Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

* HUYỀN QUANG RẤT THIÊNG, TƯỚNG GIẶC SỢ


                                                                    
                                               TƯỢNG THIỀN SƯ HUYỀN QUANG



HUYỀN QUANG
(1254- 1334)

Huyền Quang, tên gốc là Lý Đạo Tái, người làng Vạn Ty, Gia Định (nay là Gia Bình, Bắc Ninh). Khoa Giáp Tuất 1274, ngài đỗ Trạng nguyên khoa thi Tam giáo. Sau khi đỗ Trạng, ngài được bổ làm ở Hàn Lâm viện, soạn thảo văn thư và làm việc bang giao. Mỗi lần ngài giao tiếp, các sứ giả Tầu, Chiêm đều nể trọng. Năm ngài 51 tuổi, chưa vợ, lần ấy về chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) nghe Thiền sư Pháp Loa thuyết giáo, ngài bỗng thấy mình như được tắm trong hào quang của mười phương chư Phật, bèn xin vua cho xuất gia, do khẩn khoản, vua chấp thuận. Năm 1306, Huyền Quang được làm thị giả cho Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông - Đệ Nhất Tổ. Điều Ngự Giác Hoàng rất khen, tự tay phê vào tập Thích khoa giáo hội kinh: ”Sách do Huyền Quang biên soạn không thể thêm một chữ, không thể bớt một chữ”. Năm 1308, Đệ Nhất Tổ viên tịch, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa trụ trì ở chùa Thanh Mai, Huyền Quang được trao làm trưởng sơn môn Yên Tử.
Năm 1324, tuổi bảy mươi, cho lập sư làm Sơn môn Yên Tử thay mình, ngài về trụ trì tại chùa Thanh Mai.
Năm 1330, Huyền Quang được Đệ Nhị Tổ tổ chức lễ truyền đăng nối dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, trở thành Đệ Tam Tổ.
Bốn năm làm Giáo chủ - Quốc sư, ngài trụ trì tại chùa Tư Phúc (Côn Sơn) cho đến khi viên tịch.  
Vào thời Minh (Trung Quốc), Thượng thư Hoàng Phúc sang ta, trong những lần vơ vét, hắn đã lấy được bản gia lục của Quốc sư Huyền Quang đem về phương Bắc. Về Hoàng Phúc, ta nhớ trận đánh vào tháng 10 năm 1427, Nguyễn Trãi đã thâu tóm chân dung tướng giặc ấy trong mấy câu của Đại Cáo Bình Ngô, quân ta: Đô đốc Thôi Tụ lê gối xin đầu hành/ Thượng thư Hoàng Phúc trói mình đành chịu bắt.
   Xin dẫn lại một đoạn chép tay bằng chữ Hán, không biết từ đời nào, sao lại vào năm 1962: Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang sự tích thực lục- Ghi chép sự thật về sự tích Huyền Quang, vị thánh tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm (Hoàng Giáp, Nguyễn Khắc Minh - Di sản Hán Nôm… Chí Linh , NXB CTQG - 2006):
Hoàng Phúc đem được bản gia lục của Quốc sư Huyền Quang về Trung Quốc. “Thế rồi những năm tháng sau đó, Hoàng Phúc luôn nằm mơ thấy gọi, đòi gửi trả về nước cho con cháu, nhưng chưa có lúc nào thuận tiện để gửi trả. Hoàng Phúc bèn cầu khấn tại ngôi chùa tại ngôi chùa quê mình xin được thờ cúng Quốc sư, (sau đó) hễ cầu xin gì đều được linh ứng, nên đề tên chùa là An Nam Thiền sư Huyền Quang. Đến năm Gia Tĩnh,  Tô Xuyên hầu (Lê Quang Bí) đi sứ nhà Minh 19 năm (bị giữ) mới về nước. Cháu bốn đời của Hoàng Phúc là Hoàng Hàm Tổ bồi tiễn, lại nằm mơ thấy Quốc sư gọi đòi…”. Nhưng mãi đến Trình Tuyền hầu (Trạng Trình- Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491- 1585) đi sứ, nhân buổi mừng sứ giả mới lấy được gia lục đem về nước. “Sau đó, Trình Tuyền hầu có làm bài văn để biện minh cho việc này”.      

Huyền Quang là một đại thụ thi ca đời Trần. Thiền sư có Ngọc tiên tập. Thơ ông, Lê Quý Đôn khen: ý tinh tế cao siêu. Phan Huy Chú bình: lời bay bướm, phóng khoáng… Xin giới thiệu 2 bài:



                                                                     
SƠN VŨ

Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha
Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la
Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến
Củng thanh tức tức vị thuỳ đa!

Dịch thơ:

NHÀ TRONG NÚI

Gió thu hiu hắt thoảng hiên ngoài
Quạnh quẽ nhà non lấp duối gai
Thôi đã theo thiền lòng lặng tắt
Nỉ non tiếng dế vẫn vì ai?

                       HUỆ CHI dịch

CHU TRUNG

Nhất diệp biển chu hồ hải khách
Xanh xuất vi hàng phong thích thích
Vi mang tứ cố vãn triều sinh
Giang thuỷ liên thiên nhất âu bạch. 

TRONG THUYỀN

Giang hồ một khách một thuyền đây
Ra khỏi rặng lau gió dạt lay
Bốn phía mịt mù triều sóng muộn
Một âu trắng giữa nước liền mây*

                           DUY PHI dịch


-------
* Âu:  con cò, cò biển (hải âu). 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét