Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

* MỘT CÂU QUAN HỌ...



                                  

                                                 
 Một câu quan họ
 mành hơn chỉ 



   Năm nào tôi cũng có dăm bảy lần về quê, khi đám giỗ khi đám cưới, có năm về đúng mồng một, mồng hai Tết, có khi trước Tết… Đường về quê đã khác xưa lắm rồi, thị xã Bắc Ninh đã lên thành phố, hoành tráng, xinh đẹp. Về quê! Hai tiếng ấy có gì âm vang, xao động. Tôi được đi đường làng, gặp bạn xưa, lắng nghe cả âm thanh của khóm tre, bụi chuối.
   Thăm quê! Vùng đất cổ, nay còn Lăng Kinh Dương Vương- lăng của một trong những vị vua đầu tiên của nước Nam, sinh Lạc Long Quân (Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng… Về đây, làm sao quên được chùa Dâu, chùa Bút Tháp, núi Thiên với vị Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh . Tôi rất mừng vì mới sưu tầm được bài thơ thất ngôn bát cú chữ Hán của Trạng nguyên Đào Sư Tích (thế kỷ XIV), viết về chùa Dâu về Tỳ-ni-đa-lưu-chi, vị thiền sư từng trụ trì ở đây: Sơ tòng Thiên Trúc đáo Nam phương/ Trụ túc Tang Lâm, Lý đế cương…- Thiên Trúc xuống Nam tự thuở đầu/ Thời vua Hậu Lý, trụ chùa Dâu… Ngày xuân, làm sao quên được mấy vần thơ xuân của Sái Thuận: Thái bình hữu tượng kham ngu mục/ Nhất chủng đông phong vạn chủng hoa- Thái bình cảnh tượng vui con mắt/ Một thứ nồm nam vạn thứ hoa; cảnh xuân trong khúc ngâm của Nguyễn Gia Thiều: Sân đào lý rêu phong man mác/ Nền đỉnh chung nguyệt gác mơ màng… Lại nhớ thi sĩ Hoàng Cầm: Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp…  
   Thăm quê! Nhiều chuyến. có khi là ngày thường, có khi vào dịp hội, tôi cũng theo bạn bè đến Đền Đô, chùa Tiêu, từ đường thờ Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, chùa Phật Tích… , thắp hương tưởng nhớ các tiền nhân có công với nươc. Hồi chuẩn bị viết tiểu thuyết Đệ nhất Phi tần, về Bà chúa Chè Đặng Thị Huệ, tôi có những buổi tha thẩn trên đỉnh Lạn Kha mà xem hình khe thế núi, tìm hiểu sự linh kiệt. Chùa Phật Tích xưa, triều Lê được Nguyễn Trãi đề thơ, sau triều Nguyễn, lại có thơ của Tiến sĩ Hoàng Văn Hoè người làng Giàu. Viết về phong cảnh thông trúc, lăng tháp của Phật Tích xưa, thơ ông có những câu lạ lắm: Tùng trúc tứ vi bình tháp ảnh/ Lâu đài nhất thốc đảo ba tâm- Thông trúc bốn bề ngang với hình tháp cao ngất/ Lâu đài một cõi, bóng in ngược dưới đáy nước. Rất mừng, gần đây, ngày nay trên đỉnh Lạn Kha có Đại Phật- pho tượng khoảng 3000 tấn đá xanh, cao 27 m, thật hoành tráng, thêm vẻ đẹp cho núi sông Kinh Bắc.
   Thăm quê! Một miền quê quan họ. Về Quan họ, tôi cũng có nhiều kỷ niệm lắm. Chúng tôi yêu thơ làm thơ, đầu tiên trong đời thơ, bốn “chàng”: Trần Anh Trang- Duy Phi- Nguyễn Thanh Kim- Anh Vũ, được in chung, tập sách ấy có tên Miền quê quan họ (Nxb Tác phẩm mới- 1981). Cũng là cơ duyên, tôi cùng làng cùng ngõ cùng học với Nguyễn Phan Hách, anh sớm nổi tiếng bằng văn xuôi, bằng cả thơ, bài Làng Quan họ quê tôi, Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc. Một cơ duyên nữa, vào mùa xuân năm 1983, tôi được Hội VHNT tỉnh, phân công viết bài về chị Hai Cải. Hồi ấy, Thuý Cải mới đi biểu diễn ở Ytalia và mấy nước Đông Âu về. Vinh dự có một trong đời, tôi được chị Hai Cải kể nhiều chuyện thú vị về chuyến đi, hát cho nghe các bài đã biểu diễn bên trời Tây, lại cho biết, sau đợt biểu diễn ấy, dày những chữ ký của các “anh Hai” Tây vào bên trong chiếc nón ba tầm của người đẹp. Bài viết Chiếc nón ba tầm sang nước bạn được in trên Tuần báo Văn nghệ và nhiều lần Đài phát thanh TNVN đưa lên sóng.
      Có những ngày, tôi “thăm quê” bằng cách đọc những vần thơ viết về quan họ. Có thơ viết về quan họ của: Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Lê Đạt, Ngô Văn Phú… Các nhà thơ- bạn hữu tôi: Nguyễn Khôi, Nguyễn Anh Thuấn, Trần Anh Trang, Nguyễn Văn Chương, Duy Khoát… , hầu như ai cũng có một chùm thơ hay về quan họ. Một người bạn vong niên của tôi- Quách Đăng Khoa, ông đã viết hàng trăm bài thơ về quan họ, đã xuất bản. Vẻ đẹp, phong phú, nhuần nhị của thơ đề tài này, một bài viết không thể diễn tả. Tôi có chú tâm đến thơ của các nhà thơ không có hộ tịch hộ khẩu trong miền quê quan mà viết về quan họ. Có hai bài tôi nhớ hơn cả, một của Huy Cận (quê Hà Tĩnh), một của Yến Lan (quê Bình Định). Sinh thời, trong bài thơ lục bát 14 câu, Huy Cận muốn sau này đầu thai trở thành một liền anh quan họ: Đến ngày giã bạn thế gian/ Tôi xin về lại Việt Nam ân tình/ Đầu thai trở lại Bắc Ninh/ Kết đôi quan họ có mình có ta…Có thể là nhà thơ đã yêu đơn phương một liền chị nào đó? 


                


   Còn bài thơ Quan họ sau đây, chỉ với bốn câu thơ, 28 con chữ, thi sĩ Yến Lan đã thâu tóm được hồn cốt dân ca quan họ: 
  
 Rạo rực bờ tre, lá trúc tre
Ôi, người ơi người ở đừng về
Một câu quan họ mành hơn chỉ
Xuyên suốt tâm hồn mọi nẻo quê.  
Mành là mảnh, mỏng mảnh. Quả thật, có những giọng ca quan họ ngân nga cao vút, trong vắt, mảnh hơn cả sợi chỉ, ấy vậy mà có sức mạnh lớn lao, kỳ diệu. Đúng như Yên Lan viết, dẫu đang ở quê hay nẻo nào trên đất nước thì ta vẫn luôn có trong lòng Làng quan họ quê tôi, Đương bạn kim lan, Người ơi, người ở

                                                                                       DP




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét