Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

NĂM BÀI THƠ VỀ MÙA THU/ DUY PHI





Tam Đảo


        DUY PHI


TIẾC      

Tiếc không biết độ mai đào
Gặp nhau, mái tóc
                              đã dàu khói thu
Tần ngần lần lá su su
Tâm giao
           mấy chén sương mù đầy vơi.
                                                            Tam Đảo 2008





DUY PHI/ TAM ĐẢO - 2008
(Ảnh Đ.T.H)






THU   

Thu về bên mộ Nguyễn Du
Xót xa nhớ mộ Đạm xưa cỏ vàng
Nghiêng mình dâng một nén nhang
Ơn người kiếp trước
                         thắp sang kiếp này.



THU NHỚ 

Thả một lá vàng ngang trước mặt
Gọi ta về mùa hoa sữa mơ màng
Gió se lạnh, mỗi làn thu mỗi nhớ
Bồn chồn lặng ngắm nắng thu sang.

Ôi nhớ lắm ngày nào thu hà nội
Đầu cửa ô hoa sữa trao hương
Nhành hoa ấy đã mấy tàn mấy nở
Trái tim ai sợi thu đến còn vương? 

Lại mơ đến một thu xa ngái
Lá vàng bay, gió động không ngờ
Nhớ Hồ Tây chòm râu nào phơ phất   
Đăm đăm một sóng ngóng thu xưa… 










NGẮM SAO
         
                     Một đêm thu 

ngửa mặt, trời sao còn đó
một ông sao sáng... , đếm hoài
sông Ngân mực nước thấp kỷ lục
sao Gầu Sòng, sao Gầu Giai...

sao Thần Nông đang mùa gặt hái
rầy bọ nhiều, thất bát chăng?
chòm Bắc Đẩu giữa đám mây bia bọt
sao Chổi dài, quét ngược cầu thang?

có đêm chợt nhớ nàng - Vệ Nữ
bệnh hiểm nghèo có đến Làng Sao
gặp lấp lánh, tra tìm
ảo ảnh
ánh sáng còn
Hố Đen nuốt từ lâu...







HOA CỎ Ở TAM ĐẢO 




THU XA LÝ

qua Tà Cang sang Khe Luồng
lại vượt ngầm đến nguồn hương Suối Ngà
những nghe Xa Lý là xa
nắm tay nhau mới biết là gần thôi

chiều thu núi lượn với trời
mía thu héo lá mà tươi trong lòng
trường thu tiếng trống điểm tùng
sân chơi, bóng mát hát cùng trẻ thơ

vẫn là gặp gỡ ngày xưa
một câu sắng cộ không bùa mà say
chim khôn ngưng hót càng hay
người khôn ánh mắt đủ lay nghiêng thành

vải thu nhú tím đầu nhành
xa thu Xa Lý trăng mình ngậm thu. 


---------
 * Xa Lý, thuộc rẻo cao Lục Ngạn, xã có nhiều người dân tộc San Chí.  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét