NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI
Bồ Đào rượu ngát chén lưu ly
NGUYỄN KHÔI
ĐẾN ẢI CHI LĂNGĐỌC LƯƠNG CHÂU TỪ
(Tặng : Nguyễn Hoài Vân)
Ờ, đây là Ải Chi LăngNơi Vua Lê chém Liễu Thăng một chiềuĐà đao một nhát tuyệt chiêuVạn tên bỏ xác bên đèo Mã YênNghìn năm chống giặc bao phenBớ quân xâm lược chớ quên Ải này !-Nguyễn Khôi 19-2-1996
Tháng 2, hoa Mộc Miên đỏ rực trời biên giới Việt-Trung, khách du vãng cảnh lòng bật lên một "tứ" thơ Đường : "Đình xa tọa ái phong lâm vãn/ Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa"-Dừng xe chiều ngắm rừng Phong thẳm/ Lá đỏ hơn hoa giữa tháng hai- Đỗ Mục.Đến Ải Chi Lăng rồi lên Ải Nam Quan (Hữu Nghị Quan) thế là ta lại "xuất tái".Lý Bạch xưa với "Quan sơn nguyệt" đã than thở :" Do lai chinh chiến địa/ bất kiến hữu nhân hoàn."-Xưa nay người ra trận/ chẳng thấy có ai về."..Cũng mảng thơ "biên tái" này, Thi sĩ cùng thời với Lý Bạch là Tiến sĩ Vương Hàn (687-726) đã để lại một thiên Tuyệt cú "Lương Châu Từ" bất hủ:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôiGiục ẩm Tỳ Bà mã thượng thôiTúy ngọa sa trường Quân mạc tiếuCổ lai chinh chiến kỷ nhân hồiViết tại Lương Châu -713
Dịch:
Toan nhắp Tỳ Bà đã giục đi
Say khướt sa trường , anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
( Trần Quang Trân )
Lương Châu xưa thuộc Tây Vưc,nơi tranh chấp Hán/Hồ (nay ở giữa Tp Lan Châu và Vũ Uy, tỉnh Cam Túc) là vùng chiến địa (sa trường)."Khúc Lương Châu" theo Nhạc Uyển thì "Lương Châu cung từ khúc" là điệu hát do Tây Lương Đô đốc Quách Chi Vận dâng lên Vua Đường Minh Hoàng". Vương Hàn khi đó đang giữ chức Viên Ngoại Lang (cỡ Vụ phó) bị biếm trích ra chiến trường Lương Châu...Ông đã từng chứng kiến sự ăn chơi xa hoacủa Vua tôi triều đình Tràng An, nay lại trực tiếp tham dự bữa tiệc tiễn đưa , úy lạo tướng sĩ nơi Quan ải trước khi xuất chinh; có âm nhạc, dàn nhạc theo kiểu Tây Vực (người Hồ) để khích lệ Tướng sĩ.-Bồ Đào mỹ tửu là loại rượu Nho ngon ởTây Vực.-Dạ quang bôi : thứ chén Bạch Ngọc do Vua Tây Vực cống Vua Đường, ban đêm đem soi lên trời thì thấy trong chén như có nước sóng sánh.-"Tỳ Bà mã thượng" là một cụm từ chỉ việc đánh đàn Tỳ Bà trên lưng ngựa (cách biểu diễn của người Tây Vực.) "Mã thượn thôi" là lè lẹ lên (ý giục giã).Theo Gs.Ts Mai Quốc Liên thì "mấu chốt vấn đề nằm ở chữ "thôi", có thể hiểu theo 2 cách :- "thôi xúc" = giục giã ra trận.-"cấp xúc đích tiết tấu" =thanh điệu gấp (mới là giục thôi, chứ chưa đi). Hình tượng thơ : Vị Tướng quân tráng sĩ vừa nâng chén, toan uống thì tiếng đàn giục sôi lên (khích lệ xuất quân).Rượu đi vói nhạc.Tráng sĩ đã say, lăn đùng ra bữa tiệc và tự nói (chữa thẹn) một cách hài hước "Túy ngọa sa trường..." ở nơi chiến địa này, ta có say lăn ra thì cũng (thông cảm) chớ có cười, bởi vì xưa nay ra trận có mấy ai trở về đâu ? ! Bi, một chút hài và cả tráng liệt nữa ,đó là những sắc thái thẩm mỹ của bài thơ." Có ý kiến khác bình là "Đấngnhi ở đây được đặt trong tình thế "lưỡng nan" : một bên là "Bồ Đào mỹ tửu". một bên là "giục ẩm tỳ bà mã thượng"- 2 câu đầy chất ước lệ, nó tạo dựng kịch tính không chỉ của một người (Tráng sĩ) mà của cả thời đại."Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi" là cuộc sống phồn hoa ở Kinh đô Tràng An mua cười nghìn trận của kẻ bề trên, còn trên lưng ngựa với tiếng Tỳ Bà réo rắt của kẻ bề dưới chỉ biết tuân lệnh (bị) giục đi (hi sinh) bảo vệ cuộc sống Đế vương của Đường Minh Hoàng -Dương Quí Phi ? Đi đâu ? câu thơ bỏ ngỏ, mai phục...đi để làm gì ? câu thơ không nói (ý taị ngôn ngoại ) " -Lương Châu từ" đạt đến độ "kinh nhân" trong ngữ pháp riêng biệt của thi phẩm bất hủ là vậy ! Nam Chao ôi, lên Ải Chi Lăng vào ngày 19-2, nơi sa trường xưa nay của nước Việt ta, dừng chân bên Đèo Mã Yên đọc "Lương Châu Từ"...lòng nao nao xúc động trong cái khí phách hào mại của Thi phẩm ca từ toát lên những tình cảm đau thương của một thời chiến chinh nơi biên cương ngàn đời của Tổ Quốc.
Lạng Sơn 19-2-1996Hà Nội 20-6-2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét