SÔNG ĐUỐNG
Bên kia Quan Họ
Bên này Làng Tranh
Thuyền tôi hạ thủy
Phiêu diêu sóng duềnh
D.P
CHUYỆN QUANH
BÀI
THƠ SÔNG ĐUỐNG
Lời
bình-
TRỊNH KIM HIỀN
(Nhà
thơ)
Tôi có chú em làm công nhân khai thác than ở
Quảng Ninh. Một lần về quê ngoại, chú em đến tôi.
-
Bác biết đấy, em có để ý đến thơ bao giờ, thế mà hôm nọ em đã đọc và thuộc ngay
một bài. Bác bảo có lạ không? Cũng tại nó ngắn.
Chú thắc mắc:
-
Chỉ có thế mà lại đề Sông Đuống là
thế nào? Bác hay đọc, bác thử ní giải
cho thằng em tí chút.
-
A! Đó là bài thơ Sông Đuống của nhà thơ
Duy Phi. Kể cũng khó hiểu thật đấy. Bởi ông thi sĩ uyên thâm này còn là một nhà
nho, đã dịch bao nhiêu thơ chữ Hán, mà cái tạng thơ của ngài là vẫn hàm súc,
kiệm lời như thế.
-
Nhưng tôi vẫn ra oai:
Không!
Chú đáp tỉnh bơ. Theo em nói gì thì cứ nói toẹt ra, dễ hiểu. Văn chương các bác
bí ẩn tệ.
Tôi xúc ấm, nhẩn nha pha trà, lau bàn, rửa
cốc chén làm kế hoãn binh.Nghĩ bụng: Thôi thì hiểu sao giải thích vậy. Mang
tiếng là đọc nhiều sách, thuộc lắm mà không nói được gì thì cũng chết với nó.
Chờ cho chú ta chiêu một ngụm nước chè, rít xong một điếu thuốc, tôi mới chậm
rãi:
-
Chính nó là Sông Đuống thật đấy. Một bên là làng Tranh Đông Hồ, từ lâu đã nổi
tiếng khắp thế giới; một bên là dân ca Quan họ- cái dân ca quý phái, sang trọng
vào bậc nhất dân ca nước mình. Mà quê gốc của tác giả lại là Thuận Thành- Kinh
Bắc, nằm trong cái nôi ấy. Thế thì sông Đuống ở đây không phải là con sông
Đuống bình thường nữa. Nó là con sông văn hóa, chảy giữa hai bờ văn hóa lớn.
Và cái con thuyền vừa mới hạ thủy kia, chắc gì đã phải là thuyền, có khi nó chỉ là nghệ thuật, chính là thi nhân, nghệ sĩ. Người cầm lái con thuyền đầy sóng gió phiêu diêu ấy phải là dũng cảm, tự tin và có trách nhiệm với cuộc đời này lắm.
Và cái con thuyền vừa mới hạ thủy kia, chắc gì đã phải là thuyền, có khi nó chỉ là nghệ thuật, chính là thi nhân, nghệ sĩ. Người cầm lái con thuyền đầy sóng gió phiêu diêu ấy phải là dũng cảm, tự tin và có trách nhiệm với cuộc đời này lắm.
Chú em tôi chăm chú ngồi nghe nhưng chẳng ra
chấp nhận chẳng ra không. Bất ngờ chú nói:
-
Chắc là bác Duy Phi muốn nhắc nhở anh em là phải gắng gỏi lên. Làm nghệ thuật
là luôn luôn chấp nhận những khó khăn, thách thức, luôn luôn tự vượt lên chính
mình.
Ngừng một lát, chú nhấn mạnh:
-
Chả thế còn gì nữa. Em biết thừa!
Nói xong, chú chào tôi ra về. Còn lại một
mình, đến lượt tôi, tôi phải tiếp tục suy nghĩ...
T.K.H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét