Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

* BÀI THƠ TÌNH TRONG MỘ CỔ



   BÀI THƠ CHỮ HÁN
   TRONG MỘT MỘ CỔ 





                                               


Khoảng năm 1994 - 1995, khi khai quật một ngôi mộ cổ ở Trung Quốc, người ta tìm thấy bài thơ sau đây khắc ở miếng gỗ quý để trên ngực một thiếu nữ.


NGUYÊN BẢN

Quân sinh ngã vị sinh
Ngã sinh quân dĩ lão
Quân hận ngã sinh trì
Ngã hận quân sinh tảo

             Khuyết danh

    Dịch thơ: 
                 
Chàng sinh thiếp chửa chào đời
Thiếp sinh chàng đã già rồi còn đâu !
Chàng buồn vì thiếp sinh sau
Bởi chàng sinh sớm thiếp sầu nghìn thu..   

                        MAI VĂN TẠO dịch       




BÀN THÊM CỦA 
BỒNG MẠC NGUYỄN VĂN QUỐC


BÀI THƠ TÌNH KỲ LẠ



Trong giới thi nhân và khảo cổ đã từng lưu truyền một bài thơ tình tìm thấy trong ngôi mộ cổ của một thiếu nữ .
Khi mở vỏ quách và nắp ván thiên chiếc quan tài chạm chổ công phu bằng gỗ ngọc hương dày hàng tấc người ta hết sức kinh ngạc khi tìm thấy tấm gỗ quí khắc một bài thơ tinh kỳ lạ chứa đựng một thiên tình sử bi thương , đọc lên thấy tim mình như thắt lại . Nội dung bài thơ nguyên bản như trên
Chỉ có 4 dòng , 20 âm tiết và vẻn vẹn chỉ có 9 từ nhưng được lặp lại nhiều lần ; trong đó chữ HẬN : 2 lần chữ SINH : 5 lần . Cặp từ QUÂN - NGÃ lặp lại đến 8 lần đã tạo ra hiệu ứng rất đặc biệt . 20 âm tiết trong bài thơ người đọc thấy không thừa không chán không nhàm trái lại nó nhấn mạnh nỗi bất hạnh , nỗi đau thêm da diết khắc nghiệt và số phận thêm bi thương . Nghệ thuật dùng điệp từ khéo léo
\
Bài thơ rất khó dịch bởi lời thơ quá ngắn , ý thơ quá cô đặc , ngôn từ quá chặt chẽ. Có nhiều bài dịch nhưng thấy chưa đạt , chưa sát: 


Ví dụ bài :

Chàng sinh thiếp chửa ra đời
Thiếp sinh chàng đã già rồi còn đâu
Chàng buồn vì thiếp sinh sau
Bởi chàng sinh sớm thiếp sầu ngàn thu


   Bài thơ dich theo thể lục bát đã làm sai và yếu đi rất nhiều . Vì QUÂN - NGÃdịch là Chang - Thiếp vừa ngược với chủ ý nguyên bản , tạo ấn tượng trực cảm cho người đọc nghĩ rằng đây là chuyên vợ chồng của Chàng của Thiếp
Hay chữ HẬN DỊCH LÀ BUỒN hay SẦU là không ngang nghĩa với chữ Hận . Áy là chưa kể ta còn phải thêm vào một số từ để dễ dàng gieo vần làm yếu đi bài thơ . Vi dụ bài trên thêm vào chữ còn đâu


Cũng có một bản dịch khác như ;


Khi chàng sinh em còn hạt bụi
Em sinh ra chàng đã già rồi
Chàng hận vì em đã sinh muộn
Em hận vì chàng đã sớm ra đời. 


Hoặc:

Chàng sinh , em chẳng là gì
Em sinh chàng đã già đi hơn rồi
Chàng hận em muộn chào đời
Em hận chàng sớm già rồi còn chi
  


-----



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét