Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

* THƠ BÙI GIÁNG, NGUYỄN KHÔI BÌNH















                                               
        Ảnh chụp tại Đình Bảng, 2002, từ trái sang: NT GIA DŨNG, NT NGUYỄN KHÔI,  DUY PHI tôi, một người thân của gia đình, chị HÈ - bạn đời của NGUYỄN KHÔI.                                     
            
                                                  
 BÙI GIÁNG VỚI
 MẮT BUỒN

                                       (Tặng : Bùi Trần Tự)
        

  Thi sĩ Bùi Giáng (1 trong 3 thi hào đương đại Việt Nam :Hoàng Cầm (Bùi Tằng Việt), Quang Dũng (Bùi Đình Diệm).Ông sinh năm 1926 tại Quảng Nam (nguyên quán: Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam),từ trần ngày 7-10-1998 tại Tp HCM (Sài Gòn) thọ 72 tuổi.
  Bùi Giáng nổi tiếng về thơ "lục bát cách tân",Ông đã in 7 tập thơ.Ngoài thơ, Bùi Giáng còn viết sách giáo khoa, bình luận Truyện Kiều, Bà Huyện Thanh Quan, Phan Văn Trị...Dịch nhiều tác phẩm Văn , Triết từ tiếng Pháp, tiếng Đức ra Việt ngữ.
  Có ý kiến cho rằng :" Văn học Việt Nam hiện đại có hai "đột phá khẩu" trong ngôn ngữ văn chương là Văn Nguyễn Tuân và Thơ Bùi Giáng " ? Trước cả núi tác phẩm độc đáo "khó đọc" với cái bút pháp "xí lắt léo" có một lối chơi 'cà ngẳng", "cà rỡn" trong thơ cũng như cuộc đời đầy kỳ bí cuồng si của Thi sĩ để hậu thế còn tốn nhiều giấy mực luận bàn về Thơ & Đời Bùi Giáng.
  Cũng như các vị tiền bối Nguyễn Du, Tú Xương...luôn tỏ ra vô cùng thương cảm cái biệt nghiệp "hệ lụy nhân sinh" của "Tấn trò đời" (Balzac) mà xưa nay là cái thói riêng của "giống hữu tình". Ông sinh ra gặp thời loạn lạc, lớn lên bao nõi ưu phiền. "Con mắt thơ" nhìn đời thấy mọi giá trị đảo lộn. Nếu coi thơ là thế giới ảo, thì ông là Thi sĩ đi giữa hai bờ thực / ảo cuộc đời ở trong vùng Nam Bộ- nam Trung Bộ suốt một thời đảo điên (1945-1975).Năm 1965 ông viết như một lời tự thuật :
   Sơ sinh phát tiết muộn lời
 Tâm hồn như lộc, trang đời như điên
   Muộn lời chậm tiếng đầu tiên
  Liền tâu Thần nữ mối phiền lão phu.
            (Đề từ tập Rong Rêu)
  Thây kệ đời ô trọc, ông "điên" giữa phố thị Sài Gòn. ông là Đười Ươi trong rừng rú còn hơn "lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ". Đó là cái điên của một con người đã hồn nhiên tin rằng : cuộc đời là một cuộc chơi, ngao du cho qua ngày tháng.Thơ Bùi Giáng cho ta hình ảnh một gã Trung Niên Thi Sĩ khờ khạo đến sâu sắc, ngủng ngẳng một cách nghiêm túc, điên một niềm tin trí tuệ rất triết học thành ra VÔ NGÔN, quê mùa . Thơ Bùi Giáng là tiếng lòng không bình yên, ông đã phá chấp một cách Vô thức, đáng yêu. Con người mang tiếng điên ( một dạng cuồng sĩ) cứ nhón chân để rình bắt chính mình (nói như T.V Thiên An).
  Thơ Bùi Giáng là một týp thơ "bụi" , chịu chơi, phóng khoáng của "Bác hai Nam Bộ" (kiểu bác Ba Phi), không ít những câu thơ quý hiếm, lạ lùng... mới bập vào tưởng là Dân gian, đọc ngẫm nghĩ thấy rất Hàn lâm Bác học- đó là một tài thơ đặc biệt trên Thi đàn Việt Nam hậu thế kỷ 20.
  Yêu nhau, ngàn vạn não nường
   Biển dâu lớp lớp mộng trường so le.
  Hiểu như Tản Đà (đời là một giấc mộng) thì ở Bùi Giáng là một cách diễn tả hình tượng thơ thật đọc đáo :vừa truyền thống vừa hiện đại là vậy.

         MẮT BUỒN

    Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
    Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão giông
    Cá khe nước cõng lên đồng
Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một giêng
    Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
Ấm trang sử lịch thu triền miên trôi.
                *
   Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
   Bỏ người yêu, bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên đời
   Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con.
                          
BÌNH : Đọc Bùi Giáng là ta du hành lang thang vào cõi thơ, miền tâm thức của ông (cõi miên trường) qua mọi ngõ ngách của mộng, của tình ,của lẽ tử sinh, của nỗi xao xuyến
bàng hoàng của một Trung Niên Thi Sĩ  "ngày xưa ông ấy là Giáo sư, ngày xưa ông ấy làm thơ, ngày xưa ông ấy giầu có lắm, ngày xưa ông ấy là Tô Vũ chăn dê...Ông ấy uống rượu dưới trăng khuya, đọc thơ nơi quán vắng. Đó là một chàng Thi sĩ ôm trái tim cô đơn, lãng tử, tình yêu đơn phương (người chẳng yêu ta, ta cứ yêu),làm bạn với nhiều trăng gió, phấn hương...Cái hình dáng xưa ấy tuy đã bị "bóng mây trời cũ hao mòn" nhưng trong tâm hồn chàng thì không bao giờ chịu cũ ? và đến khi chỉ còn ';Bây giờ riêng đối diện tôi" thì bồng nhiên Người ấy cứ hiện về. Thương người để quá thương thân .
"Gái một con trông mòn con mắt" như trước mặt mà đã tuột khỏi tầm tay...Tất cả chỉ còn trông theo và  tiếc nuối...Người ta đã an bài ngời ngời hạnh phúc ! -còn ta ? "còn hai con mắt khóc người một con" thật là não nuột , thật là chung tình, thật là thơ mộng. thật là khờ khạo...thật là đáng yêu vì tình chỉ đẹp khi tình dang dở kia mà ? !
   Và...chỉ có Trịnh Công Sơn (Nhạc sĩ số 1 Việt Nam) là đủ tài hoa để chia sẻ nỗi đau cùng Thi sĩ "còn hai con mắt khóc người một con / còn hai con mắt một con khóc người/con mắt còn lại nhìn đời là không/ nhìn em hư vô,nhìn em bóng nắng...nhìn em ra đi, lòng em xa vắng..."
   Chao ôi, thơ với nhạc- đôi bạn lòng tri âm tri kỷ để MẮT BUỒN của Bùi Giáng... đưa ta về cội nguồn của nỗi đau  đời đầy ngẫu nhiên và phi lý , nhưng vẫn còn "mai sau hẹn với ban đầu/ chờ nhau ngõ khác ngõ màu nguyên xuân".
                    Góc Thành Nam Hà Nội 21-1-2005
                                     Nguyễn Khôi ..
 







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét