Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20
Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011
BÀI THƠ VIẾT Ở MALAYSIA - DUY PHI
Ảnh: DP, ngày 27/ 12/ 2011
DUY PHI
THÁP ĐÔI - MALAYSIA
Tặng 4 cặp uyên ương trong đoàn:
Tiến Khoa - Lê Hà, Mạnh cường - Thuý Vân
Duy Hùng - Thu Trang, Minh Ngọc - Thảo Ngân.
Mấy ngày ngàn dặm lênh đênh
Bên Tháp Đôi mới biết mình lẻ đôi
Lẻ đôi là chén đắng rồi
Kìa đôi tháp có nắng soi bảy màu
Đắng quen rồi cũng ngọt ngào
Chúc Tháp Đôi với trời sao lâu dài
Hai mà một một mà hai
NHỮNG CÁI NHẤT TRONG ĐOÀN DU NGOẠN SINGAPORE...
Một cảnh bên sư tử mẹ ở Singapore
Sư tử là biểu tượng của Singapore,
du khách thường đến thăm ba tượng sư tử:
Sư tử mẹ, Sư tử bố và Sư tử con
Sư tử mẹ đang phun nước phía sau
du khách thường đến thăm ba tượng sư tử:
Sư tử mẹ, Sư tử bố và Sư tử con
Sư tử mẹ đang phun nước phía sau
ẢNH MẠNH CƯỜNG, TỪ PHẢI SANG:
THUÝ VÂN, HỮU CẤP, THU HƯỜNG, BÁ BIÊN
XUÂN THU, KIM LIÊN, DUY PHI, TIẾN KHOA, KHÁNH HẠ, LÊ THỊ HÀ
NHỮNG CÁI NHẤT
TRONG ĐOÀN DU LỊCH
VỪA QUA
Đoàn có 17 người, kể cả hướng dẫn viên Đàm Bá Đoàn (người Nam Định, sinh 1986, chưa vợ, giỏi Anh ngữ, hay kể chuyện tiếu lâm) – Công ty Du lịch Việt.
Tươi trẻ nhất: Thu Hường, sinh năm 1988, tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ tiếng Anh, biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, chưa chồng.
“Bản sắc dân tộc nhất”: Khánh Hạ, vào siêu thị mua vẫn mặc cả, được giảm giá đáng kể.
Gặp nỗi buồn nhất: Thanh Nhàn, nghe tin bố chồng mất.
Bức xúc nhất: Hữu Cấp (từng vượt Trường Sơn, 6 năm trong quân ngũ, tốt nghiệp đại học Văn) vào Singapore không được uống rượu, bị cấm hút thuốc lá nơi công cộng, phải mua thuốc lá giá 200000 đ/ bao, coi như bị cầm tù.
Từ trái sang, hàng đầu:
Từ trái sang, hàng đầu:
THẢO NGÂN, THU TRANG, THU HƯỜNG, THANH NHÀN, KHÁNH HẠ, XUÂN THU
Hàng sau:
KIM LIÊN, DUY HÙNG, TIẾN KHOA, LÊ THỊ HÀ,
KHUẤT KIM HẢI, PHẠM HỮU CẤP, BÁ BIÊN, DUY PHI, NGÔ THUÝ VÂN
Phong độ nhất: Kim Hải, nghe đâu chức sắc cỡ thứ trưởng, đẫn đầu đoàn 5 người trên của Nhà
CHÙM ẢNH SINGAPORE - MALAYSIA
DUY PHI tôi vừa có cuộc du ngoạn tuyệt vời
(23 đến 29/ 12/ 2011)
đến Singapore 2 ngày rồi sang Maylaysia 5 ngày.
Đoàn này cũng oách lắm, dễ chừng toàn là "đẳng cấp"
hào hoa cả
Tại National Orchid Garden (Vườn Lan Quốc Gia) Singapore, từ trái sang:
Hàng đầu:
THU HƯỜNG, THANH NHÀN, KHÁNH HẠ, XUÂN THU
Hàng sau:
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011
MỪNG NOEL, MỜI BẠN DU NGOẠN
MÙA GIÁNG SINH - 2011
ĐTM CHÚC BẠN VUI TƯƠI, HẠNH PHÚC
NHỮNG CẢNH ĐẸP TUYỆT VỜI | |
> | |
|
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011
ĐỌC LỮNG THỮNG XANH
BÀN VỀ TẬP THƠ
LỮNG THỮNG XANH
CỦA NGUYỄN ANH NÔNG
NXB VĂN HỌC
NĂM 2010
Đến tháng 12 năm 2011 đã có 5 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình viết về tập thơ LỮNG
THỮNG XANH, gồm các tác giả:
1- NGUYỄN BAO: TẢN BƯỚC CÙNG LỮNG THỮNG XANH
2- LÊ VĂN VỌNG: ĐỌC LỮNG THỮNG XANH
3-PHẠM THUẬN THÀNH: VỚI NGƯỜI THÁCH THỨC CHÍNH MÌNH
4- ĐINH QUANG TỈNH (BA TỈNH): NHỊP ĐIỆU BA; NHỮNG HÒN BI VE
5- CHU VĂN SƠN: HỒN RAU MÁ
Xin giới thiệu với bạn đọc 3 bài trong số bài viết đó: TẢN BƯỚC CÙNG LỮNG
THỮNG XANH( NGUYỄN BAO); ĐỌC LỮNG THỮNG XANH(LÊ VĂN VỌNG) HỒN
RAU MÁ(CHU VĂN SƠN)
NGUYỄN BAO
TẢN BƯỚC CÙNG “LỮNG THỮNG XANH”
(Đọc LỮNG THỮNG XANH của Nguyễn Anh Nông, NXB Văn học, 2010)
Với Nguyễn Anh Nông, một tác giả đồng hương đang làm việc ở
Điện ảnh Quân đội, ấn tượng luôn luôn đậm nét trong tôi: một cây bút
xông xáo, mạnh mẽ và trường lực! Tôi đã đọc 6 tập thơ và trường ca của
anh được công bố trong gần ba mươi năm. Tôi cũng đã đọc bản thảo của
vài tập trường ca và hàng ngàn bài thơ ngắn, cực ngắn như một nét tốc
họa giữa cuộc đời bề bộn, ngổn ngang đang cuộn chảy, sôi sục…
Giờ đây, tôi muốn nói về tập thơ mới nhất, với cái tên sách nhiều gợi
cảm, tỉa ra từ cánh rừng, ào ạt gió, rậm rạp lá cành của hơn nghìn bài thơ
ngắn.
Tên sách “ Lững thững xanh” gợi cho ta sự lắng đọng, trầm tĩnh
đồng thời cũng ẩn chứa cuộc sống đa chiều như nó vốn có.
Thấp thoáng đằng sau “ Lững thững xanh” là bóng dáng một con
người đã đi qua nhiều năm lửa đạn, đã trải qua bao ghềnh thác của dòng
sông- đời người… nay lắng lại trong trẻo và đáy nước soi thấu trời xanh,
gạn lọc bao nỗi niềm nhân thế và lưu lại những gì đáng nhớ nhất còn
đọng lại trong tâm tưởng và cảm xúc: những gì tinh khiết và bao dung,
mềm mại và chắt lọc…nhưng vẫn thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh và
những nỗi đau không che giấu.
Chỉ có trải qua mọi thử thách của cuộc sống, qua trăm nghìn tình
huống khắc nghiệt buộc chủ thể phải tỉnh táo và quyết liệt, vô tư và
trong sạch mới có được một cách ứng xử đầy tính nhân văn, những lát
cắt phơi bày được bản chất hiện tượng xã hội. Tôi tin là những giây
phút “ Lững thững xanh” đã giúp Nguyễn Anh Nông nhặt được ngay
dưới bước chân mình, trong tầm nhìn ngay trước mắt mình bằng những
gì độc đáo, cô đọng mà có tính ẩn dụ cao, nói được hồn vía, cốt lõi của
hiện tượng, xã hội. Như một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài năng, trong một ánh
chớp vụt hiện, chiều sâu cốt lõi của sự vật đã được bộc lộ dưới một
hình tượng mang tính triết học. Sức gợi, sức ngân của những dòng thơ
cực ngắn mở ra những liên tưởng, xới những “vấn đề” vốn có sẵn trong
lòng người đọc và hướng người ta cảm thụ và nghĩ rộng hơn mọi chiều
hướng.
HOA MUỐNG BIỂN CỦA NT CÔNG TIẾN THỊNH
ĐTM giới thiệu chùm 7 bài trong tập thơ mới:
HOA MUỐNG BIỂN
của NT Công Tiến Thịnh
Quê Phú Thượng, quận Tây Hồ - Hà Nội.
Kỹ sư VTĐ.Học viên khóa 3 TT bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du.
Tác phẩm đã in:
Cúc tần xanh, Nxb Thanh niên, 2005.
Con thuyền quên lãng, Nxb Hội Nhà văn, 2006.
Lặng lẽ phù sa. Nxb Văn học, 2008.
Bóng tôi trên đường, Nxb Hội Nhà văn, 2009.
Hoa muống biển...
Sách do NXB Hội nhà văn in ấn quý IV năm 2011
gồm 260 bài thơ tứ tuyệt và 60 tấm ảnh minh họa.
LỜI ĐẦU SÁCH:
"Có loài hoa cứ lặng lẽ nơi ao chuôm,
vườn nhà, âm thầm nơi ven bờ cát biển.
Ở đâu hoa muống cũng tím màu dung dị, ẩn tình
Chúng tự hát, thứ ngôn ngữ
mà chỉ có đồng cảm mới nhận biết được".
|
Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011
MỪNG NT NGUYỄN KHÔI 75 XUÂN
NGUYỄN KHÔI
Được biết nhà thơ Nguyễn Khôi sinh ngảy 5-11-Mậu Dần (26-12-1938), theo tuổi ta, nay 75 xuân. ĐTM có lời chúc mừng, giới thiệu chùm thơ 5 bài của "lão tướng" Nguyễn Khôi và bài thơ chúc thọ của TS Nguyễn Văn Hoa.
Từ trái: GIA DŨNG, NGUYỄN KHÔI, DUY PHI...
& CHỊ HÈ - PHU NHÂN CỦA NK
Ảnh ĐẶNG TIẾN HUY
chụp tại gia đình NK ở Đình Bảng - 2002
TS NGUYỄN VĂN HOA
MỪNG BÁC NGUYỄN KHÔI
Chập chờn giấc ngủ 75
Vẫn mơ suối chảy hồi nằm Sơn La
“Người rừng” du học nước Nga
Hào quang “Quốc hội” vụt qua ngang trời
Lão tử độc ẩm đầy vơi
“Thi Nhân Kinh Bắc “ rạng ngời sử xanh
Thoát ngoài quỹ đạo đua tranh
Văn chương thả sức tung hoành năm châu
Bài vở trôi nổi toàn cầu
Bạn văn trên mạng đâu đâu cũng tường
75 xuân sáng từng chương
“Người rừng” thanh thản cạnh giường suối reo ./.
N V H
N V H
THƠ NGUYỄN KHÔI
Bản Chiềng Ly
Tặng T.H
Bản Chiềng Ly chưa đi đã nhớ
Phố chênh vênh bên núi bên hồ
Gái bản từ lâu quen chợ búa
Trai Thuận Châu bao bạn nằm mơ.
Người Chiềng Ly hay đi đây đó
Mùa hoa Ban về dự hội làng
Quả Còn lửa bay ngang trời phố nhỏ
Trái tim hồng thiếu nữ đón xuân sang.
Tôi say đắm yêu cô nàng như thế
Cha mẹ thương cho về ở Kinh Kỳ
Không ở rể mà vẫn là rể quý
Để mỗi năm lại lên Tết Chiềng Ly.
Bản Chiềng Ly chưa đi đã nhớ
Phố chênh vênh bên núi bên hồ
Gái bản từ lâu quen chợ búa
Trai Thuận Châu bao bạn nằm mơ.
Người Chiềng Ly hay đi đây đó
Mùa hoa Ban về dự hội làng
Quả Còn lửa bay ngang trời phố nhỏ
Trái tim hồng thiếu nữ đón xuân sang.
Tôi say đắm yêu cô nàng như thế
Cha mẹ thương cho về ở Kinh Kỳ
Không ở rể mà vẫn là rể quý
Để mỗi năm lại lên Tết Chiềng Ly.
Thuận Châu, hè 1993
GỬI BẠN XA XỨ
(Nhân đọc: Đặng Đình Túy)
tặng : Từ Vũ
tặng : Từ Vũ
Bạn từ vượt biển đi xa xứ
Quê hương, quá khứ ngút tầm tay
Con cháu chẳng còn hay Quốc ngữ
Cả nhà chỉ toàn nói tiếng Tây
Ngày trước, các thầy từng mai mỉa
"Ông Tây An Nam" sính ngoại bang
Nay vì sinh kế thì phải thế
Hội nhập... thôi đành phải dấn thân
Buồn nhớ cố hương... tuổi đã già
Bạn cùng con Cún dạo nhẩn nha
Vời trông khói sóng chiều khuất bóng
Một mối tình quê ta với ta.
Mình ở quê hương cũng ly hương
Chạy ra thành phố kiếm đồng lương
- Bỏ mặc vườn quê cho lũ bướm
Hoa dại ai người biết có thơm?
Con cháu lo toan việc kiếm tiền
Tiếng Anh - số một, học ưu tiên
Nhạc thì Hip hop ầm cả phố
Biển hiệu ... ngỡ là Washington ?
Buồn trở về làng thăm vườn cũ
Lũy tre đã SẠCH, Phố cả rồi
Làng xưa thầm thĩ cồn ký ức
"Cố Sự" trường giang (1) viết tặng Đời...
Quê hương, quá khứ ngút tầm tay
Con cháu chẳng còn hay Quốc ngữ
Cả nhà chỉ toàn nói tiếng Tây
Ngày trước, các thầy từng mai mỉa
"Ông Tây An Nam" sính ngoại bang
Nay vì sinh kế thì phải thế
Hội nhập... thôi đành phải dấn thân
Buồn nhớ cố hương... tuổi đã già
Bạn cùng con Cún dạo nhẩn nha
Vời trông khói sóng chiều khuất bóng
Một mối tình quê ta với ta.
Mình ở quê hương cũng ly hương
Chạy ra thành phố kiếm đồng lương
- Bỏ mặc vườn quê cho lũ bướm
Hoa dại ai người biết có thơm?
Con cháu lo toan việc kiếm tiền
Tiếng Anh - số một, học ưu tiên
Nhạc thì Hip hop ầm cả phố
Biển hiệu ... ngỡ là Washington ?
Buồn trở về làng thăm vườn cũ
Lũy tre đã SẠCH, Phố cả rồi
Làng xưa thầm thĩ cồn ký ức
"Cố Sự" trường giang (1) viết tặng Đời...
CƠM TÀU
Quí nhau lại thết cơm Tàu
Vào "Đài Loan đại tửu lâu" mà xời
Mao Đài làm chén thơm môi
Vịt Bắc Kinh...để cho người nhớ lâu
Ở đâu cũng gặp dân Tàu Mới hay sức sống làm giầu mà ghê
Cơm Tàu ăn uống thỏa thuê
Nhà Tây, vợ Nhật...ai chê cơm Tàu ?
Mao Đài làm chén thơm môi
Vịt Bắc Kinh...để cho người nhớ lâu
Ở đâu cũng gặp dân Tàu Mới hay sức sống làm giầu mà ghê
Cơm Tàu ăn uống thỏa thuê
Nhà Tây, vợ Nhật...ai chê cơm Tàu ?
Budapest, tối 10- 6- 1998
GẶP MẤY ÔNG TIẾN SĨ
Ở CHỢ 4 CON HỔ
"Tiến sĩ" như mấy ông
Xưa đi Tây đâu dễ ?
Đời chuyển đổi giữa dòng
Ai biết "thay" thời thế !
Đất trời Hung tuyệt mỹ
Đất hứa sự giầu sang
Chẳng đứng trên Giảng đường
Thì ra ngồi chợ vậy !
"Tài"ông dạy làm Toán
Sở trường món Ngoại văn
Chưa học bài buôn bán
Kinh "cơ chế thị trường" ?
Mùa đông đất đóng băng
Mùa hè trời đổ nắng
Quán ông chẳng đắt hàng
Lơ mơ cặp kính trắng...
Thôi thì vì miếng ăn
Cũng là đi lao động
-"Trông hàng" cho con "Fe"
đỡ bộn bề tính toán.
Đường về xa thăm thẳm
Thăm người thân ? - không tiền !
Đã mang danh Tiến Sĩ
"Số xuất ngoại" phải "hên" ?
Ôi cuộc đời đảo điên
Bên Quê thôi ảo tưởng
Bạn vẫn lên Giảng đường
Vừa xây nhà to tướng...
Budapest một sớm
Bên sạp hàng toòng teng
Giữa chợ "4 con Hổ"
Hàng Tàu rẻ...người chen.
Đời nhếch nhác tha hương
Phận trớ trêu nghịch lý
Đâu học giỏi lắm tiền ?
"Bệnh sĩ" hành Tiến Sĩ !
Xưa đi Tây đâu dễ ?
Đời chuyển đổi giữa dòng
Ai biết "thay" thời thế !
Đất trời Hung tuyệt mỹ
Đất hứa sự giầu sang
Chẳng đứng trên Giảng đường
Thì ra ngồi chợ vậy !
"Tài"ông dạy làm Toán
Sở trường món Ngoại văn
Chưa học bài buôn bán
Kinh "cơ chế thị trường" ?
Mùa đông đất đóng băng
Mùa hè trời đổ nắng
Quán ông chẳng đắt hàng
Lơ mơ cặp kính trắng...
Thôi thì vì miếng ăn
Cũng là đi lao động
-"Trông hàng" cho con "Fe"
đỡ bộn bề tính toán.
Đường về xa thăm thẳm
Thăm người thân ? - không tiền !
Đã mang danh Tiến Sĩ
"Số xuất ngoại" phải "hên" ?
Ôi cuộc đời đảo điên
Bên Quê thôi ảo tưởng
Bạn vẫn lên Giảng đường
Vừa xây nhà to tướng...
Budapest một sớm
Bên sạp hàng toòng teng
Giữa chợ "4 con Hổ"
Hàng Tàu rẻ...người chen.
Đời nhếch nhác tha hương
Phận trớ trêu nghịch lý
Đâu học giỏi lắm tiền ?
"Bệnh sĩ" hành Tiến Sĩ !
GẶP MẤY TIỂU THƯ, CÔNG TỬ
CON NGÀI CỰU ĐAI SỨ
Một phen thay đổi sơn hà
Tấm thân chiếc lá biết là về đâu?
Kiều
Đã là con Ngài Đại sứ
Vốn nòi Cách mạng đặc quyền
Chẳng là Kỹ sư, Bác sĩ
Cũng chủ Biệt thự, trang viên ?
-Ờ sao lại đi bán hàng
Ngồi lê chợ Budapest ?
Người đây tứ xứ "Cái Bang"
Bán mua những hàng loại bét !
Sao trước chẳng chăm học hành ?
- Còn mải lông bông, tán phét
Còn mải chơi chó, đá banh
Sẵn ăn "Nhà nước bao cấp".
Ai ngờ đời sang bước ngoặt
Đó đây cơ chế thị trường
Đại Sứ về vườn "hưu thật"
Vợ con ra chợ bán buôn...
Ai bảo đi buôn là sướng ?
- Lười làm, chăm chén...buôn chi ?
Khổ: không ai quen dậy sớm
Học hành , thôi đã lỡ thì .
"Vốn" không, thôi thì vay mượn
Tài lộc lãi một ăn hai
Thôi thì dài lưng "làm mướn"
Loăng quăng đất khách quê người .
Từng là con Ngài Đại Sứ
Tiểu thư, công tử một thời
Chẳng đùa miếng cơm manh áo
Mồ hôi nước mắt chợ Trời.
Vốn nòi Cách mạng đặc quyền
Chẳng là Kỹ sư, Bác sĩ
Cũng chủ Biệt thự, trang viên ?
-Ờ sao lại đi bán hàng
Ngồi lê chợ Budapest ?
Người đây tứ xứ "Cái Bang"
Bán mua những hàng loại bét !
Sao trước chẳng chăm học hành ?
- Còn mải lông bông, tán phét
Còn mải chơi chó, đá banh
Sẵn ăn "Nhà nước bao cấp".
Ai ngờ đời sang bước ngoặt
Đó đây cơ chế thị trường
Đại Sứ về vườn "hưu thật"
Vợ con ra chợ bán buôn...
Ai bảo đi buôn là sướng ?
- Lười làm, chăm chén...buôn chi ?
Khổ: không ai quen dậy sớm
Học hành , thôi đã lỡ thì .
"Vốn" không, thôi thì vay mượn
Tài lộc lãi một ăn hai
Thôi thì dài lưng "làm mướn"
Loăng quăng đất khách quê người .
Từng là con Ngài Đại Sứ
Tiểu thư, công tử một thời
Chẳng đùa miếng cơm manh áo
Mồ hôi nước mắt chợ Trời.
Chợ Bốn Con Hổ,
Budapest, trưa 11- 6- 1998
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011
NHỮNG HÌNH ẢNH TUYỆT VỜI
ĐTM
CHÚC CÁC BẠN
MÙA GIÁNG SINH CŨNG TUYỆT VỜI
MÙA GIÁNG SINH CŨNG TUYỆT VỜI
NGUỒN:
- Ngày Thứ 5, 17/11/11, Luat nguyenvan <luat_nguyenvan@yahoo.com> đã viết:
Từ: Luat nguyenvan <luat_nguyenvan@yahoo.com>
Chủ đề: Chuyển tiếp: Những tấm ảnh đẹp tuyệt vời - có 1 không 2
Đến: "KhoiNguyen" <khoidinhbang@yahoo.com.vn>, "nguyen xuanniệm" <nxniem@gmail.com>, "TinChu" <ragichu@gmail.com>, "NguyenNguyet" <nnguyet1@gmail.com>, "HA TRIEUHIEP" <hatrieuhiep@yahoo.com>
Ngày: Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011, 9:37
Từ: Nguyen Van Minh <nguyenvanminh5591@yahoo.com.Từ: Luat nguyenvan <luat_nguyenvan@yahoo.com>
Chủ đề: Chuyển tiếp: Những tấm ảnh đẹp tuyệt vời - có 1 không 2
Đến: "KhoiNguyen" <khoidinhbang@yahoo.com.vn>, "nguyen xuanniệm" <nxniem@gmail.com>, "TinChu" <ragichu@gmail.com>, "NguyenNguyet" <nnguyet1@gmail.com>, "HA TRIEUHIEP" <hatrieuhiep@yahoo.com>
Ngày: Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011, 9:37
Đến: LuatGSTS <luat_nguyenvan@yahoo.com>; Nguyen ThuThuc <luatsuthuc@gmail.com>; Vân <nhabaolevan@yahoo.com.vn>; TônGia <phuongliet_1993@yahoo.com.vn>
Cc: TuanThanh <ngthanhtuandst@gmail.com>; LoTuong <tuonglo37@ymail.com>; QuocNam <quocnamV3@gmail.com>; ThànhTC <dungtayson142@gmail.com>; "trieu.dd@fci.com.vn" <trieu.dd@fci.com.vn>; Trucdg <trucdgo@gmail.com>; TrucHQ <truc@starjsc.com.vn>; Doa`nNguyet <doannguyet03@yahoo.com>; NguyetNguyen Huynh Minh <minhnguyet1231412@gmail.com>
Đã gửi 7:02 Thứ Năm, 17 tháng 11 2011
TRỰC TIẾP: N T NGUYỄN KHÔI
ĐTM RẤT CẢM ƠN...
_
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011
THỦY HƯỚNG DƯƠNG * “SỢ BUỒN KHẼ RỤNG”
NHỮNG BỨC MINH HỌA
TRONG TẬP THƠ
“SỢ BUỒN KHẼ RỤNG”
Gặp nhau là mối duyên trời
THỦY HƯỚNG DƯƠNG
Sau gần hai tháng gửi bản thảo “Sợ buồn khẽ rụng” cho Họa sĩ Trịnh Minh Sơn , bây giờ THD đã có trong tay maket tập thơ. Phải nói là trên cả tuyệt vời và hơn cả những gì mong ước.
Trưa 14.12.2011 cả ba chúng tôi, gồm Họa sĩ Trịnh Minh Sơn, Họa sĩ Thẩm Đức Tụ và Tg thơ Thủy Hướng Dương đã cùng nhau ngồi để “phán xét” thành quả chung của mình. Xin nói qua về các Họa sĩ một chút. Họa sĩ Trịnh Minh Sơn – họa sĩ thiết kế, trình bày cho nhiều cuốn sách ảnh nghệ thuật là người được các nghệ sĩ đánh giá cao về trình độ thẩm mỹ và biên tập trong làng hội họa. Họa sĩ Thẩm Đức Tụ - Tổng thư ký Hội Mỹ thuật VN, là thầy của nhiều họa sĩ tài năng của Việt Nam.
Trước hết phải nói về cơ duyên gặp gỡ với các họa sĩ tài năng này.
Trong một dịp đi phỏng vấn viết chân dung văn hóa về Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo thì THD tình cờ gặp Hs. Trịnh Minh Sơn và Hs. Thẩm Đức Tụ cũng tới nhà riêng của Nđk. Tạ Quang Bạo thu thập tài liệu để chuẩn bị in cuốn sách giới thiệu tác phẩm điêu khắc của Nđk này đến với công chúng yêu nghệ thuật. Nhân dịp đó, THD cũng chia sẻ với Hs.Trịnh Minh Sơn về cuốn thơ đang muốn in. Có lẽ vì mối quan hệ thân thiết giữa họa sĩ vẽ tranh sơn mài nổi tiếng Nguyễn Huy Hoàng là bạn chung của chúng tôi nên Hs. Trịnh Minh Sơn đã không khách sáo ngỏ ý muốn giúp THD trình bày tập thơ Sợ buồn khẽ rụngchăng?. Còn Hs. Thẩm Đức Tụ hôm ấy tôi nhớ các anh họa sĩ có giới thiệu THD với ông nhưng có thể do lần đầu tiên mới gặp hoặc cũng do cái tên THD chẳng mảy may làm ông chú ý nên coi như lần gặp này cũng chỉ coi là lần gặp xã giao không có nhiều ấn tượng. Nhưng phải nói thật là mất khá lâu sau mới thấy có hồi âm của hs. Trịnh Minh Sơn và cái sự lâu đó hóa ra cũng đáng bõ bèn công chờ đợi lắm. Để có được bìa tập thơ ưng ý như bây giờ, hs. Trịnh Minh Sơn đã phải thể nghiệm gần 30 mẫu khác nhau (mà với THD thì mẫu nào cũng đẹp hết, vì mỗi mẫu đẹp một vẻ). Cũng trong thời gian Hs.Trịnh Minh Sơn thiết kế thì có một lần Hs. Thẩm Đức Tụ đến văn phòng làm việc của anh tại số 16 Huỳnh Thúc Kháng nhưng không may cho ông hôm đó Hs.Minh Sơn đi đâu đó chưa về (nhưng lại là cơ may cho THD), vô tình thấy tập bản thảo Sợ buồn khẽ rụng ở trên bàn làm việc của anh. Ông đọc bài đầu tiên với ý định giết thời gian trong khi chờ đợi. Nhưng thật bất ngờ tập bản thảo như mớ bòng bong của THD lại thu hút trí tò mò của ông và thế là ông đọc hết một lèo. Khi Hs. Minh Sơn về, ông không ngần ngại hỏi:
- Đây là thơ của ai?
Hs. Minh Sơn cười:
- Ơ, tưởng bác vẫn còn nhớ chứ?
- Không nhớ. Ai thế?
- Của cô THD mà hôm trước anh em mình gặp…
- À, thế à? Tôi tưởng cô ấy chỉ làm báo, viết văn thôi… Thế đã có ai vẽ minh họa cho tập thơ này chưa?
- Đã có một số bức tranh của những họa sĩ bạn bè THD ở đây, nhưng theo em những bức tranh ấy mà đặt vào tập thơ này e không hợp. Nếu cho vào sẽ lại giống mấy tập thơ in mà ta vẫn thường thấy, in để cho có tập thơ....
- Vậy thì tôi sẽ nhận trách nhiệm này. Cho dù công việc cuối năm bận lu bu lắm.
Đấy, đó là tất cả nguyên do, lý do, cơ hội mà THD may mắn được hai Họa sĩ tài năng quan tâm ưu ái.
Họa sĩ Thẩm Đức Tụ nói là làm, ông mang bản thảo tập thơ về đọc đi đọc lại một lần nữa và gọi điện cho Hs.Trịnh Minh Sơn. “Thơ THD là gỗ đấy, gỗ không sơn son thếp vàng, dù chưa phải là gỗ lim, gỗ lát nhưng là gỗ bồ đề nguyên thủy… Tớ rất thích. Cậu làm maket nhanh lên, tôi muốn thể hiện một loạt minh họa xuyên suốt thời gian và mạch thơ của cô ấy chứ không phải minh họa cho từng bài thơ đâu.”
Tới đây, xin bật mí thêm về khả năng minh họa cho thơ của Hs. Thẩm Đức Tụ. Cách đây mười mấy năm hai họa sĩ Sơn và Tụ đã nhận lời minh họa cho tập thơ Khoảng trời và góc sân của Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tập thơ này trước khi tới tay hai họa sĩ trên, đã được không ít các họa sĩ thể hiện nhưng tất cả đều không vừa ý nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton, vì bà là chủ dự án in tập thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa phối hợp giữa bộ giáo dục Mỹ và Bộ giáo dục VN. Đến khi Hs. Thẩm Đức Tụ thể hiện phác thảo vài bức thì nữ nhà văn Mỹ đã “giơ cả hai tay” đồng ý hoàn toàn.
Những bức họa biết nói
Lại nói, Hs.Thẩm Đức Tụ cầm bản maket SBKR do Hs. Minh Sơn trao, đêm 12.12.2011 ông đã vẽ một mạch bảy bức minh họa xuyên suốt cho tập thơ, mà THD bóng bảy đùa rằng không phải xuyên suốt tập thơ mà xuyên suốt đời thơ mong manh của THD.
Bức thứ nhất:
Hs. Thẩm Đức Tụ vẽ một thân cây cổ thụ, giữa thân cây nếu ta để ý sẽ thấy hình một thiếu nữ. Đó có thể gọi là cây người nằm trong cây đời… Đời người, đời cây..
Xung quanh cây là đời sống hoa lá cỏ cây, chim muông… đó là đời sống mà cây đời, cây người trong thơ THD không khi nào thờ ơ…
Bức thứ 2:
Một bức tranh được vẽ trên một tờ lịch, giống như những tờ lịch cuộc đời của Tác giả . Bóc hết tờ này sẽ đến tờ khác, không lặp lại nhưng luôn có ý nghĩa cho dù nó là tờ lịch ngày buồn, hay ngày vui, hay ngày đau khổ. Trên tờ lịch ấy là mái đình - thể hiện cho văn hóa truyền thống. Một cô nàng đang tựa cột đình và một anh chàng đang ngồi quay lưng lại. Đó thể hiện sự đa đoan của Tg, cũng mơ màng, lãng mạn lắm, luôn kiếm tìm một điều gì đó nhưng rồi cái thứ mà nàng tìm kiếm nàng lại luôn cho rằng đó là thứ xa vời. Sao lại thế? Vì con người nàng thì hiện đại nhưng cách sống của nàng vẫn chưa thoát khỏi nếp văn hóa truyền thống Á Đông…
Bức thứ 3
Một vầng trăng tròn vạnh, sáng đến lung linh chiếu rọi muôn nơi. Từ ánh trăng ấy, những chiếc lá rơi, rơi lên mặt đất, phủ lên dòng sông đời sự lãng mạn… Vâng, cái hình lá nằm ngang mặt đất, vừa có thể là chiếc thuyền lá, vừa giống như người con gái nằm dài, úp mặt xuống lòng đất, thân thể nàng đón cơn mưa lá thu nồng nàn mà thiên nhiên ban tặng… Với THD, đó là một bức tranh giàu tính gợi mở, đẹp đẽ mà sang trọng, kiêu sa…
Bức thứ 4:
Còn hình tượng nào thể hiện phù hợp hơn với câu thơ này? Có ai còn nhớ về mộng hồ điệp? Về Hồn bướm mơ tiên? Đó chính là sự phù vân như đời người đàn bà trong thơ của THD (Lời Hs.Thẩm Đức Tụ) Những nàng tiên có cánh đang chập chờn bay trong cõi tạm… ảo mờ.
Bức thứ 5:
Tại sao Hs không chọn một hình ảnh hiện đại như nhà cao tầng, hay những chiếc xe hơi sang trọng mà lại vẽ đôi trai gái ngồi dưới gốc cây đa làng, bên cạnh là những chiếc xe đạp cũ càng khiến ta liên tưởng tới một tình yêu thời xa xôi? Hs Tụ lý giải đó mới là thơ của THD vì ngôn ngữ thơ của THD, tình yêu của THD không hiện đại nhưng cuốn hút người ta như mối tình đầu tiên trong đời mỗi con người. Trên đầu đôi tình nhân, trên tán lá là áng mây hay con đường? Có thể hiểu thế nào cũng được nhưng… con đường đó là con đường rộng thênh thang, là áng mây bồng bềnh vô tận… THD liệu có đi hết con đường này? (Lời của Hs. Thẩm Đức Tụ)
Bức thứ 6:
Trước mắt chúng ta là ba chủ thể đứng song song: quả chuông, cái cột và người thiếu phụ. Người thiếu phụ đang đứng bên chuông chùa, không nhìn về phía quả chuông mà lại ngoái đầu về cổng làng – tượng trưng cho nơi quê hương – nơi sinh ra người thiếu phụ đa đoan, nhiều chuyện. Người thiếu phụ ấy chính là Tác giả tập thơ SBKR. (Lời Hs. Thẩm Đức Tụ)
Đến cửa thiền đấy mà chưa thoát tục được đâu…
Bức thứ 7:
Một vầng trăng lộng lẫy soi trên sông trăng, có con thuyền trăng bập bềnh cùng sóng nước. Vài con hạc bay vút ngang trăng… Thiếu nữ bên bờ nhìn xa xăm nơi bóng trăng tỏa sáng trong đêm. Thực và ảo đan xen lẫn lộn bằng những vệt trắng sáng. Những vệt trắng đan chéo nhau nhưng mảnh đời nhiều chông gai… Đến đây, chuỗi minh họa kết thúc bằng tứ thơ như hát. Bức họa Thất này đánh dấu chốt lại một tập thơ mà thật ngẫu nhiên Họa sĩ Trịnh Minh Sơn đã kết những chiếc lá thành hình chữ Nhân đứng ở ngoài bìa. Âu cũng là sự trùng hợp ngẫu nhiên thể hiện tác phẩm nghệ thuật phối kết hợp giữa thơ và họa của ba con người…
Xin cảm ơn những bức họa biết nói của Họa sĩ Thẩm Đức Tụ, sự bài trí đẹp đến hoàn hảo của Họa sĩ Trịnh Minh Sơn. THD thấy thơ mình dù chẳng là gì như được “phiêu” hơn khi các Họa sĩ - những nhà chiêm tinh đoán mệnh qua thơ bằng những nét vẽ.
Hy vọng rằng đầu năm mới 2012 tập thơ Sợ buồn khẽ rụng sẽ được giới thiệu cùng bạn đọc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)