NHÀ VĂN TRẺ QUANG ĐẠI
QUANG ĐẠI
Trong nhóm bút SÔNG LỤC (Lục Nam, Bắc Giang)
Hội viên: Hội VHNT Bắc Giang, Hội VHNT các DTTS Việt Nam. Viết văn, thơ, thiết kế mỹ thuật.
Tác phẩm đã in: Vòm trời chăn sui (Tập ký). Sẽ in: Cua bò ngang (Thơ Thiếu nhi), Xá lỵ hình tim (Tiểu thuyết)...
NỖI NIỀM HẠT DẺ
Ký
Năm nào cũng như năm nào, hễ cứ đến mùa hạt dẻ rụng là u tôi lại theo xe ca,đem ra cho chúng tôi một tay nải đầy. Vẫn cái tay nải khâu bằng vải diềm bâu nhúng bùn cũ kỹ, sờn rách, có dăm ba mụn vá, loang lổ những vết nhựa cây rừng. Đôi chỗ mồ hôi quyện cùng bùn đất cáu lại, không sao giăt được. Chính cái tay nải này hồi bé tôi đã đeo lên rừng để nhặt hạt dẻ về độn cơm và bán lấy tiền mua sách vở, bút mực, ... Tôi quàng nó lên cái móc cẳng tre ở trái nhà để đi bộ đội. Hơn mười năm sau trở về thì thấy nhà trên tôi đã được thầy u tôi " đại tu " vôi ve mới tinh. Nhà ngang vẫn y nguyên. Thầy tôi bảo : " Chỉ có ngần ấy tiền nên làm đến thế thôi !"
Vào nhà ngang tôi gặp ngay cái tay nải của mình vẫn còn móc ở trên cái cẳng tre ngày nào. Em gái tôi kể : " Hồi anh đi chiến trường, u cấm không được ai động đến đồ đạc của anh, nhất là cái tay nải này. Có lần không hiểu nghe tin thất thiệt ở đâu rằng anh đã hi sinh. u cứ ôm nó khóc ròng vào những đêm vắng..." Món quà thường niên của u tôi đã gợi trong tôi bao nỗi niềm về miền quê hạt dẻ đã quen thuộc từ thuở lọt lòng. Núm nhau tôi bà ngoại cho vào cái niêu đất vùi ở gốc dẻ hồi nhà. Nứt mắt ra tôi đã thấy bạt ngàn những dẻ la dẻ. Loài cây này tạo thành một thảm thực vật trải mênh mông suốt cả sườn phía tây Yên Tử Sơn. Ở độ cao chừng ba trăm mét trở xuống, cây dẻ ngự trị gần như là độc tôn. Trong rừng dẻ chỉ thấy thi thoảng, lác đác,mọc len lỏi vào vài ba cây khác loài. Từ bao đời nay , quê tôi hít dưỡng khí của rừng dẻ, uống nước nguồn mạch ngọt ngào chảy ra từ nơi này. Rồi thì mật ong,cùng bao nhiêu của ngon vật lạ,thuốc chưa bệnh... Rừng dẻ cho người quê tôi tất cả. Dòng sữa nuôi tôi khôn lớn được chắt từ bát cơm độn nửa phần là hạt dẻ rừng.
Cây dẻ Mai Sưu, trong các sách ghi là dẻ Bắc Giang chỉ mọc tập trung ở vùng núi thuộc tỉnh Bắc Giang.Dẻ là loài cây gỗ trung bình,sống lâu năm. Lá dẻ gần giống với lá vải thiều nhưng là lá đơn chứ không mọc kép,mặt dưới ánh màu nâu bạc. Quả dẻ mọc thành chùm chừng dăm ba chục một, mỗi quả to bằng cỡ ngón tay cái,có vỏ gai trông như gai thầu dầu nhưng ngắn hơn, cứng và sắc nhọn. Khi chín hạt tách khỏi vỏ rơi xuống trước, vỏ gai cũng rụng sau đó.
Vào cỡ đầu tháng Tám âm lịch, khi gió heo may đưa đến cái lạnh dịu nhẹ, mơn man da thịt người ta, ấy là lúc quả dẻ nứt vỏ gai, mỗi quả thả xuống một hạt nâu bóng hình trái tim nhỏ hơn ngón tay út một chút. Đêm đêm gió lay, rừng dẻ rung xào xạc, hạt tách khỏi vỏ rụng như mưa đá. Nằm ở nhà cũng nghe rõ mồn một tiếng hạt dẻ rơi lắc cắc khi chạm vào những cành cây trong rừng. Sáng ra, mọi người í ới rủ nhau đi nhặt. Mùa hạt dẻ quê tôi năm nào cũng vui như mùa hội. Người ta quen mặt từng cây, họ biết rõ cây nào hạt to, cây nào hạt nhỏ,cây nào rụng sớm cây nào rụng muộn. Mỗi người đều có một lối đi riêng để nhặt hạt dẻ trong rừng. Năm này qua năm khác vẫn lối đi ấy không ai tranh giành của ai... Đi nhặt hạt dẻ thì phải có dao quắm đeo lưng, tay nải quàng vai, ống bơ cầm tay,chân đi giày ba ta nhẹ nhàng.và kèm theo một nắm cơm nắm trong túi để ăn phòng khi đói.
Vào mùa hạt dẻ vùng núi quê tôi rộn lên tiếng ông bơ. Đâu đâu cũng nghe loong coong, loong coong. Trong rừng sâu tiếng động thường vang vọng bởi một sự cộng hưởng là lạ...hạt dẻ rơi vào ống bơ tiếng vọng vang đi rât xa. Nhiều tiếng ống bơ chỗ này loong coong, chỗ kia loong coong tạo thành bản hòa tấu thật vui tai, rất riêng của mùa hạt dẻ. Nhưng trong muôn vàn tiếng ống bơ, người ta vẫn nhận ra ai đang nhặt, hạt dẻ ở đó rụng nhiều hay ít. Các cô gái dẻo tay nhặt thoăn thoắt, tiếng kêu ròn đều. Các cậu choai choai lớ ngớ lần đầu thì hạt dẻ rơi vào ống bơ thưa thớt như là người tập đếm... Người quê tôi tìm nhau trong rùng dẻ qua tiếng ống bơ.Mùa hạt dẻ cũng là mùa hẹn hò của bao đôi lứa, tạo nên những cuộc tình đầy thi vị. Sau mỗi mùa hạt dẻ, đất rừng quê tôi lại rộ lên mùa cưới.
Ngày đi nhặt, tối về nhà nào cũng lạo xạo tiếng chảo rang. Hạt dẻ vốn là món ăn khoái khẩu của người sơn quê khi tiết trời trở lạnh. Thật không có thú vị nào hơn cứ tối tối, con trai, con gái trong các chòm xóm tụ nhau vào một nhà. Vòng trong vòng ngoài bên bếp lửa, xúm quanh chảo hạt dẻ đang được người bạn gái rang đều tay. Hạt dẻ tươi, mới nhặt từ rừng về được rang chín đều từng mẻ nhỏ, đỏ ra rá để rang tiếp mẻ khác. Hạt dẻ rang chín vừa đổ ra, những người ngồi bên trong (thường là các cô gái) vốc nhanh bỏ vào vạt áo, sàng sẩy vài cái làm phép cho bớt bỏng rồi lại vốc lên tay đưa mời các bạn phía sau. Trai gái cùng nhau nhúp nhặt dẻ còn ấm nóng từ lòng tay bạn. Ăn hạt dẻ kiểu này ngon và tình tứ lắm. Trong những bàn tay, cô gái nhận ra "ai đó "nhúp hạt chầm chậm, run run... xung quanh rá hạt dẻ rộn lên tiếng trò chuyện, xen lẫn tiếng cắn hạt dẻ tí tách, tiếng lạo xạo của hạt dẻmowis cho vào chảo rang. Có tâm sự thủ thỉ, có tiếng cười ròn, xen lẫn cả lời nói bốc của mấy anh chàng. Rồi thì liên tục những mẻ khác được đổ ra rá, vốc lên vạt áo, chuyển qua lòng tay... Hạt dẻ ăn nóng mới thơm ngon, mà phải rang mẻ nào ăn hết mẻ ấy. Hạt dẻ rang lại, hạt dẻ trong túi bóng bán ở thành thị đã mất hết cái hương vị của hạt dẻ rồi. Ai mới ăn thường chọn hạt to nhưng ai đã ăn quen hạt dẻ mới biết hạt dẻ càng nhỏ ăn càng thơm ngon. Nhưng ngon nhất là hạt dẻ thóc, chỉ nhỏ, cong như cái móng chân con trĩ sao, nhưng dẻo, thơm vô cùng. Người ta chỉ nhặt hạt dẻ thóc để ăn chơi chứ không bán vì nhăt cả ngày mời được một hai ống cân.
Vào đàu táng Chín ta, cũng là giữa mùa hạt dẻ, những cây dẻ rụng hạt sớm vào đầu mùa bắt đàu trổ hoa. Hoa dẻ màu trắng ngà, hình dạng rất lạ: gồn nhữn sợi như sợi bún, mỗi sợi dai chừng gang tay tỏa tròn từ cuống ra trông tựa như chùm pháo hoa. Hương hoa dẻ cũng đặc biệt khó tả. Nó không gợi một mùi thơm ngọ ngào vật chất mà lại quyến rũ, lôi cuốn ta vào niềm hư ảo, lâng lâng. Mùi hương hoa dẻ dường như là được tổng hợp của mùi đòng đòng nếp non trộn với mùi hoa cau, tạo nên cái mùi thơm ngầy ngậy như quen như lạ.
Đến khoảng giữa tháng Mười, trời đầy mây mù,rừng quê tôi sáng lên, hoa dẻ nở rộ, loang khắp. Đi đâu cũng thấy ngút ngàn ở bên trên là những mảng mây hoa ngồn ngộn màu bạch kim. Đám " mây hoa " ấy rộng dài có tới hàng chục, hàng trăm hecta nối liền nhau trông thật đẹp. Vào những ngày này, hương dẻ cứ như đặc quánh lại, chảy tràn xuống các thung lũng, làng quê, khe suối, lưu lại ở đó hàng mấy tháng trời. Người lạ đến đây bao giờ cũng choáng ngợp trước một mùa hoa mêng mang, tưởng chừng trải ra bất tận.Đi xa rồi vẫn bị mùi hương của nó làm ngây ngất, vương vương đâu đó, ám ảnh mãi không nguôi. Cây dẻ ra hoa làm quả, rụng hạt, thời gian ấy gần bằng cả một vòng tuần hoàn của đất trời, vắt từ năm này qua năm khác.
PHÁC HOẠ BÌA SÁCH
TÂY YÊN TỬ
* Hoạ sĩ Quang Đại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét