Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

ĐỘNG THỔ- THƠ HUY PHÁCH/ LỜI BÌNH: ĐỒNG THỊ CHÚC


NT Đồng Thị Chúc
    Bùi ngùi khi đọc
          ĐỘNG THỔ 
của NT Huy Phách
                                                                            

        ĐỘNG  THỔ
                           Huy Phách

Mấy mươi năm chờ đợi phút giây này
Như cây lúa tháng ba đón chờ tiếng sấm
Như đêm lạnh chờ mong ngày nắng ấm
Như đời người sâu nặng nỗi an cư

Như đất lành bao tháng đợi năm chờ
Thèm nghe tiếng trẻ thơ
               Trong đu đưa tiếng võng
Giờ động thổ sớm bình minh tĩnh lặng
Mây ửng hồng trời đấtcũng thanh xuân

Bổ nhát cuốc đầu tiên cho vơi nỗi nhọc nhằn
Sớm vất vả lại muộn mằn nơi ở
Hai thứ tóc mới chọn ngày động thổ
Ba mươi năm mới kịp nghĩ cho mình

Ba mươi năm vẫn một túp lều gianh
Thèm giấc ngủ ngon lành đêm mưa gió
Vẫn cần mẫn như con ong bé nhỏ
Xây tổ ấm nhân gian, đâu xây tổ cho mình

Thôi nhắc làm chi thế thái nhân tình
Khi mặt đất lớp trên là đất mượn
Mỗi nhát cuốc bàn tay ta bổ xuống
Đất cứng rồi nhà mới được bền lâu

Thôi nhắc chi những năm tháng dãi dầu
Ta sẽ có nhà của ta, ta ở
Dẫu chưa phải lầu son phô sắc đỏ
Đã ửng hồng ô của mở- bình minh !


Đọc ĐỘNG THỔ của NT Huy Phách sao ngậm ngùi . Nhà thơ- theo người đời quan niệm: thi sĩ là nghèo nên ba bốn mươi năm mới xây được ngôi nhà cũng là thường tình . nhưng ngó lên lời giới thiệu nhà thơ này không chỉ có làm thơ viết văn mà lại là kiến trúc sư kỳ cựu , đã từng vẽ từng xây bao công trình lớn nhỏ cho đời , cho người mà đến bây giờ khi

                    Hai thứ tóc mới chọn ngày động thỏ

                    Ba mươi năm mới kịp nghĩ cho mình

Đâu phải nhà thơ- kiến trúc sư Huy Phách đợi để được ngày đúng Nguyên , đúng Vận (theo phong thủy) mà với một lý do thật đơn giản

                   Xây tổ ấm nhân gian, đâu xây tổ cho mình.

Một thời , hay có thể gọi một thế hệ- thế hệ của NT Huy Phách : Phải gác việc riêng mình để phục vụ cho công việc chung với tinh thần đầy trách nhiệm , mà việc chung thì biết tính là bao nhiêu…

    Giống như bao người, nhà thơ cũng

                  Thèm giấc ngủ ngon lành đêm mưa gió

Chứ ở “túp lều gianh”thì sao ngủ yên được vào những đêm bão bùng . Tự nhiên người viết cảm nghĩ này liên tưởng đến nhiều trường hợp dù chưa phải quan chức gì lớn nhưng khi trong tay có những dự án này khác, họ đều nghĩ đến trước hết là cần phải “ xây tổ cho mình”bởi họ đều quan niệm “an cư lạc nghiệp”… nhưng với kiến trúc sư , nhà thơ Huy Phách thì vẫn “ như con ong bé nhỏ” cần mẫn “ xây tổ ấm nhân gian”

    Thế rồi nhà thơ đã biết động viên an ủi mình :

               Thôi nhắc làm chi thế thái nhân tình

               Khi mặt đất lớp trên là đất mượn

Những câu thơ nghe sao mà sâu lắng , chắt lòng mới viết được như thế . “ đất mượn”, nghĩa đen thì như vậy nhưng đọc lên buộc ta suy nghĩ: Vật chất, hay là sự manh nha phù phép nào để đem về cho mình cuộc sống vương giả mà không phải tự bỏ sức ra , rồi sự phù phiếm kia cũng sẽ mất.Đọc tiếp hai câu sau càng rõ hơn:


            Mỗi nhát cuốc bàn tay ta bổ xuống

            Đất cứng rồi nhà mới được bền lâu

Chúc mừng nhà thơ Huy Phách đã có “nhà của ta, ta ở”đã được “ an cư” và trong ngôi nhà ấy nhà thơ chắc rằng rất thanh thản sống không phải băn khoăn gì về ngôi nhà của mình . Sống trong đó ông có quyền mơ ước có quyền hy vọng vào những điều tốt lành :

         Dẫu chưa phải lầu son phô sắc đỏ

         Đã ững hồng ô cửa mở - binh minh!

                                        Hà Nội 20-12-2012  
                                                            ĐTC

THƠ TRẦN ANH TRANG / TP BẮC NINH




TRẦN ANH TRANG
Nhà thơ Trần Anh Trang tên thật là Trần Đức Trang. Sinh năm: 1946. Nơi sinh và hiện đang sống tại Thành phố Bắc Ninh. Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo VN, từng làm Chủ tịch Hội Hội VHNT Bắc Ninh, Tổng Biên tập Tạp chí Người Kinh Bắc...

Những tập thơ đã xuất bản:

*   Miền quê Quan họ, 4 tác giả (1980)

*   Đi giữa mùa xuân (1985)

   *   Người ơi, người ở (Tuyển chọ thơ)

   *   Những dũng sụng vẫn chảy (2008)


  NGÔ THÌ NHẬM

Bao nhiêu bia đá qua năm tháng
Hưng phế, đầy vơi bụi phủ mờ
Một trận đòn thù thân tóe máu
Buốt giữa long người. Đỏ trang thơ...    

NHỚ CHỊ

VÂN ĐÀI

Những ngả đường xanh trong gió xanh
Xanh, xanh đồi giẻ nắng giăng mành
Ai đi đâu đó. Cười vui quá
Nhớ chỉ giùm tôi: Chợ Rừng Quanh.

BỐ HẠ

Thị trấn như đảo nổi
Hai đầu hai cầu treo
Để mỗi lần về ngoại
Mấy lần em vịn theo
1970

NƠI GẶP GỠ

Nơi gặp gỡ là gốc đa xưa cũ
Là sân chùa vắng vẻ ít người qua
Nơi tĩnh lặng nghìn năm rêu phủ
Nhưng với lòng mình lại nở hoa!

KHÔNG ĐỀ

Anh ơi, đừng khen em đẹp
Sớm mưa, chiều nắng chóng tàn
Anh ơi, đừng khen em đẹp
Thời gian cơn lốc phũ phàng

Những gì đã qua, đã qua
Thì chẳng bao giờ dừng lại
Những gì đã còn ở lại
Thì chẳng bao giờ qua đi!

SÔNG THƯƠNG

Đỏ đôi bờ hoa gạo
Cháy trong lòng tiếng chim
Ôi, đôi dòng trong đục
Suốt đời ta kiếm tìm

Gần như tiếng sóng vỗ
Xa như tiếng thở dài
Một nụ cười rạng rỡ
Hẹn lòng không đơn sai.
2002
ĐỀN THỜ LÝ CHIÊU HOÀNG

NHỚ

LÝ CHIÊU HOÀNG

Kể làm chi ngai vàng
Kể làm chi điện ngọc
Có bền đâu quyền lực
Bao đế vương lụi tàn

Rừng Báng cũng chẳng còn
Rừng Sặt cũng đã hết
Sông Tiêu Tương cạn dòng
Chỉ còn trong câu hát

Tám đời vua thịnh trị
Cũng bay vèo thời gian
Bao mưu ma chước quỷ
Tự nhiên rồi cũng tan

Chấm dứt một vương triều
Lại có vương triều mới
Chỉ có một tình yêu
Nối liền hai triều đại

Có ai ngờ con trẻ
Té nước đùa cho nhau
Thành cơn mưa mát mẻ
Lấp lánh muôn đời sau..

ĐẤT LÊN HƯƠNG - SỐ ĐẶC BIỆT . 2012/ LỤC NGẠN


Kính mời 
các bạn đón đọc 
Tập san
“Đất lên hương” 
Số đặc biệt - 2012

Nhân dịp huyện Lục Ngạn tổng kết chặng đường 10 năm xây dựng “Huyện điểm Văn hoá miền núi Lục Ngạn”(2002-2012) theo Quyết định số 752/QĐ-
BVHTT ngày 03 tháng 4 năm 2002 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch). Tập san “Đất lên hương” số đặc biệt 2012 ra mắt bạn đọc vào những ngày đầu năm 2013; với độ dày 200 trang khổ 14,5 x 20,5 in 4 màu với các nội dung phong phú của các tác giả trong và ngoài huyện: bài viết của ô. Thân Văn Khánh, TUV, BT Huyện, Chủ tịch HĐND huyện về Thành quả của Lục Ngạn sau hơn 10 năm thực hiện đề án “Xây dựng huyện điểm văn hoá miền núi”; cùng truyện, ký, bài viết của các tác giả: Nguyễn Quang Hà, Đoàn Lê, Đoàn Thị Tảo, Đỗ Nhật Minh, Đặng Tiến Huy, Mai Phương, Thu Hà, Thanh Hoàn, Thu Hường, Ngô Minh Bắc, Văn Thành, Nguyễn Như Tố, Trần Thị Minh  Sử, Đặng Thị Đức Thịnh, Xuân Thắng, Đức Nghị, Lý Ngọc Sơn, Lê Thị Phúc, Minh Tuyên, Đức Thọ…Trang thơ của các tác giả: Duy Phi, Đoàn Tảo, Hoàng Đình Chiến, Tô Hoàn, Trịnh Kim Hiền, Trần Hồng Minh, Chu Ngọc Phan, Tân Quảng, Nguyễn Mạnh Thường, Vũ Từ Sơn, Đoàn Nguyên, Trần Đức Đủ, Hoàng Kim Dung, Bùi Thanh Hà, Vương Mạnh Chung, Ngọc Mai, Hàn Kỳ, Võ Ngọc Sơn, Mai Hoàng Hanh, Nguyễn Thanh Tùng, Dương Ngà, Đắc Kẩn, Hải Bằng, Nguyễn Tuấn Khải, Nguyễn Văn Nam, Trần Thị Quán, Nguyễn Huy Bền…Một số ca khúc của Tuấn Khương, Bá Đạt, Phúc Sơn…Tranh, ảnh nghệ thuật của các tác giả: Quang Lục, Vũ Hoàng Thương, Mạnh Thắng, Ánh Dương…cùng những tin tức nổi bật khác.
“Đất lên hương” số đặc biệt này, như những bông hoa điểm xuyết cho cả mùa xuân, của cả quá trình nhân dân các dân tộc Lục Ngạn nỗ lực phấn đấu, dựng xây một “Huyện điểm văn hoá”; như một thứ hành trang đưa người Lục Ngạn đi tiếp chặng đường xây dựng quê hương trong tiến trình “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng Nông thôn mới”. Trên tay ta có “Đất lên hương” như thấy có cả mùa Xuân trong nhà. 
  Xin trân trọng giới thiệu “Đất lên hương” số đặc biệt 2012 tới bạn đọc./.

Bá Đạt
Nguyên Trưởng phòng, Phòng Văn hoá -Thông tin Lục Ngạn.

THƠ MÃ A LỀNH / LÀO CAI



MÃ A LỀNH

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam  

Viết văn từ khi còn là thầy giáo, tốt nghiệp Đại học viết văn khóa I, Trường Viết văn Nguyễn Du (nay là Khoa Sáng tác - Lý luận phê bình văn học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) và đã có một thời gian tu nghiệp tại Học viện Văn học Goóc-ky - Liên Xô. Từng làm Phó Giám đốc Đài PT - TH tỉnh kiêm Phó Chủ tịch Hội Nhà báo và Phó Chủ tịch rồi đảm trách Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh. Cho đến nay ông đã có trên 30 đầu sách được in gồm truyện ngắn, ký, truyện thiếu nhi, kịch bản phim, thơ… Ông đã được tặng nhiều giải thưởng..ĐTM giới thiệu hai bài thơ: .


Đá ở

Đá !

Rất nhiều đá

Đâu đâu cũng đá

Đá nằm như hổ rình mồi

Đá đứng như trâu gặm cỏ

Đá vươn như ngựa phi giữa nắng chiều tà

Từ đá

Vụt lên những bông hoa nhỏ nhoi

Chúng tôi gọi là hoa bất tử

Từ đá

Mọc lên những rừng đào trĩu quả

Chúng tôi kêu đào vạn thọ

Từ đá

Sinh ra những chàng thi sĩ

Hát ca về đất trời, tình yêu của mình.


Tập sách mới nhất của Mã A Lềnh -
được Giải thưởng của Hội VHNT các DTTS Việt Nam - 2012

Gặp bầy

chim lửa


Một ngày đường hối hả

Dốc chất chồng lên dốc

Đã mấy lần dép tuột quai

Thở bằng mũi, bằng mồm và bằng cả tai.

Bạn tôi reo: Đến rồi!

Tôi nhìn quanh chẳng thấy nhà đâu

Chỉ thấy cây đa già im lìm trong nắng

Rễ cây đa già xoắn cuộn vào nhau.

Phả khói thuốc lào tôi ngước nhìn lên

Lấp loáng trong biếc xanh cành lá

Màu cờ tươi rói hiện ra

 Từ phải:
Mã A Lềnh & Duy Phi
Tại Lễ Tổng kết và Trao giải thưởng...
Hội VHNT các DTTS VN - Hà Nội, 12/ 2012  

Kỳ lạ quá, huyền thoại có thực giữa cuộc đời.

Giữa nhà sàn bạn tôi vít cần rượu trong tay

Cho tôi hiểu ngọn cờ năm xưa ấy

Và người treo cờ hóa thành bầy chim lửa

Ríu rít bay về khi mỗi độ thu sang.

Thành lệ quen đàn chim lửa cứ về

Hòa sắc đỏ cờ trong tán cây xanh

Cho đời ta nối dài câu hát

Cho những khúc đường rộng mở thênh thênh.



 M.A.L

VỊ THẾ VĂN CHƯƠNG/ BÀI: VŨ TỪ SƠN

Nhà thơ Vũ Từ Sơn &
Đại đức Thích Đạo Khiết
(Ảnh tại chùa Thanh Mai- Chí Linh 11/ 2012)


                     VỊ THẾ VĂN CHƯƠNG
  
                                   VŨ TỪ SƠN   

          Những người cầm bút viết văn chương ở mọi chế độ xã hội , mọi thời đại là nhiều vô kể . Họ có thân thế , sự nghiệp rất khác nhau , có vị thế trong xã hội cũng khác nhau . Song văn chương của họ đều có chung một mục đích là khẳng định và vinh danh vị thế văn chương . Tất nhiên tác dụng của tác phẩm với xã hội , với chế độ là hoàn toàn khác nhau , với nhiều cung độ  do trình độ , quan điểm , đạo đức và tài ba của người viết .
          Tựu chung có hai dạng người viết văn chương : chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp . Những người viết chuyên nghiệp họ sống được nhờ tác phẩm . Số người này rất ít và tác phẩm của họ thường là chạy theo thị hiếu của độc giả để ... kiếm tiền sinh sống . Do vậy tác phẩm phần nào bị thiên lệch , mất tính chân thực và lương thiện . Tác phẩm đó khó tồn tại lâu dài .
          Những người viết văn nghiệp dư là chủ yếu . Họ là hằng hà , ở mọi góc độ xã hội . Từ người có cương vị cao : vua , chủ tịch nước , tổng thống ...tướng lĩnh , quan lại ... đến thường dân . Ví như ở  nước ta là : Lý Thái Tổ , Trần Nhân Tông , Lê Thánh Tông , Hồ Chí Minh ... Trần Hưng Đạo , Lý Thường Kiệt , Nguyễn Trãi , Nguyễn Du , Nguyễn Khuyến , Nguyễn Công Trứ ... và lớp dưới thì vô số với nhiều cung bậc .
          Có người nói : Nhân loại hạnh phúc vì có nhà văn ! Đúng ! Tương tự như vậy ta có các nhận định với nhà khoa học , nhạc sĩ , kiến trúc ... Song , nếu nói : "Bản chất của nhà văn là cao cả " thì không chính xác . Ở đây ta phải xét đến nhà văn chân chính và không chân chính .
          Vậy bản chất của họ là gì ? Nếu dùng từ cao cả thì chỉ có thể nói : Nhà văn là người có trách nhiệm cao cả , góp phần tích cực trong việc xây dựng và cải tạo xã hội . Nhà văn cao cả tự nguyện dâng hiến sự nghiệp văn chương của mình cho nhân loại , cho đất nước ,  cho xã hội . Tầm ảnh hưởng của nhà văn phụ thuộc vào tác phẩm của họ . Tác phẩm có " đứng" được không , có tồn tại lâu dài với độc giả hay không ? Những tác phẩm kinh điển thì tồn tại mãi mãi với loài người , với dân tộc , với đất nước , như là : Truyện Kiều của ta ; Tam quốc diễn nghĩa , Tây du ký , Thủy hử của Trung Quốc ; Những người khốn khổ của Pháp ; Chiến tranh hòa bình của Nga ...
          Đại cương khảo sát hai vấn đề  : Bản chất của nhà văn và vị thế văn chương .

  Bản chất của nhà văn

       Để rõ thêm về hai từ " bản chất " ta phải nói đến " hiện tượng ". Xét
một người A , bắt đầu có hiện tượng ăn cắp , sau đó hiện tượng này cứ lặp đi

XUÂN MỚI TÌM HIỂU VỀ VŨ ĐIỆU TANGO/ TỪ VỮ




ĐÔI GIÒNG LỊCH SỬ VŨ ĐIỆU TANGO


TỪ VŨ


        
Một món quà gởi mừng sinh nhật
nhà thơ Nguyễn Khôi Kinh Bắc (HàNội)


Từ Vũ
Vũ điệu Tango chào đời ở Buenos Aires, thủ đô Argentine vào cuối thế kỷ thứ XIX, bên bờ Rio de la Plata trong khu vực lân cận của thủ đô Argentina - La Plata , tiếng Tây Ban Nha, (sông Bạc) là biên giới giữa hai nước Argentina và Uruguay. Hai cảng chính trên sông là Buenos Aires ở nam ngạn và Montevideo bên bắc ngạn. Nơi đây thành phần xã hội trong thời gian này là những người di dân nghèo nàn, đa số là đàn ông, sống trộn lẫn với đĩ điếm , trộm cắp... trong các khu ổ chuột gọi là «Arrabal» hoặc trong các dãy nhà lớn như doanh trại (conventillos). Những di dân này từ các nước châu Âu tới... và họ nghe , nhảy theo các điệu Habaneras (điệu nhẩy của những người Cuba) , Polkas - điệu múa của những người gốc vùng Bohême (hiện nay là nước Cộng hoà Tchèque) , Mazurkas (điệu múa gốc Ba Lan) , Waltz (gốc Đức), Flamenco (Tây Ban Nha), Milonga (đến từ vùng Pampas Argentina) .. . Cùng lúc đó người da đen, với khoảng 25% dân số của thủ đô Buenos Aires , những người này nhảy theo nhịp điệu Candombe , một loại âm nhạc được phát triển ở nước Uruguay mà nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng nguồn gốc bắt nguồn từ Phi châu. Nói chung lại một cách không quá đáng thì mỗi quốc tịch đã mang tới Buenos Aires lối sống của mình cùng các truyền thống âm nhạc để góp phần trong Tango .

ĐỀN THƠ MỚI CHÚC MỪNG NĂM MỚI - 2013





CHÚC MỪNG NĂM MỚI
 
Năm mới chúc nhà thơ:


Cả năm đầy ắp tiếng cười
Thơ hay nảy nhạc để người tơ vương

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

DỊCH THƠ CHLB ĐỨC/ TS NGUYỄN VĂN HOA



TS NGUYỄN VĂN HOA
(Quê Tháp Dương- Bắc Ninh) 
dịch 
THƠ CHLB ĐỨC


 Xuân vui
Ludwig Amandus Bauer

Nguyễn Văn Hoa dịch
Nước sông róc rách dâng tràn
Cỏ xanh thung lũng lan man xuân về
Hoa tươi tắm nắng thỏa thuê
Sơn ca lảnh lót si mê đất trời
Lều săn hoang vắng không người
Có cô sơn nữ nói cười hân hoan
Cánh rừng lộc biếc nắng tan
Tim ta thổn thức vô vàn xuân ơi!
 
  Tháng Năm
   Gisela Grob
 
Tháng năm tháng hoan lạc dâng tràn
Là quãng thời gian
Vui sướng miên man
 Tất cả đều xanh um ,đâm chồi nẩy lộc tràn lan
Trái tim tự do  thư thái vô vàn
Tôi bước tới bụi hồng bên ngàn
Và chờ đợi anh khát vọng đầy tràn
Má em đã nóng ran
Em muốn ôm cả thế gian
Bông hồng  bé ngoan
hôn gió em từ bờ cỏ dại mơn man
“ Nồng nhiệt chào Bạn , trần gian
của Chúa đẹp vô vàn  “
Và bông hồng bé nhỏ  nhẩy van
theo chiều gió trìu mến với tôi thanh nhàn
thì thầm nhỏ nhẹ hoàn toàn
“ Như bạn, Lòng ta cũng rất hân hoan ! “
 


Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

SỮNG SỜ SỜ SỮNG/ THƯ GIÃN- II



SỮNG SỜ TRƯỚC NHỮNG "THIÊN ĐƯỜNG TRÊN MẶT ĐẤT"

Hà Thi Trực- CHLB Nga sưu tầm 

Những gì mẹ Thiên Nhiên mang lại cho chúng ta luôn kỳ diệu và ấn tượng. Hãy cùng chúng tôi khám khá những thiên đường ấn tượng trên mặt đất!

Mỏm đá Preikestolen, Naouy
Sững sờ trước những thiên đường mặt đất
Preikestolen là khối đá vuông vức trông giống như một chiếc bục giảng kinh của Cha Xứ. Khối đá tự nhiên này có diện tích bề mặt là 24.99m × 24.99m, khá bằng phẳng, cao 604m so với mực nước biển. Để có thể đến được đây, du khách phải mất hơn 2 giờ đi bộ; tuy nhiên, khối đá kỳ vĩ này cũng có thể được thưởng ngoạn bằng cách đi thuyền trên biển. Tên gốc của tảng đá này là ‘Hyvlatonnå’, nghĩa là cái lưỡi của cái bào gỗ.
Hang Ngọc Bích, Hy Lạp

Sững sờ trước những thiên đường mặt đất
Tên của nó xuất phát từ màu xanh thật đáng kinh ngạc của vùng nước biển nơi đây do sự khúc xạ của ánh sáng. Thời gian tốt nhất trong ngày để ngắm những

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

ĐỎNG ĐẢNH TÌNH/ TRUYỆN CỦA THANH HUYỀN





ĐỎNG ĐẢNH TÌNH

      THANH HUYỀN

 Tiết thu hiu hiu. Thi thoảng giận hờn lên một cơn gió nhẹ nhưng cũng đủ làm tung cát trên những con đường đang còn nham nhở. Mặt trời cũng mộng du trên thuyền tình lênh đênh mà phiêu lãng nên hạ màn ánh sáng sớm hơn những ngày hè ầm ĩ. Dòng người hối hả mải miết theo những lo toan cơm áo gạo tiền thường nhật. “Trách nhiệm” trở thành thương hiệu mạnh cho những màn rượt đuổi ấy.

Trong ngôi nhà khang trang có bóng dáng một gia đình đầy hoa mỹ. Vợ chàng về học thức ở mức đủ dùng trong một xã hội mà văn bằng chứng chỉ làm mưa làm gió thể hiện đẳng cấp tri thức của loài người hơn súc vật. Nhan sắc thuộc diện “tuy không xinh nhưng người khác cũng phải ngước nhìn”. Nàng cùng Ku Tít biết tôn vẻ bản lĩnh đàn ông ngày nay cho chàng khi xuống phố…

Người tình của chàng chẳng có những gì mà nàng vợ đã khoác áo choàng sở hữu. Nhưng ả đầy

ĐỌC HUY PHÁCH - THƠ TUYỂN/ DUY PHI



DUY PHI

ĐỌC HUY PHÁCH-

THƠ TUYỂN 

KTS & NT Huy Phách quê Mão Điền, định cư tại TP Bắc Ninh. Hội viên: Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội VHNT Bắc Ninh. Nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh BN. Thơ tuyển - Huy Phách, Nxb Hội Nhà văn, quý IV- 2012. Sách khổ 19X 19 (cm), 180 trang. Gồm 99 bài thơ. Có phần Lời tri âm của: Duy Phi, Trần Anh Trang, Nguyễn Anh Thuấn, Nguyễn Xuân Dương và hai bản nhạc phổ thơ Huy Phách của nhạc sĩ Ngọc Lĩnh.
 Với Huy Phách, bao giờ quên được, những buổi chiều thứ bảy, chúng tôi cùng từ Đạo Sử về quê, để chiều chủ nhật lại vai đeo ruột tượng gạo, ngang sườn lũng lẵng chai tương, mười hai cây số cuốc bộ, lếch thếch trở lại trường Thứa.  Huy Phách được học liền mạch, trở thành kiến trúc sư. Tôi lận đận, học chắp nối, cũng có được tấm bằng đại học, dạy sư phạm, lại chuyển ngành thành anh làm thơ, biên tập sách báo. Những năm phiêu dạt, có kỳ xa nhau biền biệt đến hai chục năm, mỗi lần nhớ đến trường xưa, tôi đều nghĩ đến anh em nhà Huy Hồ, Huy Phách- học giỏi, thường đứng đầu các lớp ; lại có chút tự hào về những bạn quê đồng lứa : Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Văn Chương, Duy Khoát… thành những nhà văn nhà thơ nổi tiếng, Nguyễn Quang Lan - thông dịch tiếng Nga, Minh Long, Xuân Trịnh là những nhà giáo xuất sắc…
Vào đầu hạ năm 1980, khi về định cư tại thị xã bên sông Thương, tôi đã được chiêm ngưỡng nhiều công trình lớn mà KTS Huy Phách thiết kế. Bất ngờ với chúng tôi là Huy Phách cũng làm thơ;  bài Ngọt ngào chùm khế  của anh có những nét đáng yêu về làng Chằm ; một số bài anh viết về nghề của mình - thiết kế xây dựng, rất độc đáo, nhuần nhị, được nhiều bạn đọc khen, thuộc: 
Hay là câu hát vô tình
Xui cho quả dọi cũng hình trái tim.
                            (Sao em cứ hát)
  Huy Phách lại có bài thơ Nông nhàn, gợi nhiều trăn trở: 
Chợ trời, đất cũng bán mua
Chợ người, bỏ cả cày bừa mà đau
Người thành mớ tép mớ rau
Chen chân chuốc cái dãi dầu đấy thôi.


   Đọc Mưa đêm: Nửa đêm trời đổ mưa rào/ Khắp nhà chẳng sót chỗ nào không mưa / Vẽ trăm nhà nhỏ nhà to/ Vẫn thèm vẽ một chỗ khô để nằm; bài thơ cấu tứ chặt, tạo đối lập, tôi nhớ hồi ấy, anh

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

DỰ LỄ, NHẬN GIẢI THƯỞNG... / TIẾP VÀ HẾT


Nhà thơ Y Phương, từng làm Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà văn,
Phó ban thường trực Ban Sáng tác Hội Nhà văn VN
Hội VHNT các DTTS Việt Nam 
          TỔNG KẾT NĂM 2012

PHÁT GIẢI THƯỞNG

KẾT NẠP 
        HỘI VIÊN MỚI

Từ phải:
Duy Phi tôi & Nhà thơ Y Phương (dân tộc Tày)
người thứ ba có lẽ là Họa sĩ Cà Kha Sam (Sơn La)?

 

Nhà văn Đặng Tiến Huy (Bắc Giang)
và Nhạc sĩ Phùng Chiến ( Lào Cai)  
 

Từ trái:
Nhà thơ Mai Liễu, Nguyên Tổng Biên tập, Phó Tổng BT một số báo, chí, 
từng làm Trưởng Ban Văn nghđịa phương Ủy ban Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội VHNT các DTTS VN...


Từ trái:
Nguyên Q. Chủ tịch Hội VHNT Bắc Giang - Đặng Tiến Huy &
 Đương kim Chủ tịch Hội Văn nghệ Bắc Cạn - Dương Khâu Luông 
Ồ, lại chụp ảnh chung với Đoàn Ngọc Minh 
 (Ảnh: Đặng Tiến Huy)  

 Niềm vui rạng r
 Đoàn Ngọc Minh vừa 
được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

DP tôi lên được nhận hoa và lĩnh giải
(Ảnh Đ.T.H)
Từ phải, DP tôi & 
Nhà văn Mã A Lềnh và... 
ông là... Ma Đình Thu?