NHÂN NGÀY 20/ 11, ĐTM GIỚI THIỆU BÀI THƠ:
DẠY HỌC Ở CÔN SƠN - DUY PHI
LỜI BÌNH: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
DẠY
HỌC
Ở
CÔN SƠN
Mở
trường trong lũng Côn Sơn
Không
dây mực cũng sim vờn tím tay
Tan
trường mây rủ cùng mây
Học
trò bay với bướm bay ngang đèo
Côn
Sơn ấm tiếng thông reo
Phong
tình sắc cỏ phong lưu gió ngàn
Suối
Côn Sơn vọng tiếng đàn
Tiếng
con cuốc cuốc thời gian đong đầy
Đêm
Côn Sơn lỏng then cài
Tấc
riêng xanh với cõi ngoài thông xanh.
D.P
Lời
bình:
Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, nhà thơ
Duy Phi may mắn là giáo viên dạy Ngữ văn ở Cộng Hoà (Côn Sơn) - Chí Linh. Ông
đã
viết nhiều bài thơ nổi tiếng hồi đó: Nông trường Bến Tắm, Mẹ nuôi, Lục Đầu Giang, Dội chiếu bóng Chí Linh... Kỷ niệm thời trai trẻ, cả nỗi buồn và niềm hạnh phúc còn bám riết tâm hồn ông suốt một đời thơ... Bài Dạy học ở Côn Sơn là sự lắng đọng, ám ảnh cùng chất ưu tư dồn nén trong 40 năm vào 10 câu thơ lục bát:
viết nhiều bài thơ nổi tiếng hồi đó: Nông trường Bến Tắm, Mẹ nuôi, Lục Đầu Giang, Dội chiếu bóng Chí Linh... Kỷ niệm thời trai trẻ, cả nỗi buồn và niềm hạnh phúc còn bám riết tâm hồn ông suốt một đời thơ... Bài Dạy học ở Côn Sơn là sự lắng đọng, ám ảnh cùng chất ưu tư dồn nén trong 40 năm vào 10 câu thơ lục bát:
Mở trường trong lũng Côn Sơn
Không dây mực cũng sim vờn tím tay
Tan trường mây rủ cùng mây
Học trò bay với bướm bay ngang đèo
Thật
là trẻ trung. Sức gợi cảm hình tượng như một đoạn phim màu tài liệu nghệ thuật.
Chỉ có con mắt người thầy, người thơ đứng ở bậc thềm lớp học lũng Côn Sơn giờ
tan học buổi chiều (vì buổi chiều thường nhiều mây) mới có được nhãn tự sống
động, tươi mát ấy.
Đến khổ hai, hơi thơ chuyển gam, bảng màu hoạ
phẩm thay sắc độ, nghiêng về tiềm thức: Côn
Sơn ấm tiếng thông reo/ Phong tình sắc cỏ phong lưu gió ngàn/ Suối Côn Sơn vọng
tiếng đàn/ Tiếng con cuốc cuốc thời gian đong đầy.
Nếu
bốn câu ở khổ một, tứ thơ khởi phát từ sự tác động của ngoại cảnh chưa ngụ gì
cả chưa có ký thác thì ở khổ hai, bộc lộ tâm trạng, đi vào chiều sâu cảm quan
chứ không còn là cảnh quan nữa. Phong
tình sắc cỏ phong lưu gió ngàn , câu thơ tiểu đối đắc địa, vừa hơi hướng
Đường thi, vừa thấm đẫm nét hào hoa phong nhã rất Kiều. Suối và đàn, gợi nhớ Côn Sơn ca trong Ức Trai thi
tập. Tiếng cuốc khắc khoải đong đầy cả không gian và thời gian quá vãng của
câu này là sự chuyển giọng, chuẩn bị cho hai câu kết thật ưu thời mẫn
thế mà cũng thật lãng mạn. Ưu thời mẫn thế đồng hiện với lãng mạn tạo nên thần cú:
CÔN SƠN
thế mà cũng thật lãng mạn. Ưu thời mẫn thế đồng hiện với lãng mạn tạo nên thần cú:
Đêm
Côn Sơn lỏng then cài/ Tấc riêng xanh với cõi ngoài thông xanh. Tấc riêng? Một mình mình biết một mình mình hay? Hai
cụm từ: Lỏng then cài - Tấc riêng bề
ngoài tưởng đưa vào hệ thống đối lập (trong Phong cách học) nhưng thực ra lại
thống nhất, rất gợi hồi tưởng, kỷ niệm về những ngày xưa yêu dấu. Một nỗi buồn
bàng bạc, ám ảnh. Buồn mà không bi luỵ.
Lời thơ đã cập bến Nhã ngữ.
Nơi
đây, mây khách khứa nguyệt anh tam, rau trên ruộng cá trong ao, bạn cùng mấy
mẫu tùng trúc, Ức Trai từng mở trường dạy học: Học trò Người bốn phương/ Nền
lớp xưa còn đó (Thơ DP)...
Nửa
đời lỗi hẹn, đâu dám vì xa mà lãng quên,
hồn sông núi, hồn danh nhân, lớp lớp học trò và đồng nghiệp... ở nơi chàng thi
sĩ mới vào đời tình tự cùng sơn nữ. Hễ chạm đến cảnh và người thì tứ thơ, hình
tượng thơ lại bồi hồi đốn ngộ. Ấy là
Côn Sơn, nơi Duy Phi từng đứng trên bục giảng và làm thơ.
Đại Lải, 11 - 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét