Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

NHẠC SĨ BÁ ĐẠT, TỪ CÂY ĐÀN TỰ CHẾ...






                                                    NS BÁ ĐẠT 
                                        
                


 Nhạc sỹ
         BÁ ĐẠT


Tên thật: Nguyễn Bá Đạt.
Sinh năm: 1949.
Quê quán: Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Trú quán: 169,Minh Khai, Chũ, Lục Ngạn, BG.
Hội viên Hội Nhạc sỹ Việt Nam.
Hội viên Hội VHNT các DTTS Việt Nam.
Uỷ viên BCH Hội VHNT tỉnh Bắc Giang.
Nguyên Trưởng phòng, Phòng VH-TT Lục Ngạn.
Blog: tiengviet.net/badat. ĐT: 0918 288 116.

 TÁC PHẨM:
                         * NHẠC:
·        Khuôn Thần tôi yêu - Băng catsette.
·        Thị trấn cửa rừng - Tập ca khúc 1998.
·        Sông Thương tóc dài - CD 1999.
·        Quê hương sông Lục-Núi Huyền - Tập ca khúc 2002.
·        Tình ca bên suối - Tập ca khúc 2004.
·        Tình khúc Bắc Giang - Tập ca khúc 2005.
·        Hát về Lục Ngạn - Tập ca khúc 2008.
·        Tình ca bên suối - VCD 2008.
·        Bên tượng đài Bác Hồ - Tập ca khúc 2010.
·        Bên tượng đài Bác Hồ - CD 2010.
·        Lời của lá - Tập ca khúc 2011.
·        Lời của lá - CD 2011
  .  * GIEO HẠT ĐỒNG TRỜI, Tập thơ, Nxb Hội Nhà văn- 2012


 CA KHÚC ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG CỦA TRUNG ƯƠNG:
·        Hoài niệm 1999.
·        Âm vang Điện Biên 2000.
·        Tiếng lượn nàng ới 2003.
·        Ước mong của bé 2004.
                
 CA KHÚC ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG CỦA HỘI ĐỊA PHƯƠNG:
·        Quan họ vùng cao 1980.
·        Phiên chợ sloong hao 1993.
·        Khuôn Thần tôi yêu 1995.
·        Chúng em chào thế kỷ mới 2001.
·        Sông Thương tóc dài 2002.
·        Bắc Kạn miền quê yêu thương 2003.
·        Hội xuân 2005.
·        Cánh diều quê hương 2006.
·        Vùng sáng Tây Yên Tử 2009.
·        Tượng đài Bác Hồ trên đảo Cô Tô 2011.







                                                                                



NS BÁ ĐẠT (TRONG CÙNG BÊN PHẢI) 
BÊN MỘ NGUYỄN DU 





NÚI AM VÃI
MỘT DANH THẮNG CỦA LỤC NGẠN 











NS BÁ ĐẠT TRAO GIẢI THƯỞNG
CHO THÍ SINH TRONG NGÀY HỘI
VH TT CÁC DÂN TỘC LỤC NGẠN




TÌM HIỂU THÊM VỀ 
NHẠC SĨ BÁ ĐẠT 

     Từ 01 tháng 02 năm 2009- NS Bá Đạt- Trưởng phòng VH&TT huyện Lục Ngạn đã được nghỉ hưu theo chế độ quy định của nhà nước. Thời gian công tác của NS Bá Đạt vừa tròn 40 năm, có 37 năm tuổi Đảng ( trong đó 7 năm là lính, có 5 năm ở chiến trường miền Đông Nam bộ). 25 năm làm cán bộ quản lý của ngành VHTT và 33 năm sáng tác VHNT. Tuy nhiên, công việc sáng tạo VHNT và hoạt động CLB VHNT của huyện anh chưa thể ngừng nghỉ, có lẽ trong lĩnh vực này, sức sáng tạo, sức bật và độ chín trong sáng tác vẫn tiềm ẩn trong anh. Đã có nhiều bài viết, phóng sự truyền hình về anh: “Người nhạc sỹ cửa rừng”, “Người lọc hồn cho đất”, “Bá Đạt và những bài ca”, “Gieo mầm cho Đất lên hương” “Người khai sinh ra thị trấn Cửa Rừng”… 
      ĐỀN THƠ MỚI xin giới thiệu bài viết của tác giả Hoàng Đình Chiến về nhạc sĩ Bá Đạt:


Trở thành Nhạc sỹ 
từ cây đàn tự chế
Hoàng Đình Chiến
( TP Hồ Chí Minh)

   Đến thăm nhà Nhạc sỹ Bá Đạt ít ai để ý tới một bức ảnh nhỏ đã úa vàng theo thời gian. Vả lại nó được trưng cùng với một loạt những bức ảnh kỷ niệm khác và được chụp cách nay hơn 35 năm. Người trong ảnh còn rất trẻ mặc quân phục Quân giải phóng tay cầm cây đàn ghi- ta với hình thù khá kỳ cục. Đó chính là Bá Đạt hồi ở chiến trường miền Đông Nam Bộ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước với cây đàn ghi -ta tự chế.. Đời tôi có nhiều may mắn. Một trong những may mắn đó là giữa chiến trường Nam Bộ bao la thời chống Mỹ, tôi được gặp Đạt. Vốn là anh con cô cậu ruột nhưng tôi vào chiến trường không phải là người lính trực tiếp cầm súng như Đạt mà là "dân chính", là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng, là phóng viên chiến trường như các hãng Thông tấn phương Tây thường gọi. ở chiến trường, đồng hương tỉnh gặp nhau đã quý huống hồ lại là anh em! Đến giờ tôi vẫn không hiểu nổi có một ông thần may mắn nào đã giúp chúng tôi hội ngộ trong một khung cảnh " cả nước ra trận" như ngày ấy. Và tôi đã trực tiếp được diện kiến Bá Đạt với cây đàn tự chế như trong tấm ảnh đang treo trong nhà chủ nhân ( xem ảnh). Đứng về mặt hình thức và công dụng ta có thể gọi nó là cây đàn ghi-ta. Nó được đích thân Bá Đạt mày mò tự chế. Hộp đàn hai mặt được làm bằng gỗ của các hòm đồ quân trang, quân dụng màu sơn xanh có độ dày 1,5 cm; vẽ hình bầu đàn trên gỗ rồi cưa, cắt theo hình đàn ghi ta khuyết, bao xung quanh bằng tôn vỏ của hộp lương khô, cần đàn được tìm là loại gỗ trơn nhẵn, thớ mịn, đẽo gọt, lồng vào trong hộp chốt đinh chắc chắn. Bao quanh hộp đàn do không có keo và cốn để gắn nên đã phải cắt giấy, quấy hồ dán kín, vừa giữ âm, vừa là đường viền trang trí cho cây đàn đẹp thêm. Điều quan trọng là chia cần đàn để lắp phím, đó là khoảng cách chính xác được chia đều từ mép hộp trên cùng xuống ngựa đàn phải bằng mép hộp lên phím trên cùng của cần đàn rồi từ đó chia khoảng tỷ lệ để dùng cưa cắt, khoét sâu cần đàn để lắp phím, phím đàn được cắt rồi mài nhẵn bằng nhôm của xác máy bay, khoá đàn thì được dùi vào cần phía trên 6 lỗ như kiểu lên dây của đàn nhị, về hình dáng tuy không sơn, bóng đẹp nhưng cũng có thể nhận diện của một cây đàn ghi-ta. Vấn đề cuối cùng và quyết định để có âm thanh đó là dây đàn… Cho đến bây giờ, có một số người sau tôi được gặp Đạt cũng được chứng kiến khi Đạt sử dụng đàn và nhiều người thắc mắc là làm sao mà tạo được dây đàn, Đạt đã nói rằng: Tôi vẫn còn có thể làm được dây cho mọi người xem. Dây đàn được sử dụng bằng 3 loại dây, đó là ruột dây phanh trước của xe HonDa hoặc ruột sợi cáp loại nhỏ của xe ô tô làm dây sol, ruột phanh xe đạp (dây si) và dây sợi nhỏ cuối của đàn (dây mí) được rút từ ruột dây điện thoại của thông tin có vỏ ngoài là nhựa đen bao bọc ( gồm 4 sợi dây sắt và 3 sợi dây đồng cùng một ruột) dây đồng được dùng để quấn bằng tay bao quanh sợi dây mí thành dây rê, quấn vào dây si thành dây là, quấn vào dây sol thành dây mì cùng với ba sợi dây trần thành 6 dây ( mì, là, rê, sol, si, mí) nhưng khi quấn phải có một người căng sợi dây đàn định quấn, một đầu dây được kẹp vào chiếc que ( như đũa ăn cơm) đầu dây đàn bên kia được nối với sợi dây dù hoặc dây gai nhỏ, dài khoảng 3-5m, đủ độ kéo thẳng sợi dây cho người cầm que xoay đều theo chiều ngược kim đồng hồ để người quấn dây dùng móng tay cái áp, miết dây đồng lăn theo chiều quấn khít, sát nhau để dây đồng ôm chặt vào dây lõi, cứ như thế, chậm rãi và công phu, dây đàn bọc được ra đời và khi lắp vào có âm thanh dẫu không được chuẩn như đàn ghi-ta thật song giữa miền rừng núi nơi chiến trường vẫn có âm sắc của đàn ghi-ta lẫn trong tiếng pháo tầm xa của đại bác. Thời gian để cho cây đàn ra đời cũng cả một tháng trời. Ngoài đàn ghi-ta, Đạt đã làm cả đàn tam, tứ, nhị và sáo để hoà tấu trong đơn vị khi sinh hoạt văn nghệ. Bẵng đi một thời gian khá dài, do cuộc sống thường nhật với những lo toan cơm áo và chỗ đứng trong công tác, anh em chúng tôi ít liên lạc. Người ở phương Nam, người xứ Bắc "heo hút" nhưng vẫn giữ những kỷ niệm không phai khi ở Rừng. Vào năm cuối thập kỷ 70, tôi được ra Hà Nội học tiếng Anh để đi thường trú nước ngoài, anh em tôi mới gặp lại nhau nhưng cũng vô cùng ít dịp. Tôi vẫn nhớ như in rằng cậu em tôi là người rất mê âm nhạc và đàn ghi- ta. Đã có lần cao hứng tôi nói sẽ mua cho Đạt một cây thật xịn nhưng rồi không thực hiện được...Cuối năm 1980, một lần về thăm quê trước khi kết thúc khoá học, tôi gặp người bạn nối khố đang công tác ở huyện cho biết thằng em của tôi vừa đạt giải với bài hát " Quan họ vùng cao" trong đợt hội diễn của tỉnh. Qua chuyện này tôi còn được biết thêm, sau khi ra quân, về huyện công tác, Đạt bước vào sáng tác từ năm 1977, nghĩa là chỉ sau khi rời quân ngũ một năm tròn. Từ cây đàn ghi-ta tự chế bằng gỗ, không từ bỏ niềm say mê âm nhạc, vốn đã là máu thịt, Bá Đạt bước vào sự nghiệp sáng tác âm nhạc của mình từ đó. Tới nay, trải qua hơn 30 năm với khuông nhạc, Bá Đạt đã sáng tác gần 150 bài hát. Ngoài những bài có tính chất " đưa nghị quyết vào cuộc sống"- một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với một cán bộ văn hoá như Đạt- là những ca khúc tha thiết với tình yêu quê hương: “ Sông Lục núi Huyền, Thị trấn cửa rừng, Sông Thương tóc dài, Khuôn Thần tôi yêu, Tân Quang yêu thương, Tình ca bên suối…” là những tình khúc của những đôi trai gái mang đậm bản sắc của các dân tộc đang chung tay xây dựng quê hương vải thiều: " Phiên chợ sloong -hao, Tiếng lượn nàng ới, Câu then bên hồ, Sloong- hao lẻ bạn, Nhi-a sloong hao, Tung còn, Hội xuân ..." và nhiều bài hát viết về Đảmg, Bác Hồ và các miền quê đất nước. Đặc biệt, do xuất thân là người lính, Bá Đạt rất hùng dũng trong những hành khúc viết về những Trung đoàn, Sư đoàn. Nhiều hành khúc đã trở thành báu vật của các đơn vị quân đội được phóng thanh hàng ngày trong doanh trại.  

     Gần 200 bài hát được in trong 7 tập ca khúc, trong đó nhiều bài được tuyển chọn sản xuất băng cát-sét, đĩa CD và VCD... Phát trên sóng của Đài TNVN, Đài THVN và đăng tải trên báo, tạp chí của TW và địa phương. Đến nay, trong tay Bá Đạt đã có 15 tác phẩm được giải thưởng của các Hội văn nghệ địa phương và Hội Nhạc sỹ Việt Nam- Một thành quả lao động nghiêm túc, đáng trân trọng...











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét