Trương Kế là nhà thơ thời Thịnh Đường, quê ở Tương Châu, đỗ tiến sĩ năm Thiên Bảo (755), giữ chức Kiểm hiệu từ bộ Viên ngọai lang, Phân chưởng tài phú Hồng Châu đời vua Đại Tông (762-780). Thơ ông nhàn dật, có phong khí đại gia. Phong Kiều dạ bạc là một trong những bài thơ Đường nổi tiếng nhất, tốn biết bao giấy mực dịch và bình cho tới tận ngày nay. ĐTM giới thiệu Phong Kiều dạ bạc và ba bản dịch thơ:
PHONG KIỀU DẠ BẠC
Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiênGiang phong, ngư hỏa đối sầu miênCô Tô thành ngoại Hàn San tựBán dạ chung thanh đáo khách thuyền
TRƯƠNG KẾ
ĐÊM KHUYA
THUYỀN ĐẬU BẾN PHONG KIỀU
Trăng tà, chiếc quạ kêu sương,Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ.Thuyền ai đậu bến Cô TôNửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
TẢN ĐÀ
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơiLửa chài, cây bãi đối người nằm coCon thuyền đậu bến Cô TôNửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn
TRẦN TRỌNG KIM
ĐÊM TRĂNG Ở PHONG KIỀU
Trăng lặn, quạ kêu, sương thẫm đêm,Gió sông, đèn bãi gợi hồn chiêm.Hàn San chùa ngọai Cô Tô bếnThánh thót chuông khuya vẳng khách thuyền.
THANH HOA - 6/2004
--------------
* Trang này do Nhà thơ Thanh Hoa, Hội viên Hội Nhà văn TP HCM tổ chức.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét