Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

DALAT/ QUÁCH TẤN, NGUYỄN DUY...


NT NGUYỄN DUY


Đà Lạt Đêm Sương
 
QUÁCH TẤN 
(1910- 1992) 

Bóng trăng lóng lánh mặt hồ im,
Thời khắc theo nhau lải rải chìm.
Đúng dựa non sao bờ suối ngọc,
Hồn say dìu dịu mộng êm êm.





Một luồng sương bạc bỗng từ mô
Lẻn cuốn vầng trăng cuốn mặt hồ,
Cuốn cả non sao bờ suối ngọc:
Người lơ lửng đúng giữa hư vô.

Trời đất tan ra thành thuỷ tinh
Một bàn tay ngọc đẫm hương trinh
Âm thầm mơn trớn bên đôi má
Hơi mát đê mê chạy khắp mình.


 Đà Lạt một lần trăng

NGUYỄN DUY                       


Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắng

Ngọn gió nhà ai thấp thoáng ở bên đồi

Tiếng móng ngựa gõ dòn trên dốc vắng

Nghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi.


Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏ

Ngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai người

Ta lơ đãng nhìn em lơ đãng

Siêu nước pha trà vừa ấp úng sôi.



Em biết chứ chả ai lơ đãng cả

Hòn than kia đang đỏ đến hết lòng

Mà ngọn lửa cứ giả vờ le lói

Mùi nhựa thông theo sợi khói đi vòng.

N.D
__________________






MỘT HIỆN TƯỢNG THƠ LẠ 



 Cuộc tranh luận về "Thi vân Yên Tử" của Hoàng Quang Thuận hình như đã ngã ngũ. ĐTM đưa tin, trích mấy nét đánh giá của các nhà văn: Nguyễn Hiếu, Phạm Viết Đào, Đặng Văn Sinh để bạn đọc thơ đỡ tốn công tra cứu hàng trăm bài báo:


 Nhà văn Nguyễn Hiếu:

  ..."Thôi thì thời thế đổi thay, chất thương mại đang bao phủ hầu hết mọi ngành, mọi nghề của xã hội ta thì việc các đại gia có tiền có bạc sau khi ê hề chó cảnh, ôtô, chân dài bỗng thèm một danh hiệu cao quí “hội viên hội nhà văn” như một thứ trò chơi cao sang, trí tuệ đặng trang điểm cho sự trọc phú của mình, để rồi ào ạt tràn vào cái hội cao quí này. Tuy thật đáng trách các vị đầu trò, quản lý Hội nhà văn VN thật, nhưng nói ra cũng khó (giống như tham nhũng thì luật xứ ta khó bắt tận tay day tận trán) nên bàn dân thiên hạ cũng đành chấp nhận cho qua. Ngặt nỗi, được một lại lại muốn hai. Việc ngài Viện trưởng tuổi đời chắc sắp lục tuần nhưng tuổi hội viên vừa hết tuổi tôi, tài thơ bình bình cỡ “tiếng hát quê ta”. Tệ hại hơn nữa hầu hết các bài thơ trong đó được tác giả liều lĩnh mạo nhận là thơ nhập thần của tiền nhân lại là thứ thơ“ăn cắp”(tôi không muốn dùng từ đạo )... " 


 Nhà văn Phạm Viết Đào:                


 "Hiện tượng Hoàng Quang Thuận là một hiện tượng nguy hiểm, gây thảm họa khó lường, nghiêm trọng cho xã hội, gây đảo lộn nhiều chân giá trị vì những sai lạc do hành vi của y gây ra. Vậy những hành vi của Hoàng Quang Thuận gây nguy hiểm cho xã hội theo người viết bài này không chỉ ở các yếu tố đồi bại nhãn tiền sau đây:
-Đạo văn, thơ, những công trình khoa học là một chuyện xấu nhưng ngẫm cho cùng thì sự tác hại của việc này nó cũng khu hẹp trong một lĩnh vực nào đó, thời khắc nào đó; Sự nguy hại nếu có đó là do in ra những tập thơ vô giá trị như của Hoàng Quang Thuận sẽ dẫn tới những hậu quả mấy hectar rừng bị chặt để làm bột giấy in ra chúng;
-Tìm mọi cách, mọi phương tiện để nổi danh, để nổi tiếng trong đó chắc chắn có tiền và các mối quan hệ cá nhân mà thi sĩ rởm Hoàng Quang Thuận được mặc định thừa hưởng ví như chiếc ghế Viện trưởng Viện Công nghệ-Viễn thông-Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam cùng với cái nhãn mác Giáo sư-Tiến sĩ của y để cổ súy, tâng bốc cho các giá trị ảo, rơm rác là điều lố bịch nhưng tác hại lâu dài, sâu rộng của hành vi này chắc cũng không mãi mãi;
-Mượn những tín điều, những giá trị thiêng liêng cao quý thuộc thế giới tâm linh, các giá trị đảng phái, tôn giáo để trang sức cho mình ngẫm cho cùng thì cũng chỉ được nhất thời; Trường hợp Hoàng Quang Thuận chưa tới dăm năm, kể từ tập thơ đầu tiên xuất bản năm 2008; chân tướng của y đã bị lộ tẩy, lật bài...
Ngay các sự việc y mượn cái vỏ thiền để khoác cho những bài thơ chưa sạch nước cản cũng chỉ có thể lừa mị được mấy bà nhà quê, mấy người trí thức rởm chạy theo môt thời thượng; Còn những ai có chút ít kiến thức về tôn giáo, về thiền thì chỉ cần đọc một số bài thơ của
 Hoàng Quang Thuận là nhận ra sự bịp bợm của y...


Nhà văn Đặng Văn Sinh:

           
 Thi vân Yên Tử, theo luật sư Nguyễn Minh Tâm, vốn là bạn cũ của nhà thơ Hoàng Quang Thuận, lại là tập thơ ăn cắp khá lộ liễu từ cuốn sách CHÙA YÊN TỬ, LỊCH SỬ - TRUYỀN THUYẾT DI TÍCH VÀ DANH THẮNG của tác giả Trần Trương. Trong bài viết của mình, ông Tâm đã sử dụng phép đối chiếu để chỉ ra hầu hết các bài thơ của Hoàng Quang Thuận đều có dấu vết khá rõ của sự đạo văn. Đến đây có thể khẳng định, chuyện đạo văn của Hoàng Quang Thuận là không thể chối cãi, và, gửi một tập thơ ăn cắp đi dự Giải thưởng Nobel là làm nhục quốc thể”

. Để hiểu rõ thơ Hoàng Quang Thuận, chúng tôi kính chuyển bạn đọc toàn văn tập Thi vân Yên tử để mọi người cùng thẩm định, trước hết xem có đúng là thơ hay chỉ là một tập vè ngô ngọng, sau nữa, nó có phải là "thơ thiền" hay chỉ là những câu văn vần bát nháo, gặp gì nói nấy theo kiểu "Con cóc trong hang/ con cóc nhảy ra"...



Dẫn ra tất cả các bài thơ trong 
Thi vân Yên Tử, 
Nv Đặng Văn Sinh 
lại tô đậm nét những câu 
chữ mà ông cho là ngô ngọng
ĐTM trích ra 5 bài để bạn đọc 
coi, xem có oan cho "tác giả"? ... 


 
Bạch Vân Sơn

Non cao mây trắng Bạch Vân Sơn
Kỳ Sinh đắc pháp cõi trường tồn
Bia pháp trường quan Linh Vân Tử
Giận mình hóa đá tọa Yên Sơn.
         

    Chùa Đồng

    Chùa Đồng tọa lạc đỉnh Yên Sơn
    Lô xô sóng núi gió mây vờn
    Tiên cảnh Bồng Lai nơi trần thế
    Rồng vàng ẩn hiện địa linh sơn.


Đường Tùng

Tùng, đa ôm quấn quít bên nhau
Tình yêu muôn thuở chẳng phai màu
Đường tùng cổ kính che đời mát
Trải bao sương gió vẫn bên nhau.


Chùa Bảo Sái

Mịt mù Bảo Sái quyện mây bay
Lâu rồi thầy mới trở lại đây
Gặp Thầy gặp Tổ trong mây gió
Dừng bước chùa xưa mây trong mây.

         
    Động Chùa Rồng

    Chuyện kể ngày xưa động Chùa Rồng
    Quả núi trông hình giống Kỳ Lân
    Đài sen hoa nở vua lên ngự
    Tỏa sáng hào quang Bạch Yên Vân.

       
...
* Nguồn: Trannhuong.com, 
                         Phạm Viết Đào, Đặng Văn Sinh..


         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét