NGUYỄN VĂN CHƯƠNG -
NHÀN ĐÀM VỀ BÀI THƠ:
ĐÊM QUAN HỌ
TÌM NGƯỜI LỚN LẠC
CỦA DUY PHI
Sau hơn 50 năm lao động sáng tạo, bây giờ Duy Phi đã là tác giả của 9 tập thơ. Ông rất sành thơ tứ tuyệt. Tập Đêm thần minh ((NXB Hội nhà văn - 2002) của ông có tới 41/72 bài là thơ tứ tuyệt. Thể thơ này khó viết, đòi hỏi hàm súc, kiệm lời, ý tưởng kín đáo, kết cấu nghiêm ngặt. Bằng 4 câu, nghĩa là chỉ có 20 đến 28 chữ, thậm chí chỉ 16 chữ (như bài Sông Đuống trong tập Rêu thức Duy Phi viết năm 1990: Bên kia Quan Họ/Bên này Làng Tranh/Thuyền tôi hạ thuỷ/Phiêu diêu sóng duềnh) nhưng câu nào phải ra câu ấy: Khai - thừa - chuyển - hợp, không được đặt nhầm vị trí. Giầu ẩn dụ, thâm trầm, hóm và mới vì thế chúng ta phải đọc kỹ, tìm ý tứ ở đằng sau câu chữ mới mong giải mã thơ tứ tuyệt của Duy Phi. Bạn đọc có thể phát hiện lối cấu tứ của ông là nhìn thấy cái không bình thường trong cái tưởng như bình thường để lạ hoá nhân vật trữ tình. Đấy là bút pháp đối lập, một trong nhiều phong cách học ngôn ngữ mà Duy Phi rất thạo. Chúng ta thử đọc bài
Đêm Quan Họ tìm người lớn lạc(trong tập Chóp nón đi nghiêng- NXB Hội nhà văn 2006)Nhớ nhung như thể giếng khơiThả bao gầu múc nào vơi mạch sầuGiã bạn chăng? Đã gặp đâuNgười ơi hát giúp đôi câu Gọi Đò!Văn hoá Quan Họ nổi tiếng và hấp dẫn đến mức đã là nhà thơ thì hầu như đều có thơ về Quan Họ. Thơ về Quan Họ của nhiều cây bút khắp trong Nam ngoài Bắc rất hay, bằng bút pháp và tài năng khác nhau. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng gặp có người ăn theo, sáo mòn, nhạt. Nói đến cảnh thì cứ phải Sông Cầu nước chảy lơ thơ. Có thể chưa nhìn thấy Sông Thương bao giờ nhưng cứ phải đôi dòng trong đục. Nói đến người cứ phải lúng liếng, nón ba tầm, nón quai thao, áo mớ ba mớ bẩy. Gặp nhau thì trầu têm cánh phượng. Giã bạn thì người ơi người ở và thể nào cũng phải đến hẹn lại lên…! Biết rồi, khổ Duy Phi không dễ dãi, lười biếng thế! Hội thì bao giờ và ở đâu chả đông. Đông như hội mà lị! Thỉnh thoảng ta vẫn nghe thấy loa truyền thanh của BTC nhắn: Ai có trẻ lạc như thế… như thế… đến… để nhận cháu. Sơ ý một tí lạc là cái chắc. Nhưng ở đây tác giả lại tìm người lớn lạc mới lạ chứ! Thì người lớn mà không lạc à? Càng người lớn càng hay bị lạc, chớ đùa!
Xin lỗi, cho nhà em hỏi nhỏ, liền anh hoặc liền chị (vì tế nhị lắm), bạn có từng ngồi với người tình, có khi tay trong tay mà hồn vía, tâm trạng lại để ở chỗ khác, người khác bao giờ chưa? Đồng sàng mà dị mộng đấy! Lạc đấy! Cũng có thể, hẹn đến Hội gặp nhau nhưng mỏi mắt mà vô vọng. Mải vui quên hết lời em dặn dò. Lạc đấy! Tài tình chi bấy cho trời đất ghen? Ai trong đời dám chắc mình không một lần bị lạc? Nỗi sầu não nhớ nhung người trong mộng như mạch nước giếng khơi từ sâu thẳm hồn thơ mà tuôn chẩy. Đã gặp được đâu mà bảo rằng giã bạn? Tác giả cho biết bài này ông viết ở Hội Lim năm 1987. Đồi Lim, Hội Lim lấy đâu ra đò? Nhưng mà ở đây đừng bắt bẻ lối nói ẩn ảo của người thơ! Em gọi đò, đò nỏ có thưa/Em càng ráng đợi, càng trưa chuyến đò (Xuý Vân - Chèo cổ). Tục ngữ có câu: Gọi như gọi đò sông Cái. Nhưng chủ thể ở đây không vô duyên vô ý hô hoán dung tục í ới gọi em. Người ơi hát giúp đôi câu Gọi Đò! Ý nhị vô cùng là lối nói của thơ. Tha thiết và khắc khoải, bồn chồn và lo lắng, gấp gáp và ám ảnh… Có thể, viết đến đây, nhà thơ của chúng ta còn mủm mỉm Chỉ bốn câu lục bát qua tay nghề của một nhà thơ tài hoa và đa tình, Duy Phi đã để lại trong lòng người đọc một bài tứ tuyệt Tìm người lớn lạc.Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam có lần nói: các nhà thơ chữ nghĩa đầy mình nhưng bạn đọc chỉ xin một chữ Hay. Chính xác!
ĐÊM QUAN HỌ
TÌM NGƯỜI LỚN LẠC
CỦA DUY PHI
Sau hơn 50 năm lao động sáng tạo, bây giờ Duy Phi đã là tác giả của 9 tập thơ. Ông rất sành thơ tứ tuyệt. Tập Đêm thần minh ((NXB Hội nhà văn - 2002) của ông có tới 41/72 bài là thơ tứ tuyệt. Thể thơ này khó viết, đòi hỏi hàm súc, kiệm lời, ý tưởng kín đáo, kết cấu nghiêm ngặt. Bằng 4 câu, nghĩa là chỉ có 20 đến 28 chữ, thậm chí chỉ 16 chữ (như bài Sông Đuống trong tập Rêu thức Duy Phi viết năm 1990: Bên kia Quan Họ/Bên này Làng Tranh/Thuyền tôi hạ thuỷ/Phiêu diêu sóng duềnh) nhưng câu nào phải ra câu ấy: Khai - thừa - chuyển - hợp, không được đặt nhầm vị trí. Giầu ẩn dụ, thâm trầm, hóm và mới vì thế chúng ta phải đọc kỹ, tìm ý tứ ở đằng sau câu chữ mới mong giải mã thơ tứ tuyệt của Duy Phi. Bạn đọc có thể phát hiện lối cấu tứ của ông là nhìn thấy cái không bình thường trong cái tưởng như bình thường để lạ hoá nhân vật trữ tình. Đấy là bút pháp đối lập, một trong nhiều phong cách học ngôn ngữ mà Duy Phi rất thạo. Chúng ta thử đọc bài
Đêm Quan Họ tìm người lớn lạc(trong tập Chóp nón đi nghiêng- NXB Hội nhà văn 2006)
Nhớ nhung như thể giếng khơiThả bao gầu múc nào vơi mạch sầuGiã bạn chăng? Đã gặp đâuNgười ơi hát giúp đôi câu Gọi Đò!
Văn hoá Quan Họ nổi tiếng và hấp dẫn đến mức đã là nhà thơ thì hầu như đều có thơ về Quan Họ. Thơ về Quan Họ của nhiều cây bút khắp trong Nam ngoài Bắc rất hay, bằng bút pháp và tài năng khác nhau. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng gặp có người ăn theo, sáo mòn, nhạt. Nói đến cảnh thì cứ phải Sông Cầu nước chảy lơ thơ. Có thể chưa nhìn thấy Sông Thương bao giờ nhưng cứ phải đôi dòng trong đục. Nói đến người cứ phải lúng liếng, nón ba tầm, nón quai thao, áo mớ ba mớ bẩy. Gặp nhau thì trầu têm cánh phượng. Giã bạn thì người ơi người ở và thể nào cũng phải đến hẹn lại lên…! Biết rồi, khổ Duy Phi không dễ dãi, lười biếng thế! Hội thì bao giờ và ở đâu chả đông. Đông như hội mà lị! Thỉnh thoảng ta vẫn nghe thấy loa truyền thanh của BTC nhắn: Ai có trẻ lạc như thế… như thế… đến… để nhận cháu. Sơ ý một tí lạc là cái chắc. Nhưng ở đây tác giả lại tìm người lớn lạc mới lạ chứ! Thì người lớn mà không lạc à? Càng người lớn càng hay bị lạc, chớ đùa!
Xin lỗi, cho nhà em hỏi nhỏ, liền anh hoặc liền chị (vì tế nhị lắm), bạn có từng ngồi với người tình, có khi tay trong tay mà hồn vía, tâm trạng lại để ở chỗ khác, người khác bao giờ chưa? Đồng sàng mà dị mộng đấy! Lạc đấy! Cũng có thể, hẹn đến Hội gặp nhau nhưng mỏi mắt mà vô vọng. Mải vui quên hết lời em dặn dò. Lạc đấy! Tài tình chi bấy cho trời đất ghen? Ai trong đời dám chắc mình không một lần bị lạc? Nỗi sầu não nhớ nhung người trong mộng như mạch nước giếng khơi từ sâu thẳm hồn thơ mà tuôn chẩy. Đã gặp được đâu mà bảo rằng giã bạn? Tác giả cho biết bài này ông viết ở Hội Lim năm 1987. Đồi Lim, Hội Lim lấy đâu ra đò? Nhưng mà ở đây đừng bắt bẻ lối nói ẩn ảo của người thơ! Em gọi đò, đò nỏ có thưa/Em càng ráng đợi, càng trưa chuyến đò (Xuý Vân - Chèo cổ). Tục ngữ có câu: Gọi như gọi đò sông Cái. Nhưng chủ thể ở đây không vô duyên vô ý hô hoán dung tục í ới gọi em. Người ơi hát giúp đôi câu Gọi Đò! Ý nhị vô cùng là lối nói của thơ. Tha thiết và khắc khoải, bồn chồn và lo lắng, gấp gáp và ám ảnh… Có thể, viết đến đây, nhà thơ của chúng ta còn mủm mỉm Chỉ bốn câu lục bát qua tay nghề của một nhà thơ tài hoa và đa tình, Duy Phi đã để lại trong lòng người đọc một bài tứ tuyệt Tìm người lớn lạc.Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam có lần nói: các nhà thơ chữ nghĩa đầy mình nhưng bạn đọc chỉ xin một chữ Hay. Chính xác!
NT NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
* Mão Điền - Thuận Thành * HỘI VIÊN HỘI VHNT BẮC NINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét