NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG (1918 - 1982)
NGUYÊN HỒNG
LUYỆN NGÓN ĐỘC
Một nghìn năm, văn chương nước ta đã có nhiều bước ngoặt. Lần thứ nhất, thế kỷ XI, từ văn chương truyền miệng bước sang văn học viết, bằng chữ Hán. Lần thứ hai, thế kỷ XVII- XVIII, văn chương chữ Nôm rực rỡ, đỉnh cao là Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm khúc... Lần thứ ba, nửa đầu thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn chương Pháp: thơ Paul Valéry, Lamartine, Verlaine... , ta có phong trào Thơ Mới, muốn bỏ qua thơ luật Đường (đến nay thơ luật Đường vẫn tồn tại). Thơ Mới hiện thực hơn, giàu tư duy hơn, phóng túng hơn trong diễn đạt cảm xúc.
Hiện nay, trong thơ lại đang có cuộc cách tân. Có tác giả nói: không phải bàn cách tân, hiện đại, cứ viết “hay” là được.
Hiện nay, trong thơ lại đang có cuộc cách tân. Có tác giả nói: không phải bàn cách tân, hiện đại, cứ viết “hay” là được.
Thế nào là thơ hay? Chưa thấy có một định nghĩa và có thể sẽ không có một định nghĩa như trong khoa học chính xác. Trong bài Những câu thơ hay (T/c Thơ 3/ 2006), nhà thơ Nguyễn Đức Mậu cho rằng: Khó trả lời cho khúc triết gãy gọn. Bởi những câu thơ hay như hoa nở trăm loài chim kêu trăm giọng...Song anh đã có dẫn chứng: Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang (Hàn Mặc Tử)), Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn (Chế Lan Viên), Ôi chị một em em một chị/ Giời làm xa cách mấy con sông (Nguyễn Bính)... Cũng bàn câu thơ thế nào là hay, nhà thơ Quang Huy (T/c Thơ 2- 2007) viết: “Đó có thể là sự bùng phát một triết lý sống, sự mạnh mẽ của ý tưởng, sự vụt loé của tứ thơ, sự tung hoành của cảm xúc, vẻ tân kỳ của ngôn ngữ, sự khởi sắc của âm điệu, sự giao thoa giữa ý và tình, sự lãng đãng kiếm tìm của đời sống, sự run rẩy cảm động của vần luật và cuối cùng là sự đánh thức từ sâu thẳm tiếp nhận của người đọc”. Cùng với ý niệm đó là các dẫn chứng: Tương tư hoa gạo quê nhà/ Tự nhiên áo đỏ làm ta giật mình (Nguyễn Duy), Có những chiều không biết cất vào đâu (Thi Hoàng), Tóc em buông như hoàng hôn buông xuống/ Anh làm sao có thể chạy qua chiều (Nguyễn Quang Thiều), Tường vi dại trong vườn yên lặng/ Thành phố như vừa tỉnh lại vừa mơ (Ngô Thế Oanh), Em là muối ướp hồn anh tươi mãi (Nguyễn Hoa), Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Nở hoa vàng dọc suối để ong bay (Phạm Tiến Duật)...
Trong một bài bàn về thơ hay, nhà thơ Vân Long chọn câu thơ: Người đã tiễn tôi bằng cái nhìn vuốt vào đôi mắt (Phùng Khắc Bắc) xếp lên bậc nhất. Quả thật, đọc câu trên thấy bàng hoàng, chợt nhớ câu thơ: Thi bất kinh nhân tử bất hưu- Thơ không kinh người, chết chẳng thể nhắm mắt của Đỗ Phủ.
Thơ hay, khó định nghĩa, nhưng “Thế nào là thơ hiện đại?” thì có thể khái quát bằng đôi nét:
- Thơ hiện đại đi vào nội tâm, thăm thẳm. Quan niệm: Thơ dĩ đạo chí (Trang Tử) - thơ để nói lên ý chí có lẽ không còn thỏa đáng. Thơ có khuynh hướng cá thể hóa cao độ, bộc lộ khát vọng bản năng, có phần vô thức, ẩn ảo, đôi khi chí thú với việc chơi chữ.
- Thơ hiện đại đang bỏ phía sau sự khúc chiết. Sự rõ ràng rành mạch duy lý trong thơ không còn được trọng.
Lê Đạt (Á Lữ, BG) nói rõ, ông thích sự kỳ bí: “Triết học ưu đãi sự sáng sủa. Thơ ngược lại khuyến khích sự kỳ bí”. Ông còn viết: “Lý thuyết hỗn độn, khái niệm vật lý này được sử dụng như một khái niệm mỹ học 100%”. Chữ trong thơ ông là bóng chữ được chiếu rọi từ nhiều nguồn sáng, “tạo thành tán xạ, phi hình thể”. “Người đọc phải dấn thân vào kỳ trận chữ”.
- Thơ hiện đại bỏ phía sau những quán tính truyền thống. Thơ trẻ hầu như vắng bóng những khổ thơ vần luật ổn định, mà viết theo nhịp điệu của tâm hồn, nhịp điệu của cảm xúc.
Nhìn lại, mấy năm trước đã từng có một số tác giả cách tân trong thơ, đưa thơ gần với văn xuôi.
Từ trong kháng chiến chống Pháp, Nguyên Hồng đã ủng hộ hướng thơ không vần của Nguyễn Đình Thi. Nguyên Hồng cũng thường làm thơ với những câu chữ dài rộng, phóng túng (Cửu Long giang ta ơi! ... ).
Tập thơ Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc là một hiện tượng lạ. Gần một trăm trang thơ chỉ có sáu câu lục bát, còn đều là thơ tự do, viết gần như văn xuôi:
Mặt lá nhìn ngửa
Mặt người nhìn ngang
Mặt loài thú hay nhìn xuống
Khi ta nhìn lên kính ngưỡng
Khi ta còn cúi xuống nguyện cầu
Ta đã tạo ra mình bằng những dáng đau…
Ta lạc giữa rừng
Ta lạc giữa những người chết và những cây súng sống
Mặt người nhìn ngang
Mặt loài thú hay nhìn xuống
Khi ta nhìn lên kính ngưỡng
Khi ta còn cúi xuống nguyện cầu
Ta đã tạo ra mình bằng những dáng đau…
Ta lạc giữa rừng
Ta lạc giữa những người chết và những cây súng sống
mà trong họng vẫn còn ngậm dầy đạn hận thù.
Gần đây, thơ nước ta có những bước đi mới, cao hơn. Song người ta vẫn nhớ đến Nguyên Hồng, Lê Đạt, Phùng Khắc Bắc... những người đã đi trước về mặt thi pháp.
Thơ cách tân, hiện đại, hậu hiện đại là một hiện thực, nhưng thơ là rừng, không đơn điệu. Bởi vậy, cũng tránh có mới nới cũ dẫn đến thái quá, phủ định truyền thống. Nói vậy không chỉ là khuôn sáo, cần thận trọng trước luật phục phản của Dịch học. Có một dẫn chứng thú vị: Khi dịch thơ Nguyễn Trãi xuất bản ở Mỹ, nhà thơ hậu hiện đại Pau Hoover tâm đắc với thơ vị Hành khiển triều Lê thế kỷ XV, “như nhận ra thơ của một người đương thời với mình”.
Nhiều nhà thơ cho rằng: Thơ hiện đại là một hệ mở, không có con đường chuẩn, không có tiêu đích sẵn. Mỗi người tự tìm cho mình một con đường. Và chỉ có thể là một con đường riêng.
Về điều này, Nguyên Hồng có một ví dụ khá thú vị: “Trình Giảo Kim có ngón độc là búa, Lý Nguyên Bá có cặp chuỳ đồng. Mỗi nhà thơ phải luyện cho mình một ngón độc, độc nhất vô nhị”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét