Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011


 * NGUYỄN HUY TƯỞNG
 SÀNH THƠ 

                                                                   DUY PHI      
                                                                                            
                           
Nguyễn Huy Tưởng (quê Dục Tú, Đông Anh, xưa - đất Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội). là một nhà văn có nhiều tác phẩm văn xuôi, kịch. Sau tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng viết: Vũ Như Tô (kịch, 1943), An Tư (tiểu thuyết,1944), tiếp theo là các tập sách: Ký sự Cao Lạng, Bốn năm sau, Luỹ hoa, Sống mãi vớiThủ đô, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng… và hàng ngàn trang Nhật ký.
Vở kịch Vũ Như Tô, tác giả viết về một kiến trức sư xây Cửu trùng đài, một công trình để cho nước non, “cao vòi vọi”, “muôn phần tráng lệ”, “bền như trăng sao”. Vũ Như Tô là hình tượng một nghệ sĩ, khát vọng. Người đời không thể hiểu. Cuối cùng Vũ Như Tô bị giết. Trong lời Tựa, Nguyễn Huy Tưởng viết: “Như Tô phải hay kẻ giết Như Tô phải” Ta chẳng biết”, “Cầm bút chẳng qua cũng một bệnh với Đan Thiềm”… Nguyễn Huy Tưởng viết những lời này, ngày 8 tháng 6 năm 1942. Tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng không chỉ bộc lộ trong các hình tượng văn học, còn cụ thể trong Nhật ký. Tâm chí ông luôn ưu thời mẫn thế, yêu vẻ đẹp của non sông đất nước: “Lịch sử Việt Nam đầy những phong công mỹ tích, đầy những cái đẹp cái hay…”, “Dù viết cái gì cũng không nên bỏ tinh thần Việt Nam”, ông viết vậy và muốn làm một Lep Tônxtôi trong văn học Việt. Ông là một tác giả xuất sắc viết về Thăng Long- Hà Nội. Về nhận thức, ông đã tỏ ra rất uyên thâm, khi tự đề ra cho mình phải viết “cái thơ cái đẹp, cái tự nhiên”, “đừng nặng về giáo dục mà nhẹ phần giải trí”. Đọc các tác phẩm của ông, chợt nhận ra: một Nguyễn Huy Tưởng đã sớm tìm được mối quan hệ giữa cái lớn lao hoành tráng và cái bình thường nhỏ bé, cái nhất thời và cái muôn thuở… Không bằng lời nói, mà ông thể hiện ra trong tác phẩm. Có nhiều đời văn, xuất bản một hai chục đầu sách, nhưng hai ba chục năm sau đã “lạc hậu” hết hoặc hầu hết. Là một nhà văn uyên thâm, bản lĩnh, minh triết, Nguyễn Huy Tưởng đã khéo vượt qua được khúc ngoặt mà một số không vượt được.
Nguyễn Huy Tưởng với văn xuôi, kịch nhiều người rành, nhưng chưa mấy người biết ông từng bên sới thơ.
Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912, sau năm 30 thế kỷ XX, ông được mẫu thân gửi xuống Hải Phòng để học. Ông theo học bậc Thành chung trường Bonal (nay là trường Phổ thông Trung học Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng). Sau khi tốt nghiệp Thành chung, ông đi nhiều nơi xin việc, khi Hà Nội, khi Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Định… .Về văn chương, đầu tiên ông làm thơ.
Một xuân, ông viết:
Đầu năm mới lưỡi gươm đem liếc
Cắt hư văn, mưu việc nước non…
Tuổi hai mươi, trong bài thơ Điều sở nguyện, ông có câu:
           Thích rằng sống ở cõi đời
           Làm người nhàn tản, làm người thi nhân.
Tuổi hai lăm, hai bảy, ông đã có vài trăm bài thơ, thơ ông khi công bố trên Tri tân,Nam phong…  Tạp chí Nam Phong số 191 (năm 1933) đã in chùm thơ 6 bài của ông (Sinh thời, Nguyễn Huy Tưởng tập hợp thơ, định in tập Nhất điểm linh đài.  Sau, thơ ông đã được in vào 3 tập Lòng nhớ thương). Ông giỏi tiếng Pháp, chữ Hán. .
Năm 1958, Nguyễn Huy Tưởng đang viết tiểu thuyết Bốn năm sau, đi thực tế ở Điện Biên, đêm thu lạnh, bỗng nhớ đến Chế Lan Viên (lúc ấy, nhà thơ sắp ra tập thơ Ánh sáng và phù sa). Nguyễn Huy Tưởng đã làm bài thơ Thu lãnh, luật Đường bằng chữ Hán gửi tặng thi sĩ họ Chế:

      Lãnh thu

Nhất dạ Điện Biên thu khí lãnh
Phong xuy hốt ức Chế Lan Viên
Nghĩa tình trường hận tâm trung đoạn
Thi tứ lăng cao thiên thượng huyền
Ngã dục hoàn thành tân tiểu thuyết
Nhĩ tu chỉnh lý cựu trường thiên
Nam vong Võng Thị nhà đàm dạ
Tâm lý phân phân bất khả miên 

Dịch thơ:

Thu lạnh

Thu lạnh canh khuya đất Điện Biên
Gió lùa, bỗng nhớ Chế Lan Viên
Nghĩa tình, xa xót, rầu trong dạ
Thi tứ bay lên vút giữa đêm
Tiểu thuyết, mình mong xong cuốn mới
Trường thiên, bạn sửa, dũa câu thêm
Nhớ đêm Võng Thị, bao đàm luận
Trăn trở, bồi hồi ngủ chẳng yên.
                           (Duy Phi dịch)

Làm thơ thất ngôn bát cú luật Đường bằng chữ Hán là rất khó. Vậy mà ông thạo. Bài thơ đúng niêm luật mà ý thơ vẫn nhuần nhị, tinh tế. Nhưng sau, do sự phát triển đặc biệt của tài năng, do nhu cầu biểu hiện, ông chuyển hẳn sang các thể văn xuôi. Tuy chuyển, nhưng trong các trang tiểu thuyết, kịch, truyện thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng, chất thơ vẫn luôn lấp lánh…  




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét