Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

RƯỢU SUÔNG, LÃO ĐẠP XÍCH LÔ/ THƠ VŨ QUANG TẦN



VŨ QUANG TẦN 
Hv Hội Nhà văn Hà Nội 




GIAI THOẠI
Tbài thơ “RƯỢU SUÔNG”

(in trên Báo Người Hà Nội)
đến bài thơ LÃO ĐẠP XÍCH LÔ



   23 giờ. Khuya, phố vắng. Quán nước cuối phố Hàng Buồm chỉ còn chủ và một khách. Ông khách chăm chú đọc báo, thỉnh thoảng nhấp ngụm rượu suông, chiếc xích lô đỗ bên cạnh. Vũ Quang Tần, dựng xe đạp, vừa kịp ngồi vào ghế, gọi một chén nước chè nóng. Khi người kia, vỗ đánh đét vào đùi nói to:
- Thằng cha Vũ Quang Tần, có biết uống rượu không, mà viết bài thơ về rượu hay đến thế? Nếu bắt gặp hắn ở đây, phải phạt cho hắn một trận say nhoè!
   Tần giật mình, liếc sang tờ Báo Người Hà Nội trên tay vị khách, đã in chùm thơ của mình, vừa ra chiều nay, có bài thơ:



RƯỢU SUÔNG

Rượu và bầu trời
men cay chuếnh choáng ông ngồi ngất ngơ
chỉ còn mơ thực thực mơ
cuộc đời vỡ nhặt đạy hờ miệng chai
rượu suông nhắm với không ai
gật gù nhìn những mặt người trôi trôi.

   Vũ Quang Tần trấn tĩnh sự sung sướng, khi có người lạ thưởng thức thơ mình, mà chưa hề quen biết, lấy cớ để làm quen, nhưng không làm họ châng hẫng.
- Xin lỗi! Chào anh! Tôi biết “Cha” Tần, bạn rất thân nữa là khác. Thay mặt nó, xin chúc anh một chén, cảm ơn anh đã đọc!

Như hạn gặp lửa, anh ta hết ý tứ gì quen lạ, uống nhiệt thành, và như có chỗ để dốc cái bầu tâm sự, đã nén kìm trong lòng...
- Chẳng dấu gì ông anh, (vẻ thông minh, trí thức, lịch lãm không xô bồ như mấy bác xích lô “phố chợ”) Quê em ở Đông Anh, có vợ, hai con. Tham gia quân ngũ trở về, trong lúc “đổi mới tư duy – tư duy kinh tế”. Hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, chưa biết làm ăn kiểu gì, thì vợ luôn dằn vặt, đay nghiến là: Ông cụ non, vô tích sự, bất tài, ăn bám...Không chịu nổi sự xúc phạm, em liền bỏ nhà đi, mang theo một triệu ba tăm ngàn đồng, mua cái xích lô cà tàng này. Ngày ngày, lang thang đưa đón khách, cơm bụi, chén cay. Đêm, tiện đâu đỗ đấy, thả giấc mơ nhoà... để cho khuây khoả, để cho “biết mặt iêng hùng” và
cũng để... Đời em sao nó khốn khổ thế, bạn thơ ơi! Anh bảo em phải làm thế nào bây giờ?



Những lần sau gặp nhau, như đã thân thiết, cảm thông, chia sẻ. Tôi tìm lời động viên, phân giải về trách nhiệm với gia đình, con cái, lòng vị tha, và cả “trượng đàn ông” nữa. Tìm đến tận nhà, tôi động viên chị vợ, cần khéo léo, quan tâm đến anh! Rồi, anh đã về sống với gia đình, cùng vợ con êm ấm. Đã thành thân tình, tôi giúp anh số bàn ghế gỗ đơn giản, cơ động, tháo lắp tiện gọn. Anh mở kinh doanh dịch vụ đám cưới, đám tang…(khi tôi đang làm việc ở Xí nghiệp Mộc Bạch Đằng). Bước đầu ổn định, sau đó phát triển, làm ăn phát đạt trong làng, trong vùng. Tôi mừng. Cũng vì thế, có bài tặng anh:
 
LÃO ĐẠP XÍCH LÔ
                                          Một chiều nhớ bạn 

Leng keng
xích lô
tránh nào
đó đây phố sá hút vào ngõ xưa
đủ gương mặt khách đón đưa
đẫm sương vai áo sao thưa mái đầu

vợ con lão “xa” đã lâu
phận đời xô dạt chẳng đâu bến nhà
chén cay cơm bụi bữa qua
tiện đâu thả giấc mơ nhoà đêm buông
đọc báo in thơ “Rượu suông”
nhâm nhi uống cạn nỗi buồn ngây say

giữa dòng xuôi ngược dở hay
tiền thừa lão trả tận tay cho ngư
ời 
VQT
------
*Chùm thơ:Rượu suông, Tháp Rùa,
Chuyến tàu cuối cùng trong đêm
(In báo NHN số 43 ngày 24.10.1993
** Lão đạp xích lô
(In báo NHN Số: 22 ngày 27.5.2000)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét