TÂY SƠN HÀNH- DÂM THI
BÀI HỌC CHO KẺ SĨ
Lời dẫn
của Tam Uyển Trần Quang Đức -
Người phiên âm, dịch nghĩa Tây Sơn hành
VIỆT NAM ĐỆ NHẤT DÂM THI - TÂY SƠN HÀNH
Bữa trước trong lúc dư nhàn, mỗ có tìm đọc cuốn Tản Ông di cảo (ký hiệu A.2157) của danh sĩ thời Lê là Trần Danh Án. Đọc đến bài Tây Sơn hành (Bài thơ này còn được chép trong cuốn Thù thế danh thư, ký hiệu VHv.2239 và cuốn Danh nhân văn tập, ký hiệu VHv.2432) thì quả thật hãi hùng chi thậm. Ông này là tôi trung của nhà Lê, kiên quyết bất hợp tác với triều Tây Sơn, thủy chung coi Tây Sơn là giặc mọi, thậm chí tỏ thái độ thù hằn và phất uất khi vua Lê gả công chúa Ngọc Hân cho Quang Trung Nguyễn Huệ. Nay đọc Tây Sơn hành mới càng thấy rõ điều đó. Có điều, từ ý tứ đến ngôn từ trong bài thơ này đều hết sức dâm bôn xằng bậy, càng ngẫm càng thẹn cho kẻ mũ cao áo dài. Xét tự cổ chí kim, văn chương nước nhà chưa có áng dâm thi nào đặng so sánh được. Nay xin tạm phiên âm dịch nghĩa ra đây, rồi sau xin các bậc thiện Nôm chi quân tử cùng diễn ra thơ quốc âm vậy.
Lời dẫn
của Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện
TƯ LIỆU ĐẶC BIỆT ĐẶC TẢ ĐÊM TÂN HÔN
CỦA VUA QUANG TRUNG VÀ NGỌC HÂN
Thưa chư vị, tôi cũng đã từng nhiều năm ngụp lặn trong kho sách Hán Nôm, cũng bận tâm tra cứu các thư tịch cổ về các chuyện "nguyệt hoa hoa nguyệt" đã nhiều phen, song chưa bao giờ có được may mắn như Tam Uyên Trần Quang Đức ở Nhã Nam. Trưa hôm qua, được Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương phô rằng có cái này hay lắm, bèn đứng lại ở sảnh Hàn Lâm viện để truy vấn. Chuyết Chuyết kể câu chuyện - mà chư vị sẽ xem dưới đây. Tôi choáng quá!
Lúc ấy, trước mặt không có thư tịch, nên Chuyết Chuyết phải dùng cả đôi tay và cả toàn thân để mô tả những điều mà chàng định tả. Tôi càng choáng hơn!
Sáng nay, tại Thư khố Hán Nôm viện, bọn tôi gồm: Tam Uyển Trần Quang Đức, Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương, U Cốc khách Tô Lan cùng nhau mở 3 văn bản chữ Nho để đối chiếu và xác minh xem Tam Uyên có vì vui chuyện mà tự thêu thùa thêm chữ nào không. Quả thực là đúng như bài của Tam Uyển. Kíp khi ấy, Kim Anh nữ sĩ cũng có mặt, bèn được bọn tôi mời vào làm chứng!
Sáng nay, tại Thư khố Hán Nôm viện, bọn tôi gồm: Tam Uyển Trần Quang Đức, Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương, U Cốc khách Tô Lan cùng nhau mở 3 văn bản chữ Nho để đối chiếu và xác minh xem Tam Uyên có vì vui chuyện mà tự thêu thùa thêm chữ nào không. Quả thực là đúng như bài của Tam Uyển. Kíp khi ấy, Kim Anh nữ sĩ cũng có mặt, bèn được bọn tôi mời vào làm chứng!
Đêm tân hôn của Hoàng đé Quang Trung 33 tuổi, còn Ngọc Hân công chúa vừa 16 tuổi. Trời đất! Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên!
Vậy đã đủ chứng, mời chư vị thưởng thức (trên blog Nguyễn Xuân Diện) áng văn chương “vô tiền khoáng hậu” này.
Lời dẫn
của Duy Phi -
cùng quê với Trần Danh Án
cùng quê với Trần Danh Án
TÂY SƠN HÀNH - BÀI HỌC CHO KẺ SĨ
Trần Danh Án (1755 – 1794), người xã Bảo Triện huyện Gia Định - nay là thôn Bảo Triện, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông nội là Tiến sĩ Trần Phụ Dực, cha là Tiến sĩ Trần Danh Lâm.
Quê Trần Danh Án rất gần quê tôi. Tôi ở Mão Điền, Thuận Thành. Trần Danh Án ở làng Bảo Triện, tên thường gọi là Triện, dân làng tôi thường gọi cái tên vùng: Ngụ - Triện. Mão Điền và Bảo Triện chỉ cách nhau chừng mười cây số.
Vừa rồi, chúng tôi có sưu tầm được một bài thơ của chúa Trịnh Sâm gửi Bảo Huy hầu Trần Danh Lâm, khi ông Danh Lâm - Thượng thư bộ Binh, một mực xin về nghỉ hưu:
THƯ BÚT NGỰ TỨ
Thư hương thế phiệt trọng nho lâm
Chấp cửu niên lai lí lịch thâm
Tế lí túc xưng Đường quốc bảo
Huệ nhàn hề lận Hán đình kim
Đức giang thắng khái cung di dưỡng
Thai lĩnh kì bằng lạc dự châm
Sơ chính chính kim cầu cựu thiết
Ngư lân chu phụ cánh hà tâm*
Dịch thơ:
BÀI THƠ CỦA CHÚA
Gia thế trọng nho tự thuở nào
Hai mươi chín tiết mấy công lao
Phò đời bền vững thân danh sáng
Giúp nước yên bình trụ cột cao
Sông Đuống tháng ngày buồm thưởng ngoạn
Thiên Thai đồi núi bạn tiêu dao
Ngôi mới, cựu thần cần giúp rập
Lẽ nào nhàn tản xóm làng sao?
Duy Phi dịch
Trịnh Sâm muốn vời Danh Lâm ra tiếp tục phò chúa. Mới biết, vai trò dường cột của Trần Danh Lâm thời Lê Trịnh. Đến đời con, Trần Danh Án cũng có vị thế quan trọng trong triều.
Theo sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919. Ngô Đức Thọ chủ biên (Nxb. Văn học, Hà Nội, 2006), Trần Danh Án thi Hương đỗ Giải nguyên, thi Hội đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống 1 (1787) đời Lê Mẫn Đế.
Nguyễn Huệ ra Bắc, nhiều bạn hữu vận động Trần Danh Án ra hợp tác với Tây Sơn.
Sự kiện lớn thời ấy: Nhân cơ hội, Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Dĩ Nghị đem 20 vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Nguyễn Huệ lên hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thần tốc ra Bắc đánh giặc. Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân Thanh đại bại. Lê Chiêu Thống chạy theo giặc. Trần Danh Án cùng một số thân hào khởi binh chống lại Tây Sơn. Việc không thành, ông phải vào trong rừng ẩn náu. Năm 1794, nghe tin Lê Chiêu Thống chết bên đó, Trần Danh Án đã quay đầu về phía Bắc, nhịn ăn cho đến khi tắt thở. Khi mất, ông mới 40 tuổi, để lại các tập thơ văn: Liễu Am thi tập, Bảo Triện Trần Hoàng giáp thi văn tập, Nam phong giải trào, Lịch đại chính yếu luận. . . Tuy vậy, thơ Trần Danh Án còn ít được dịch, giới thiệu. Là một người nghiên cứu Hán Nôm ở địa phương, tôi nghèo tư liệu. Năm 2001, tôi có soạn cuốn Danh nhân văn học Kinh Bắc, có phần giới thiệu Trần Danh Án, in cùng Vô đề - hai bài thơ của ông. Với các bài thơ ngắn: Vô đề, Qua thành Cổ Phao…của ông, quá ít để có thể hiểu được tâm hồn, tư tưởng, tài năng thơ Trần Danh Án.
Do vậy, có tác giả đã nhận định: “Thơ văn Trần Danh Án không có bài nào mạt sát hay đả kích triều Tây Sơn”.
Đến nay, đọc lại mấy câu thơ của ông:
- Kiếp này dẫu béo mồm hùm sói
Thà chết không làm bụng chó heo.
- Sang Bắc giấu mình còn nhớ Tấn
Biển Đông thà chết chẳng theo Tần.
(Trả lời NgôThì Nhậm)
Đến nay, có thêm Tây Sơn hành của Trần Danh Án, ta mới thấy rõ: Trần Danh Án cự tuyệt, thù hận, căm ghét, chế giễu, mạt sát Tây Sơn một cách quyết liệt. Và cũng qua đó, bộc lộ rõ hơn tài năng thi ca ông. Thời nào cũng vậy, có phải bảo hoàng và phái cách tân, dân chủ. Nếu còn Trần Danh Án, hẳn không ít bạn sẽ chất vấn: Sao ông cứ tôn thờ mãi một ông vua rước voi về giầy mả tổ, một triều chính đã mục ruỗng?
Tây Sơn hành là một tác phẩm dâm thi, viết với một nhãn quan hạn chế, nhiều chi tiết thêm thắt nhằm xuyên tạc, trong khi vua Quang Trung được đại bộ phận dân chúng thời ấy ca ngợi. Đó là một bậc anh hùng: Mà nay áo vải cờ đào/ Giúp dân dựng nước biết bao công trình. Ngay công chúa Ngọc Hân, được vua cha gả cho Quang Trung, đâu có gì đáng phàn nàn. Ai tư vãn, tiếng than của Ngọc Hân khi Quang Trung mất, có câu: Kiếp này chưa trọn chữ duyên/ Ước xin kiếp khác vẹn tuyền lửa hương.
Tây Sơn hành là một minh chứng hết sức sinh động cho một bảo thủ khi thời thế thay đổi, một bài học cho kẻ sĩ. Đúng như nhà Hán học Tam Uyển Trần Quang Đức đánh giá, Tây Sơn hành là một bài thơ:
“Từ ý tứ đến ngôn từ trong bài thơ này đều hết sức dâm bôn xằng bậy, càng ngẫm càng thẹn cho kẻ mũ cao áo dài”.
Song, nhiều thời, sự ngu trung không thể kể hết. Với Trần Danh Án, thì Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm, người cùng thời, có cái nhìn rộng lượng:
Hiện nay, kiếm được người có học, có tài như người này thật khó. Nhưng xem chừng ông ấy chưa có bản lĩnh. Tuy nhiên, với người ấy ta vẫn có thể đánh bạn được. Trong các học giả ngày nay, lấy đâu ra những người như thế để cùng nhau nói chuyện về văn chương (Trích Kim mã hành dư).
TRẦN DANH ÁN
TÂY SƠN HÀNH
Thời, Nguyễn Chỉnh dẫn Tây Sơn Nguyễn Huệ binh lai Kinh thành, Cảnh Hưng hoàng đế dĩ Ngọc Hân công chúa hạ giá Nguyễn Huệ, cố hữu thử tác.Hải vũ thừa bình nhị bách niênThâm cung xuân sắc tỏa thuyền quyênYên hồng cẩm nhục nhân nhãn độcThiển thúy hoa nhân điệp mộng triềnBất thị thần tiên vô đối ngẫuKhả kham phương cảnh hốt lưu liênSa song tịch mịch mai hàm tuyếtThúy ngự ly phi liễu khốn yênHoa sự lan san xuân dĩ hĩTàn anh lạc nhứ tổng kham liênĐông đông hà xứ thành biên cổYết trần mạn tắc Trường An lộCức hạ phương toàn chấn diệp phongThâm xuân hốt điểm thôi hoa vũTu my vô đảm khống nguy thành,Thoa phiến tương thân để kiêu lỗThiên vương tỉ phụ thượng công phi,Bất tỉ tầm thường hoa lộng chủTôn vinh quý sủng đối thiên hoàng,Điện sính liêm nghi ưu đặc sốVân thủy sô tùng thúy ỷ la,Phong lưu tấn tướng phân thân trụPhiến phu kiệu tử tận phi thường,Đô nhân kiến giả hô vi phụNhân tiện tân lang như nhất khẩu,Thiếp kiến tân lãng trụy song thủY thường mạn lạn ngữ thù ly,Cốt tướng lăng tằng bì trứu cổĐính thượng cao đôi Trương Giác cân
Thoái gian bất trước Hàn Tín khốKỳ trung nhất vật vọng nguy nhiênTrực dữ tứ chi trì vi ngũTĩnh tự cao tăng ngột tọa vongĐộng như biền tử ca thân vũBất ngôn bất tiếu bất ôn tồnĐại hống nhất thanh liệt như hổThiên quân phi tồn cứ tô hungNộ liệt la quần phi tuyết cổThử vật thùy tri giải thích nhânHiệt hàng sáp nhập ôn nhu hộKiều hoa chi thượng cuồng oanh nhuCuồng oanh bất vi kiều hoa hộHoa mạc trùng trùng liệt tăng thanhDiên lô phiến phiến phi yên lữNha giảo nhục chiên hãn như duLoạn đảo hồ trừu tố bất trụTu du quần đới lạc tân hồngÁm điểm xuân trù phiên kỉ độThiếp thân lưỡng khổng tự liên hoànThuấn tức thông thành nhất đại khuyênQuyển nhu điểm duyệt hốt kinh ngạcHàng ma bất trị bán văn tiềnHắc ám ký phi tiền độ bạchOanh vu hựu cải cựu thời viênHô hoàn nã úng niệu nhất niệuNiệu thủy chi thanh như phi tuyềnPhi tuyền liễm diễm khứ bất phảnDương phong đả lạc đào hoa phiếnĐào hoa kiều khiếp bất thắng phongPhong liễm hoa hồn do giác quyệnDoanh doanh liễu cốt sấu tam phânTriệp triệp tương la khoan nhất bánĐể sự tuy nhiên bất sát nhânMộ vũ triều vân an thục lạnTự tòng kì khổ đắc kì hoanHoan hậu khước vong cựu khổ gianBất hoạn ngư ông huy điệu sápDung dung đào lãng trướng bình thanTả cúc hữu mô thám hoa tủyOanh bất đình thoa điệp bất lanNgọc dạng hương tao thất hại tuThượng lâu hạ nữu viên đoàn đoànPhong tình đãng dạng hoa tâm cấpKhủng phóng đông quân khoảnh khắc gianMan nhân lão thực đa cao hứngBất hội khinh thiểu chỉ hội toànPhù thế thanh vân như quá kháchNhất sinh kỉ độ thác xuân miênKhâm trù lạc xứ vô di hạSi tuẫn không danh ngộ ngọc nhanBất kiến cẩm cơ chi phấn độiTây binh khứ hậu kỷ nhân hoànThùy tương thử vị ngữ tỉ muộiGiá lang cập tảo giá Tây Sơn.
Dịch thơ:TÂY SƠN HÀNHBấy giờ, Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn quân Tây Sơn Nguyễn Huệ tới Kinh thành, Hoàng đế Cảnh Hưng gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ, cho nên có bài thơ này.Hai trăm năm thanh bình xứ sởMỹ nhân kia khoá ở thâm cungLẻ đơn, chăn nệm gấm hồngMộng xuân gối biếc vô cùng đẹp tươi.Không thần tiên ai người dám sánhChỉ tưởng mơ, cám cảnh thơ ngâyMai đượm tuyết giữa song dàyHoa trong vườn uyển, liễu đầy khói sươngBóng xuân qua, hoa vương lối nhỏĐáng thương sao, nhuỵ rữa hoa tànTùng tùng! Thành bỗng trống vangRợ quân ào đến, Tràng An bụi mùHè chưa cuối, lạnh thu đã thổiĐang chín xuân, mưa xối, bứt hoaMày râu đâu chẳng xông phaGiặc hung, để bậc quần thoa gán mình.Gái Thiên vương cũng đành tỳ thiếpLà chúa hoa chịu kiếp tầm thườngTôn vinh quốc sắc thiên hươngTân hôn nghi thức cũng dường khác xưaTuỳ tùng vận lụa tơ, xe ngựaPhù rể đông áo mũ xênh xangPhu khiêng phu quạt nối hàngNgười kinh đô hứng reo tràn, gọi “cha”.Hâm mộ lắm, ôi chà, rể qúyNàng dâu trông chú rể, tay buôngGiọng trọ trẹ, áo phường tuồngDa nhăn nhíu,vẻ giương giương ngang tàng.Trương Giác chăng, đầu khăn tú ụHàn Tín này quần khố sao đây?Bên trong một vật thay layTứ chi, sừng sững “ngọn” này là năm.
Lúc tính lặng như tăng thiền toạKhi lung liêng như gã múa ca.Nào đâu cười nói, ôn hoàBỗng gầm một tiếng, cỏ hoa rụng rời.Cả nghìn cân dập vùi ngực nõnXé tan xiêm, tuyết ngộn đùi nonVật đâm này chẳng phải thườngNgung ngoăng rồi thọc vào luôn “cửa” hùm.Hoa nhụy ngọc, oanh khùng xâm xọcOanh khùng đâu giữ ngọc gìn hoaMàng hoa lớp lớp lóc quaLò duyên mảnh mảnh day chà khói bayMồ hôi dầu, thịt lay răng nghiến“Làm” không dừng giập nện, rút bừaGiọt đào phút rớt xiêm tơXuân qua mấy độ gió mưa nát nhàuThân ai hai vòng khâu kín núcGiập bã trầu, một hốc rộng huênhVén cao áo lót mà kinhNẫu rồi, giờ nửa đồng trinh, đáng nào?Đang trắng dịu, tím nhầu tím nhĩKhối tròn xoe méo sệ tang thươngA hoàn hứng chậu thêm buồnGhê thay, nước tiểu thác tuôn rề rề.Thác sóng sánh một đi không lạiGió bời bời rụng mãi hoa đàoHoa kiều diễm gió dông gàoĐời hoa quật quã nghẹn ngào rụng xuânVóc liễu đã ba phần gầy gụaÁo lụa hồng, một nửa rộng hơnChết người thì chẳng chết luônMây mưa dữ dội, héo mòn hồn tanHết khổ lạ thì sang sướng lạSướng đến rồi quên cả khổ xưaChẳng lo lái rít chèo khuaSóng đào bát ngát ngập bờ bãi saVốc nụ trái vò hoa bên phảiOanh cứ luồn bướm ấy không ngănNgứa hương ngọc, chẳng ngại ngầnTrên ôm dưới xiết đảo vần càn khôn ?Cuộc phong tình dập dồn háo hứcChẳng chịu dời một lúc chúa hoaHứng cơn, rợ quá thật thàĐâm dùi, đâu biết mặn mà vuốt veKhách qua đường, gió đi mây đếnĐời người ta khôn vẹn giấc xuânRợ, Kinh chẳng kể, gối chănDanh suông vua hão rơi lầm vũng nhơĐám phấn son Cầm Cơ có thấyTây Sơn đi hỏi mấy quay về?Việc này nói tỏ cho ngheLấy chồng cứ lấy, ừ thì Tây Sơn!*Duy Phi dịch-----* Có tham khảo bản dịch thơ của Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương.
* TS NGUYỄN XUÂN DIỆN - VIỆN HÁN NÔM ĐÃ GIÚP CHO TƯ LIỆU. RẤT CẢM ƠN...
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét