Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

* THƠ ĐÔNG TRÌNH, LỜI BÌNH CỦA DUY PHI


                                                         


                           Cuộc thi bình thơ,     
        Đài Phát thanh TNVN tổ chức 1997 - 1998. 
                                                                      
                          Trong buổi phát giải: 

Hàng đầu, từ trái sang, người thứ hai là nhà thơ TRINH ĐƯỜNG (Ban khảo), tiếp đến: BÙI HOÀI THU (Hà Nội, Giải Ba), CHÂU THỊ CẨM LIÊN (Gv PTTH Trà Vinh, Giải Nhì - không có Giải Nhất). Hàng sau: NT TRẦN NGUYÊN VẤN & DUY PHI.  


SẮP ĐẶT
          

Không nắm quyền bính trong tay
Để có thể sắp đặt
Một cái gì lớn lao
Lúc này đây tôi chỉ có thể sắp đặt
Hộp bao diêm và bao thuốc
trên mặt bàn
Lúc này đây
tôi chỉ có thể sắp đặt
đôi dép dưới chân giường
hai chiếc phải trái
song song
Nửa đêm không cần ánh đèn
Bỏ chân xuống là chạm được
Cuộc đời ngổn ngang - Cứ cho là cùng cực
Lá sinh ra làm gì, sẽ rụng về đâu ?
Sắp đặt… một cái gì nhỏ nhoi
để sáng mai
Nếu không còn thấy được mặt trời
Lòng vô cùng thanh thản…

                          1994
                     ĐÔNG TRÌNH


LỜI BÌNH của DUY PHI:

Không nắm quyền bính trong tay
Để có thể sắp đặt
Một cái gì lớn lao

   Ba câu thơ mở đầu giống như những lời nói thông thường. Tứ của bài thơ đã hé mở: Quyền bính - một vấn đề mà hầu hết mọi người trong xã hội quan tâm. Cộng đồng xã hội tác động đến mỗi cá nhân nhưng chính mỗi cá nhân cũng tác động trở lại toàn thể xã hội. Quyền bính, nhiều khi là một sự tất yếu, con người tự vươn lên, nắm lấy để tự khẳng định giá trị hoặc để giúp ích cho xã hội.  Có quyền bính một cơ quan một xí nghiệp, có quyền bính một vùng miền, một đất nước, hoặc toàn thế giới. Quyền bính thật lớn có thể điều khiển ở tầm vĩ mô.
   Nhưng bài thơ “Sắp đặt” lại đề cập đến một người không quyền bính. Ta thử xem, một người không quyền bính có thể “sắp đặt” được những gì ?
Lúc này đây tôi chỉ có thể sắp đặt
Hộp diêm và bao thuốc
trên mặt bàn.     

 Đọc đến câu thơ thứ sáu, tôi bỗng dừng lại nghi ngại: Đây có phải là thơ của một tâm hồn thơ bình thường chăng? Ngôn ngữ của một người cần phải gặp ngay bác sĩ “thần kinh” hay giọng điệu của một vị cao niên đang trăng trối ?
Hãy khoan! Đọc thơ đôi khi phải một bước một dừng bền bỉ. Có khi ta phải lặn lội, chăm chú như kẻ lần tìm khảo sát mẫu quặng.
Tác giả viết:     
Lúc này đây
tôi chỉ có thể sắp đặt
đôi dép dưới chân giường
hai chiếc phải trái
song song
Nửa đêm không cần ánh đèn
Bỏ chân xuống là chạm được

Vẫn là những lời nói thông thường, nhưng dường như đã bao điều chứa ẩn ? Công việc của kẻ không quyền bính này thật nhỏ bé, nhỏ bé đến tội nghiệp: xếp hộp diêm bao thuốc, xếp hai chiếc dép cho đúng phải trái, song song, xếp dép sao cho không đèn, đặt chân xuống là trúng dép. Những công việc đơn giản “nhỏ bé”. Ấy vậy mà đã mở ra một trường liên tưởng khá rộng: Con người ta không tôn trọng chuẩn mực từ những sự việc đơn giản nhỏ bé thì sao có thể tôn trọng được những chuẩn mực của những hoạt động lớn lao ? Huống chi, xã hội đâu thiếu những người, mới nắm được một chút quyền bính trong tay đã vội bất chấp mọi chuẩn mực, khuynh đảo tất cả, khiến cho cái đáng để trên bàn thì ném xuống đất, những cái đáng lẽ để bên phải thì gạt sang bên trái và ngược lại, những cái đáng lẽ để song song thì xếp thiên lệc, đè lộn lên nhau. Những cái có thể trong giây lát “bàn chân có mắt” tìm thấy lại để lung tung, hoá đui mù, lòng vòng, mất bao thời gian tìm kiếm.
Bài thơ “Sắp đặt” nếu dừng lại ở đây cũng được, nhưng chỉ là cái hay như một chuyện ngụ ngôn, một âne dụ triết lý.
Không vậy! Vượt qua duy lý, tác giả rất bản lĩnh, viết tiếp:

Cuộc đời ngổn ngang - Cứ cho là cùng cực
Lá sinh ra làm gì, sẽ rụng về đâu ?

Bâng khuâng, tự vấn, đã đến giữa sợi chỉ mỏng manh, giữa vô vọng và hy vọng… Chính vào giây lát ấy, tác giả lại tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, thấy niềm tin - niềm tin ý nghĩa ngay trong những công việc nhỏ bé của đời thường:

Sắp đặt… một cái gì nhỏ nhoi
để sáng mai
Nếu không còn thấy được mặt trời
Lòng vô cùng thanh thản…

“Sắp đặt” có giọng thơ hiền dịu, phải chăng theo quan niệm của cổ nhân “Nhược giả Đạo chi dụng” - Yếu mềm là cái dụng của Đạo. Tác giả có dụng công dụng ý: “Sắp đặt” những sự việc nhỏ bé, từ những ý tưởng không nhỏ bé. Có thể nói: Sắp đặt bằng tâm đạo vậy!

----------
* Bài bình này được GIẢI TƯ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét