Nhà thơ Vũ Từ Sơn &
Đại đức Thích Đạo Khiết
(Ảnh tại chùa Thanh Mai- Chí Linh 11/ 2012)
(Ảnh tại chùa Thanh Mai- Chí Linh 11/ 2012)
VỊ THẾ VĂN CHƯƠNG
VŨ TỪ SƠN
Những người cầm bút viết văn chương ở mọi chế độ xã hội ,
mọi thời đại là nhiều vô kể . Họ có thân thế , sự nghiệp rất khác nhau , có vị
thế trong xã hội cũng khác nhau . Song văn chương của họ đều có chung một mục
đích là khẳng định và vinh danh vị thế văn chương . Tất nhiên tác dụng của tác
phẩm với xã hội , với chế độ là hoàn toàn khác nhau , với nhiều cung độ do trình độ , quan điểm , đạo đức và tài ba
của người viết .
Tựu chung có hai dạng người viết văn chương : chuyên nghiệp
và không chuyên nghiệp . Những người viết chuyên nghiệp họ sống được nhờ tác
phẩm . Số người này rất ít và tác phẩm của họ thường là chạy theo thị hiếu của
độc giả để ... kiếm tiền sinh sống . Do vậy tác phẩm phần nào bị thiên lệch ,
mất tính chân thực và lương thiện . Tác phẩm đó khó tồn tại lâu dài .
Những người viết văn nghiệp dư là chủ yếu . Họ là hằng hà ,
ở mọi góc độ xã hội . Từ người có cương vị cao : vua , chủ tịch nước , tổng
thống ...tướng lĩnh , quan lại ... đến thường dân . Ví như ở nước ta là : Lý Thái Tổ , Trần Nhân Tông , Lê
Thánh Tông , Hồ Chí Minh ... Trần Hưng Đạo , Lý Thường Kiệt , Nguyễn Trãi ,
Nguyễn Du , Nguyễn Khuyến , Nguyễn Công Trứ ... và lớp dưới thì vô số với nhiều
cung bậc .
Có người nói : Nhân loại hạnh phúc vì có nhà văn ! Đúng !
Tương tự như vậy ta có các nhận định với nhà khoa học , nhạc sĩ , kiến trúc ...
Song , nếu nói : "Bản chất của nhà văn là cao cả " thì không chính
xác . Ở đây ta phải xét đến nhà văn chân chính và không chân chính .
Vậy bản chất của họ là gì ? Nếu dùng từ cao cả thì chỉ có
thể nói : Nhà văn là người có trách nhiệm cao cả , góp phần tích cực trong việc
xây dựng và cải tạo xã hội . Nhà văn cao cả tự nguyện dâng hiến sự nghiệp văn
chương của mình cho nhân loại , cho đất nước ,
cho xã hội . Tầm ảnh hưởng của nhà văn phụ thuộc vào tác phẩm của họ .
Tác phẩm có " đứng" được không , có tồn tại lâu dài với độc giả hay
không ? Những tác phẩm kinh điển thì tồn tại mãi mãi với loài người , với dân
tộc , với đất nước , như là : Truyện Kiều của ta ; Tam quốc diễn nghĩa , Tây du
ký , Thủy hử của Trung Quốc ; Những người khốn khổ của Pháp ; Chiến tranh hòa
bình của Nga ...
Đại cương khảo sát hai vấn đề : Bản chất của nhà văn và vị thế văn chương .
Bản chất của nhà văn
Để rõ thêm về hai từ
" bản chất " ta phải nói đến " hiện tượng ". Xét
một người A , bắt đầu có hiện
tượng ăn cắp , sau đó hiện tượng này cứ lặp đi
lặp lại ... nhiều lần , dẫn đến bản chất A là kẻ ăn cắp . Mặt khác , nói đến bản chất là nói đến căn cốt . Thí dụ nói : Bản chất của đế quốc là xâm lược . Từ "cao cả "được dùng để chỉ những gì thuộc về tinh thần . Nhà văn đứng trên phương diện cao cả là dùng văn chương để góp phần phê phán , cải tạo , xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn . Họ tự nguyện dâng hiến trí tuệ , công sức của mình cho xã hội . Vậy không thể nói :" Bản chất của nhà văn là cao cả " được !
lặp lại ... nhiều lần , dẫn đến bản chất A là kẻ ăn cắp . Mặt khác , nói đến bản chất là nói đến căn cốt . Thí dụ nói : Bản chất của đế quốc là xâm lược . Từ "cao cả "được dùng để chỉ những gì thuộc về tinh thần . Nhà văn đứng trên phương diện cao cả là dùng văn chương để góp phần phê phán , cải tạo , xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn . Họ tự nguyện dâng hiến trí tuệ , công sức của mình cho xã hội . Vậy không thể nói :" Bản chất của nhà văn là cao cả " được !
Nguyễn Du viết " Truyện Kiều " hoàn toàn do tự
nguyện và trên tinh thần cao cả , như ông đã viết : Bất tri tam bách niên dư niên
hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như . Xuân Diệu cũng nói một câu rất hay : Cơm áo không đùa với khách thơ .
Vậy , bản chất của nhà văn là nhân văn , nhân bản ; là khám
phá , phát hiện , phản ánh , cải tạo ; là hy sinh , dâng hiến ; là không màng
danh lợi ; là trung thực và lương thiện .
Vị thế văn chương
Trước hết nêu quan điểm
của văn chương .Thời kỳ văn học Việt Nam (1930 - 1960) có sự tranh luận giữa
hai quan điểm : Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh . Chính vì
hạn chế của mình về nghệ thuật , về văn chương nên chúng ta đã xử sự sai lầm
với một số văn nghệ sĩ . Sau này đã có sự sửa sai , các tác phẩm của Trần Dần ,
Hoàng Cầm , Lê Đạt , Hữu Loan ... mới lại được lưu hành . Chúng ta đã cởi mở
lên rất nhiều , đã tiệm cận đến gốc của vấn đề . Rõ ràng là nghệ thuật phải
" vị " nó ( nghệ thuật ) và cũng " vị " xã hội , chế độ (
nhân sinh ) .
Vậy vị thế văn chương là gì ? Có thể định nghĩa như sau :
Vị thế văn chương là vị trí của văn chương trong chế độ xã hội , tư thế và thế
đứng của văn chương trong xã hội ấy . Do vậy văn chương được xếp ở vị trí hàng
đầu trong xã hội . Đây là vị trí đúng đắn và thích đáng cho văn chương . Tư thế
của văn chương là chững chạc , nghiêm cẩn , đàng hoàng , cao sang .
Văn chương có thế đứng vững chãi , bề thế , có tác động sâu
sắc đến xã hội , góp phần đắc lực trong cải tạo xã hội , tích cực phục vụ hay
phê phán xã hội đương thời .
Bàn luận về hai vấn đề nêu trên là tương đối mênh mông .
Trong khuôn khổ một bài viết ngắn , người viết bài này cũng chỉ khai mở khái
quát , định hình . Hi vọng mong nhận được những ý kiến của các bậc trí giả và
độc giả trên tinh thần xây dựng , mở mang ... tiến đến hoàn thiện về quan điểm
, nhận thức .
Tháng
12-2012
V.T.S
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét