tảo
(Đồ Sơn - Hải Phòng)


 Tôi cho rằng mỗi bài thơ là một tâm trang riêng, cảm xúc riêng .
Họ chỉ có chung một cái DỐC mà hầu như những câu, những chữ trong đó đều phản ánh góc nhìn của từng người  khác nhau. Tóm lại : đây không có chuyện ai đạo của ai mà cái DỐC ở đời này  nó muôn hình vạn trạng, nó biến thiên theo sự  nhìn của từng người...  Theo tôi hai bài thơ trên đều có nét hay riêng của nó, làm rung động lòng người đọc, không nên săm soi vội vàng quy kết làm nó mất đi sự thiêng liêng của thơ...  



   Nhà thơ Lâm Xuân Vi

  (Hv Hội Nhà văn Việt Nam)

  Với tôi thì 2 bài thơ này khác nhau cả về ý, và tứ. Nếu có giống nhau chăng là ở cái hơi hướng núi rừng và 2 từ “xuống dốc”, mà “ xuống dốc” mỗi bài cũng mang một ý nghĩa khác.
... Hai từ “xuống dốc” ở 2 bài thơ cũng có nghĩa thật khác nhau:
Trong bài Chia tay miền đèo cao, xuống dốc của Trịnh Kim Hiền là những gì hẫng hụt, thiệt thòi, tiếc nuối chừng cái tình và cảnh trong cảm xúc cũng bị vơi đi làm nên sự ám ảnh
Trong bài Uống rượu ở Tam Đảo, thì xuống dốc của Quang Đại là xuống núi bằng con đường thực, mọi viển vông phách lối phải về với giá trị thực vốn có, không thể văng mạng, bay bổng bằng những lời có cánh như “rượu nói” bữa nào. Đó là cái kết làm bật dậy ý tứ của bài thơ... Như thế có khác chi vầng trăng có từ vạn cổ, cũng giống nhau ở sự ngắm trăng, nhưng ở thi tứ thì mỗi thi nhân mỗi thời mỗi khác.


      Nhà văn Phạm Thuận Thành      
 (Thuận Thành- Bắc Ninh)
 
GIỐNG MỘT KHÁC MƯỜI
... Rõ ràng tứ thơ khác nhau, ý thơ triển khai khác nhau. Và đó là khác nhau cơ bản để không thể “đạo” được. Tuy nhiên, vì là bạn thân thì khó tránh khỏi bị ảnh hưởng nhau, mà ở đây Quang Đại bị ảnh hưởng từ Trịnh Kim Hiền. Bài thơ ấn tượng của Trịnh Kim Hiền đã là chất xúc tác, là mũi kim nhọn chọc thủng bầu cảm xúc căng đầy của Quang Đại để viết nên bài thơ của mình... 
         
                                
Ý kiến của ngài James Bird
(Tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội)

... Chúng tôi không phải nhà thơ. Không hiểu vì sao có nhà thơ, trong đó cả tác giả Trịnh Kim Hiền cũng lại cho là trùng tứ? Nếu theo như chúng tôi hiểu thì không có sự trùng tứ ở đây.
- Hai bài thơ đều rất hay. Điều này khiến chúng tôi bàn luận khá nhiều. Bài thơ CHIA TAY MIỀN ĐÈO CAO với mạch thơ êm ả, khẽ khàng…nội dung đưa ra và tứ thơ tưởng như rất bình thường, không có gì gọi là phát hiện lớn lao, cảm như không, vậy mà càng nghĩ càng thấy sâu lắng.
 Bài thơ UỐNG RƯỢU Ở TAM ĐẢO với một bút pháp hoàn toàn ngược lại. Đó là những câu thơ băm bổ, gây ấn tượng tức thì và mạnh mẽ, sâu sắc, đưa ra một cái tứ có tính phát hiện.

...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét