MÃ THƯỢNG & THƯỢNG MÃ
dịch trật lất
PHẠM THỨC
TRANH LUẬN
VỀ DỊCH CÂU 2 CỦA
BÀI LƯƠNG CHÂU TỪ*
Bài LƯƠNG CHÂU TỪ của Vương Hàn 王翰 (687 - 726). Ông người tỉnh Sơn Tây- sống vào thời Thịnh Đường. Năm 710 ông
đậu tiến sĩ và ra làm quan. Vì hay nói
thẳng, ông bị đày ra Lương Châu. Bài từ này Vương Hàn làm năm 713...
Nguyên tác chữ Hán
涼 州 詞
葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵 琶馬上催。
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回。
葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵 琶馬上催。
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回。
Phiên âm
LƯƠNG CHÂU TỪ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Bài “Hiểu và dịch bài thơ Đường
Khúc Lương Châu như thế nào”, Phạm Thức viết: Từ điển Trung Quốc, từ điển Trung
Việt đều giải thích mã thượng là ngay
lập tức. Mã thượng thôi là uống ngay
đi. Câu thơ có chữ mã nhưng không có
con ngựa nào ở đây (ví dụ, ăn một quân cờ, không có món gì cho vào miệng ở
đây). Theo Phạm Thức, người Trung Quốc muốn diễn tả ý lên ngựa thì dùng thượng mã (xuống ngựa thì dùng hạ mã, không nói mã thượng. Sách Từ điển bình giảng thơ cổ Trung Quốc, tác giả Lưu Á
Linh, bình giảng hơn 1000 bài thơ, ấn hành 1988, Với Lương Châu Từ, câu 2,
viết: Rượu ngon, chén tốt lại nghe khúc nhạc tỳ bà réo rắt, êm tai, thúc giục
binh sĩ uống cạn rượu quý này... Tuyệt không nói về lên ngựa thúc ngựa...
Bùi Khánh Đản dịch:
Muốn uống, tỳ bà giục ngựa đi.
Lê Hữu Giáp:
Tỳ bà giục giã,
ngựa đang đợi người.
Khương Hữu Dụng:
Toan uống, lên
yên, giục tiếng tỳ.
Lên ngựa, tỳ bà
giục giã đi.
Trương Nam Hương:
Đàn thúc lên
yên, rượu muốn khề.
Lê Nguyễn Lưu:
Toan uống, tỳ bà
giục ngựa đi**
Lại Quang Nam:
Thèm chi, lưng ngựa thúc khan tiếng tỳ!**
v.v...
Ai hiểu và dịch mã thượng là lên ngựa, lên yên là hoàn
toàn sai... Cái sai cứ trượt dài qua nhiều thế kỷ...
Kết luận vậy, PHẠM
THỨC mượn các câu 1, 3, 4 trong mấy bản dịch cũ, đặt câu 2 của mình mới dịch
vào, có bản dịch thơ:
Bồ đào rượu quý chén pha lê
Muốn uống cùng đàn, uống ngay đi***
Nghiêng ngả sa trường xin chớ
giễu
Xưa nay chinh chiến mấy ai
về.
Vĩ thanh:
Vĩ thanh:
ĐTM nhận xét: Câu 2, chỉ tiếc ngôn ngữ có gì đó chưa đạt,
chữ thứ sáu (ngay), phải là vần trắc mới chuẩn.
---
* Lược theo Tạp
chí Thơ, Số 10- 2012.
* * ĐTM ghi thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét