Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

ĐẠO THƠ HAY KHÔNG ĐẠO THƠ? *






ĐẠO THƠ
HAY
KHÔNG ĐẠO THƠ?
 Mời bạn 
               đọc hai bài thơ sau:


              CHIA TAY
MIỀN ĐÈO CAO

               Trịnh Kim Hiền

Chia tay miền đèo cao
Không ra buồn không ra vui không ra bịn rịn
Tâm trí xoay tròn gió ở thung

Chia tay miền đèo cao
Trắng bừng mây đầu núi
Không ngẹn ngào không bối rối
Thấy mình già vùn vụt trước thiên nhiên


Chia tay miền đèo cao
Em tặng ta chiếc túi thổ cẩm
Chiếc túi để ta đựng những nợ nần
Già làng đưa tiễn bắt tay ta một lần
Cỏ cây suốt đường bắt tay ta mãi

Chia tay miền đèo cao
Xa dần tiếng mõ trâu lốc cốc
Chia tay miền đèo cao
Thấy mình xuống dốc.



UỐNG RƯỢU
Ở TAM ĐẢO

           Quang Đại

Không nhìn thấy nhau
Chỉ nhìn thấy chai
Cổ chai cao hơn đỉnh núi

Ta nâng ly
Cụng vào mây trắng
Cụng vào hư ảo


Đổ lỗi cho sương mù
Ta gắp nhầm những ý tưởng của nhau

               Ta nhai đi nhai lại những xáo mòn thế kỷ
Biến mình thành những chú bò mộng mị
Lơ ngơ đội nón sương mù

Ta đọc nhau nghe những câu thơ thượng dốc
Ta khoe nhau những tứ thơ chạm trời

Nhưng chỉ lát nữa thôi
Về lại với cuộc đời
           nơi quang đãng dưới kia

Thì tất cả chúng ta
Ai cũng phải đi
            xuống dốc.

ĐTM TÓM LƯỢC

* Bài thơ “Uống rượu ở Tam Đảo” của Quang Đại Viết ở nhà sáng tác Tam Đảo tháng 10/2010. Đăng ở báo Văn Nghệ số 24, ra ngày 16 - 17/6/2012.
* Bài thơ “Chia tay miền đèo cao” của Trịnh Kim Hiền, theo tác giả cho biết là đã sáng tác cách đây 7 năm. Mới giới thiệu lần đầu trong tập thơ “Yêu như nút lạt” NXB Văn hóa dân tộc- 2011.


Trịnh Kim Hiền
cho rằng hai bài thơ này có trùng tứ.
Quang Đại
lại cho rằng hai bài có tứ khác nhau.



Ý KIẾN CỦA CÁC NHÀ THƠ, BẠN THƠ:
(Trích)

Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
         (Hv Hội Nhà văn Việt Nam)

...
Giống nhau ư? chỉ về đề tài thôi. Cái đề tài về miền núi thì rộng mênh mông vô vàn, ai mà chẳng có. Nếu nói giống nhau về tứ thì cũng chẳng sai vì đó là tâm sự của cuộc chia tay với núi rừng (với tuổi tác cuộc đời)... ai mà chẳng có tâm trạng ấy khi gặp hoàn cảnh ấy. Tôi cũng không cho rằng hai vị lấy câu "xuống dốc" của nhau vì câu này nhiều người nói rồi.
Tóm lại là hai bài thơ rất hay, cùng một chủ đề, cùng tâm trạng nhưng hai giọng điệu, hai cái nhìn, hai cách cảm và viết khác nhau...  


(CÒN NỮA) 

Nguồn:Sông Lục


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét