NÚI BÀI THƠ
CẤP CỨU BÀI THƠ CỦAVUA LÊ THÁNH TÔNG
(TRAO ĐỔI CÙNG ÔNG NGUYỄN CHÍNH VIỄN)
Bài thơ của vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497), khắc vào vách núi Truyền Đăng (nay là núi Bài Thơ- Thành phố Hạ Long), năm 1468, có giá trị văn học, văn hoá.Vua Lê Thánh Tông là Đô nguyên suý Tao đàn Nhị thập bát tú, một Tao đàn lừng lẫy thời ấy. Do thời gian, nhiều nét chữ trên đá đã bị xâm thực. Ông Nguyễn Chính Viễn (Uông Bí, Quảng Ninh) đã thuật lại quá trình khôi phục lại văn bản (căn cứ vào các bản ghi trước đây và ý kiến của một số nhà Hán học). Những người nhiều công lao phải kể đến: GS Huệ Chi, nhà thơ Trần Nhuận Minh, các ông: Mai Hải, Nguyễn Duyên Niên, Hào Minh, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Dân (ông Thanh Dân đã từng trèo lên rờ từng nét chữ và ghi lại để tra cứu).Đến nay, bài thơ này đã có sự ổn định về câu chữ, đã có một số bản dịch nghĩa, dịch thơ.Ví dụ, với hai câu 3 & 4, hai câu này chữ còn nguyên vẹn không bị bào mòn. Cả hai ông Hào Minh và Nguyễn Thanh Dân trực tiếp đọc văn bản trên đá, lại đối chiếu với bản của cụ Nguyễn Duyên Niên đã chép trước đây, đều thống nhất 14 chữ ấy như sau :Tráng tâm sơ cảm hàm tam củTín thủ dao để tốn nhị quyền.Ông Nguyễn Chính Viễn cho biết, một số nhà Hán Nôm dịch hai câu này, nhiều ý khác hẳn nhau:1 - Nhà giáo Nguyễn Thanh Dân dịch nghĩa là : “ Trong lòng xúc động mạnh mẽ gọi nhanh ba hồi trống/ Thuận tay đề thơ tả sự khiêm nhường ( của người năm hai quyền).2- Ông Hào Minh dịch thơ là : “ Vừa nghe trống dục lòng thôi thúc/Tay vung quyền kiếm gió thần bay”.3- GS Nguyễn Huệ Chi dịch nghĩa là : “Có tráng trí nhưng lúc mới cảm thông vẫn phải theo người/ Như quẻ hàm hào cửu tam/ Nay một tay mặc sức tung hoành từ xa, quyền uy như thần gió”.4- Ông Mai Hải dịch thơ : “Có chí xưa đành theo kẻ khác/ Vung tay nay tóm cả quyền chung” *…Ông Nguyễn Chính Viễn lại cung cấp cho bạn đọc một bản dịch thơ trọn vẹn của ông Vũ Anh Tuấn:
Trăm dòng biển biếc, sóng triều dâng/ Thăm thẳm trời xanh, núi trập trùng/ Trống dục, canh ba vang chí lớn/ Tầm xa quyền mạnh vững đôi đường/ Tinh binh , dũng tướng quanh thành Bắc/ Khói lụi, tàn chinh chốn biển Đông/ Vạn thuở Trời Nam sông núi vững/ Xây văn, gìn võ nước non hùng.Tôi đã có dịp trao đổi với ông Nguyễn Chính Viễn về đôi chỗ sai sót trên bản phiên âm, có thể là lỗi vi tính, lại nhờ ông cung cấp cho bản chụp chữ Hán.Nhân đó, tôi lướt qua các trang WEB khác, tìm hiểu thêm xung quanh bài thơ ở núi Bài Thơ thấy một số bản dịch thơ hoặc quá phóng túng, hoặc quá xa với nguyên tác. Có những bản dịch, người ta có thể nghĩ đến câu nói của ai đó: Dịch là phản! Không biết, các bản dịch thơ kia đã tung lên bao nhiêu trang mạng? Bài thơ này từng được cấp cứu khỏi bị mai một trước nắng mưa dông gió, nay dường như lại phải tái cấp cứu bởi nạn "dịch" kinh hoàng, xa nguyên tác, mất vẻ đẹp.
Xin trình bày một cách hiểu khác:
Hai câu đầu, hai câu cuối, các câu 5 & 6 đều có chỗ cần bàn thêm, nhưng then chốt là hai câu thực: 3 và 4. Mà trọng yếu là hai chữ “nhị quyền”.Đây là một bài thơ vịnh sử, như thời Trần, Trương Hán Siêu (? - 1354) viết Bạch Đằng Giang phú, Lý Tử Tấn (1378 - 1457) viết Xương Giang phú. Bài thơ này, Lê Thánh Tông viết gì? Vua viết về những trận thắngNguyên Mông thời Trần. Vua Lê Thánh Tông cũng như nhiều người khác, đến Hạ Long, không ai quên, trận Hưng Đạo Đại Vương trực tiếp chỉ huy, đánh giặc ở Vạn Kiếp (1285), Thoát Hoan phải chui ống đồng về Bắc; tướng Trần Khánh Dư chỉ huy thắng giặc ở Vân Đồn (1287), Hưng Đạo Đại Vương trực tiếp chỉ huy, thắng giặc trên sông Bạch Đằng (1288). Là một vị vua, nên Lê Thánh Tông luôn nhớ đến hoàn cảnh của các vị vua thời ấy: Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, trong sử thường ghi là hai vua. Hai vua đều cương quyết chống giặc, nhưng cũng có lúc phải tạm lánh, khi thì về Thuỷ Chú (Quảng Ninh) để lừa giặc, khi lại vào Thanh Hoá.Từ đó, suy ra: câu 3, tam củ (tam cổ) là ba trống, con số ba là ước lệ. Đó là những tiếng trống thúc quân đánh giặc; câu 4: tín thủ là các tay chân, thủ lĩnh được tin cậy, ví dụ Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải… ; chữ quyền (bộ mộc), chỉ quyền bính, “nhị quyền”: chỉ hai vua ; tốn (bộ kỷ) là lánh, nhường (Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh có giải thích: tốn hoang là lánh đến nơi hoang dã); dao đề: vua nâng dắt trận chiến từ xa… Câu 5: Thần Bắc, nơi cung điện ở đất Bắc, chỉ Long thành, nơi then chốt, quân ta (lữ) nhiều mãnh hổ (Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão… ), từng có những trận đánh quyết định quanh cung điện, những trận ở Hàm Tử,Tây Kết…); câu 6: Hải Đông, biển Đông khi giặc tới, núi núi đốt lửa, tức (bộ tâm) làm tiêu hao, làm tan hết sương mù (yên) - bầy lang sói…Được truyền từ nhiệt huyết của ông Nguyễn Chính Viễn, Duy Phi tôi mạnh dạn đóng góp một bản dịch thơ nữa:
Cự lãng uông uông triều bách xuyênQuần sơn cơ bố bích liên thiênTráng tâm sơ cảm hàm tam củTín thủ dao đề tốn nhị quyềnThần Bắc khu cơ sâm hổ lữHải Đông phong toại tức lang yênThiên nam vạn cổ hà sơn tạiChính thị tu văn yển vũ niên.
Dịch thơ:
Triều tự trăm dòng, sóng nhặt khoanĐảo liền mây biếc, thế ai dàn?Thúc dồn ba trống tâm hùng dộiĐưa lánh nhị quyền, trận sấm ranCung Bắc, chốt then đông hổ mạnhBiển Đông đốt lửa, lũ sài tanTrờisông núi bền muôn thuở Nam Gìn võ, giờ đây lo chính văn.
DUY PHI dịch
"Dịch bài thơ, thấy ý câu cuối hợp với thời điểm lúc viết mà không hợp với bây giờ. Các câu khác rất hào mại, sáng rõ, thể hiện lòng tự hào dân tộc. Bài thơ không có tiêu đề, căn cứ vào nội dung, mặc dù trong bài có hai chữ Hải Đông, người dịch vẫn muốn đặt tên bài là HẠ LONG CẢM HOÀI (Cảm nghĩ ở Hạ Long). Bản dịch này chỉ đóng góp, làm phong phú thêm các bản dịch. Dịch thơ chữ Hán, đôi khi phải “hy sinh”, lược ý này để giữ ý nọ, cầu đạt được ý cơ bản. Khó tránh khỏi sai sót. Mong được bạn đọc lượng thứ… nướ
c ------* Đọc thêm bài của ông Nguyễn Chính Viễn đăng trên trannhuong.com ngày29/6/ 2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét