Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

TIỂU CHƯỚC/ CAO BÁ QUÁT





 CAO BÁ QUÁT 


 

Tiểu chước


Chuyết thê bất tín thượng châu nhan

Tiếu bả lăng hoa tống dữ khan

Thí chước tiểu bôi hoàn tự chiếu

Phân minh hồng khí động mi đoan

Dịch nghĩa:
Người vợ vụng về của ta không tin mình còn nhan sắc mặn mà
Mỉm cười cầm cái bông ấu đưa cho ta cùng xem
Nàng rót cho ta chung rượu nhỏ (trong đó) phản chiếu
Rõ ràng khí sắc hồng nhuận (khiến nàng cũng) nhíu động đôi mày đoan chính.
  Ghi chú về cái bông ấu trong bài:
Ấu, tên Hán Việt là lăng (chữ Hán: 菱 – bính âm: ling), tiếng Anh gọi bằng nhiều tên: water caltrop, water chestnut, buffalo nut, bat nut, vân vân, thuộc hai loài Trapa natansTrapa bicornis, một loại cây thủy sinh, được trồng trong ao hay ruộng nước như sen hay súng để lấy trái làm lương thực. Trái ấu, thường được gọi lầm là củ (ca dao: “Thương nhau củ ấu cũng tròn…”), loài Trapa bicornis màu đen hay nâu cũ trông giống bộ sừng trâu tí hon (cho nên tiếng Anh có tên là buffalo nut). Trái của loài Trapa natans có bốn cạnh, đầu mỗi góc cạnh là một gai nhọn.
Cả hai loài ấu này đều có ở Việt nam, nhưng dường như củ ấu “sừng trâu” được biết nhiều hơn.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

HÀN MẶC TỬ- MỘT TRĂM NĂM SINH...






HÀN MẶC TỬ

Nhân Kỷ niệm 100 năm sinh
nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912- 2012)

Kỳ lạ, năm Nhâm Tý- 1912, nước ta ra đời hai nhà văn lớn, nhiều tác giả đánh giá là thiên tài: Hàn Mặc Tử và Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng mất 13/ 10/ 1939; Hàn Mặc Tử mất 11/ 11/ 1940. Hàn Mặc Tử và Vũ Trọng Phụng đều để lại nhiều tuyệt tác, khó vượt...   


HÀN MẶC TỬ
viết:

“Tôi làm thơ? - Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng… Tôi làm thơ? - Nghĩa là tôi yếu đuối quá. Tôi bị cám dỗ. Tôi phản lại tất cả những gì của lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật...  Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của Tình yêu. Tôi đã vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống”.

PHAN BỘI CHÂU
khen thơ HMT:
“Từ về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm song chưa được bài nào hay đến thế. Hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ bắt tay cười to một tiếng cho thỏa hồn thơ đó”.

CHẾ LAN VIÊN
viết về HMT, sau khi thi sĩ qua đời: :

"Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình"
"Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử."
“Trước sau HMT vẫn là lãng mạn, dùng nhiều yếu tố hiện thực, dùng nhiều yếu tố siêu thực: đó cũng là điều trước đây cha ông đã dùng. Nhưng chưa có ai dùng đậm đặc như anh, dù đó là Lê Thánh Tông ở Di Thảo, Nguyễn Dữ ở Truyền Kỳ Mạn Lục, Nguyễn Du ở Văn Chiêu Hồn hay lúc tả Đạm Tiên...”.

TRẦN ĐĂNG KHOA:

"Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch..."

CHU VĂN SƠN
Những bài học sáng tạo từ HMT:

“HMT không làm thơ mà sống thơ. Sống như Hàn là một trải nghiệm bất đắc dĩ, trải nghiệm ngang trái để có một thứ thơ của máu. Mỗi lời thơ Hàn như một lời tuyệt mệnh, như một lời nguyện cuối về sự sống của mình và sự sống của đời. Hàn đã chết cho và chết trong mỗi câu thơ của mình...   Đào sâu vào nỗi cô đơn bản thể là khát khao mà cũng là lưu đày của HMT khi mang thân phận thơ đầy bất hạnh này. Nhưng, đó lại là một phần quan trọng làm nên cái mệnh giá của thơ Hàn”. 


ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

BỨC TƯỢNG... / THƠ THỦY HƯỚNG DƯƠNG




THỦY HƯỚNG DƯƠNG
Hv Hội Nhà văn Hà Nội  

BỨC TƯỢNG 
CỦA NHÀ ĐIÊU KHẮC
 

Ta nặn em từ nồng nàn hương đất
Vuốt mịn thân em bằng ân ái hoang sơ
Đây khao khát ta chạm bằng nỗi nhớ
Sợ đau em, ta khe khẽ, nhẹ nhàng



TỪ TRÁI:
NT THỦY HƯỚNG DƯƠNG (THỨ 2)


Ta tạc em ngực trần loang đau khổ
Tay ta run xoa vết chát vô tình

VỀ SA PA/ THƠ PHI TUYẾT BA, HÀ LÂM KỲ, MẠC PHI





MỘT THẾ KỶ
VĂN THƠ LÀO CAI
Soạn giả: GIA DŨNG
Nxb Hội Nhà văn, 2010 * 950 trang, khổ 16 X 24cm * Với Tuyển thơ này, ĐTM, ngày 17/ 8/ 2012 - đã giới thiệu các bài thơ của: Hoàng Trung Thông, Phan Quế, Trần Nhuận Minh, Duy Phi.  Nay, đăng tiếp chùm thơ của: Phi Tuyết Ba, Hà Lâm Kỳ, Mạc Phi, do Vi Lan sưu tập.    



 PHI TUYẾT BA
- Quê Hà Nội 
- Hv Hội Nhà văn Việt Nam


MỘT THOÁNG SA PA

Sa Pa đồi núi trập trùng
Cầu Mây, Thác Bạc, lan rừng mộng mơ
Sương buông dáng liễu mong chờ
Niềm riêng lãng đãng nửa mờ, nửa trong

Ngựa hồng dắt nẻo đường cong
Lưng thon thắt dải cầu vồng xa xa...
 Dịu dàng một thoáng Sa Pa
Mây nhòa bóng núi
                            mái nhà lợp sương... 

 HÀ LÂM KỲ
- Quê Yên Bái 
- Hv Hội Nhà văn Việt Nam 

CHÙM NHỎ SA PA

Tặng em chùm nhỏ Sa Pa
Để em hưởng trọn trái hoa bốn mùa

Sa Pa man mác là thơ
Êm đềm là gió mơ hồ là mây


Tiếng ve điệp khúc vơi đầy
Thoảng trong đôi mắt nết say hẹn hò

Tặng em chùm nhỏ đơn sơ
Để em có cả bốn mùa tình yêu...

MẠC PHI
(1828- 1996)
Quê: Trung Quốc
Sinh tại Hà Nội

VỌNG HƯỞNG

Cây đứng trên mây
Bước người xé gió
Chật đường là chợ
Đầy em là anh
Ở đâu nắng lửa Hạnh phúc một làn gió mát
Ở đâu bon chen
Hạnh phúc nằm trong hộp đen
Đầu vào - đầu ra


 HOA LÁNG 
 Ở đây Sa Pa
Hạnh phúc là em
Vòng ngực căng mềm
Chân chất dịu hiền lẽ sống
Sa Pa
Đêm tạo ra ngày
Hoa láng dại dài chuốt ngón tay
Rụng
      Mọc
          Âm thầm
                      Vọng hưởng.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

DUY PHI - NGHỀ MỔ RỒNG... / CHÙM THƠ MỚI

TÓC DÀI

DUY PHI
(HV Hội Nhà văn Việt Nam)

Chùm thơ mới 
In trên
BÁO VĂN NGHỆ
Số 43
(RA NGÀY 27- 10- 2012)




NGHỀ MỔ RỒNG
 
                   Nhớ Cao Bá Quát      

Mũ lọng đời nhộn nhịp
Người người hăm hở ngược xuôi
Ngạo ca, chàng vin mây lên đỉnh
Hát cho trời ngoài trời.
Chàng tôn thờ Tiều Ẩn, Ức Trai
Một đời chỉ cúi đầu trước mai
Không học được tiên-ông phép ngủ

Chống kiếm
Bãi cát dài! Bãi cát dài!
Rút cổ khỏi gông
             - thứ không có gì đáng hợp 
Chàng đã về cùng xứ Bắc xứ Đông
Lếch thếch dạo đường, rao các ngõ:
-  Có ai mổ rồng không?
 
------
*  Mổ rồng: Trang Tử ghi, Chu Phanh Man học nghề mổ rồng ở nhà Chi Li Ích, ba năm thành nghề, nhưng khi về chẳng có ai thuê mổ rồng cả. Ý nói, học cái không thiết dụng.


CÁC NHÀ THƠ, NGHỆ SĨ BẮC GIANG 
ĐỈNH MÃ PÌ LÈNG- 2/ 6/ 2012
Từ trái:
THU HƯƠNG- KIM CHUNG- DUY PHI 
TÔ HOÀN- VĂN TÂN- TRẦN HỒNG MINH- VŨ HOÀNG NAM 


MÃ PÌ LÈNG

Mã Pì Lèng!
Vắt vẻo như tiếng khèn
Nghe Mã Pì Lèng tuổi đi học
Đầu bạc mới cao nguyên 
Xe qua Mèo Vạc không rượu chợ
Men nào đã ngấm mắt liêng biêng 
Mấy triệu năm, thi gan đá
Một gốc ngô thôi cũng diệu huyền.

Mã Pì Lèng!
Dốc xống mũi ngựa, đèo chết ngựa
Trước mặt non cao vai bật ngửa
Nho Quế dưới kia, hút mắt nhìn 

Nhớ bao chàng trai
Đội cảm tử
Treo mình vách đá
Khí xung thiên.  

Mã Pì Lèng !
Kìa em gái Dao xòe váy đỏ
Ta mơ người đẹp hoa rong riềng
Tượng đá am con
Ai quỳ lạy  
Ngửa mặt
         Ta vái
                Trời đá thiêng

Mai về túp nhỏ
Thân khe cạn
Mã Pì Lèng, Mã Pì Lèng!

TP Hà Giang, 6- 2012


  ĐÊM BÊN VĂN MIẾU


Tàu chạy rung cánh cửa             
quán trọ bên Miếu Văn 
mặt hồ nhỏ, đêm tĩnh
Thoảng hoàng lan   

Nghe bao lều chõng
lếch thếch ống quyển lẫn tương cà
những ngày thi cử 
quan trường đâu đó thét loa

Lắng nghe thân rùa ì ạch thở
Lưng nặng bia, những bảng vàng
Đêm Văn Miếu,
Rùa cõng ngàn năm? 

Đêm phập phồng rùa thở
Ngóng 
Con tàu sớm chuyển bánh chưa?

BAN MAI
PHỐ

Ai bán tóc dài không?
Nghề mới
Dạo phố
Ngày ngày.


 

Nhớ mẹ già, xót tóc rụng
Vo
Cài phên
liếp gianh.

Nhớ em
gội đầu bồ kết
Quay quay tóc
Mượt mà
Gương biếc.

Tóc,
rao to mua tóc
Nhớ Fangtin 
Xì xầm đâu đó
Ai người bán cả
Thận, gan
Tự bán mình
Qua  biên giới.

Ban mai
phố
Tiếng rao không tuổi!



Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

THƯ GIÃN, XEM THƯ PHÁP: PHONG KIỀU DẠ BẠC



PHONG KIỀU DẠ BẠC
TRƯƠNG KẾ




ĐTM - Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế. Tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756, đời Đường (Trung Quốc). Ông thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều, chức vụ Tự bộ viên ngoại lang. Bài thơ này là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, sau này đã được Khang Hữu Vi đời Thanh cho khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn San để cho người đời sau qua đây thưởng lãm. ĐTM giới thiệu một số bản dịch sớm nhất của các nhà nho, thi sĩ nước ta: Nguyễn Hàm Ninh, Tản Đà, Ngô Tất Tố, Trần Trung San, Bùi Khánh Đản... Nhân ngày nghỉ, thư giãn, mời xem thêm thư pháp:










Phong Kiều dạ bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
      
     Bản dịch của
     NGUYỄN HÀM NINH
     (từng bị nhầm là bản dịch của Tản Đà):

Đỗ thuyền đêm
ở bến Phong Kiều

Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
      

     Bản dịch của
     TẢN ĐÀ  

Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San    



      Bản dịch của
      NGÔ TÁT TỐ 

Quạ kêu, sương tỏa, trăng lui
Đèn chài, cây bến đối người nằm khô

NHỚ VŨ TRỌNG PHỤNG & ĐÔI CÂU ĐỐI...




TRỌNG PHỤNG-

 H. Balzac của Việt Nam


                    Nhân Tưởng niệm 100 năm sinh
                       nhà văn Vũ Trọng Phụng 

ĐÔI CÂU ĐỐI
CỦA ĐỒ PHỒN BÊN MỘ CHÍ
VŨ TRỌNG PHỤNG

 

  Nhà thơ HỮU THỈNH 

ĐỌC DIỄN VĂN KHAI MẠC  

TẠI LỄ TƯỞNG NIỆM

(22 - 10 - 2012)

1

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Hiện diện trên đời 27 năm, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, hàng trăm bài báo...  Ông nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì bị coi là "tác phẩm suy đồi".

 

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

HỎI TRĂNG... , THỢ KHOAN/ THƠ VŨ XUÂN QUẢN - HÀ NỘI




VŨ XUÂN QUẢN

Hv Hội Nhà văn Hà Nội 

 

  Nhà thơ Vũ Xuân Quản, quê: Nam Dương, Nam Trực, Nam Định. Thường trú tại  Hà Nội. Các tập thơ đã xuất bản: * CON ĐƯỜNG THU BAY, Thơ Thiếu nhi- Sở VHTT Hoà Bình, 2000) * GIEO MẦM (Thơ-NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2002) * DUYÊN TRỜI (Thơ-NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2003)* HUYỀN THOẠI SÔNG ĐÀ (Thơ-NXB Hội Nhà văn, 2007) * KỲ TÍCH THOẠT ĐẦU SÔNG (Thơ-NXB Hội Nhà văn, 2008) * THẦN LỬA (Thơ lục bát Thiếu nhi-NXB Hội Nhà văn, 2010). ĐTM giới thiệu chùm thơ, trong đó có bài thơ vui, viết hồi đang công tác, Kỹ sư xây dựng.  

 

HỎI TRĂNG…

 

Sóng trăng giỡn gió tung tăng

Cá hồ Dầu Tiếng đớp trăng đại ngàn

Tiếng gà gáy sáng trăng tan?

Hay là cá đã đớp tàn, trăng ơi?…

 

TRĂNG TRÊN

HỒ SÔNG ĐÀ

 

Chiều buông…chim ngủ ngọn cây

Nỉ non tiếng dế trăng gầy mỏng manh

Nửa hồ lay bóng trăng thanh

Nửa còn lại nhuốm màu xanh da trời. 

 

 

  MỘT CẢNH BÊN HẢI VÂN

  QUA ĐÈO HẢI VÂN

 

 Xe bay mà cứ như không

Chìm trong sương khói

                           phiêu bồng Hải Vân

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

KHÔNG CHIẾN TRƯỜNG Ở ẤN ĐỘ... / THƠ VÂN LONG






VÂN LONG

Hv Hội Nhà văn Việt Nam

Từng là Trưởng Ban thơ
Hội Nhà văn Hà Nội 


QUEN

Gần nhau non buổi chiều
Ngẩn ngơ tròn buổi tối
Đường về quên mất lối
Rẽ lầm tới nhà em.
1957
Nhà thơ Vân Long (bên phải)
và Nhà văn Hữu Ngọc

CHÂN TRỜI


Viết chữ nhân lên nền trời
Bầy chim trách người trườn mặt đất

VƯỢT NÚI THIÊN THAI/ VŨ TỪ SƠN


Nhà văn Phạm Thuận Thành



VƯỢT NÚI THIÊN THAI

Bài của
NT VŨ TỪ SƠN

             Nhân đọc tập thơ Thiên Thai
                    của Phạm Thuận Thành.

      Tập thơ "Thiên Thai" của Phạm Thuận Thành do NXB Văn hóa dân tộc ấn hành tháng 8-2012 khiến người đọc cảm tình về tài năng văn học của anh . Từ sau 2005 anh đã xuất bản được 4 tiểu thuyết , 5 tập truyện ngắn , gây một dấu ấn trong làng văn Việt Nam. Riêng về thơ , đây là lần đầu anh ra mắt một tập thơ hoàn chỉnh, chất lượng . Thiên Thai gồm 47 bài thơ được viết bằng 10 thể loại thơ :Tự do , lục bát , ngũ ngôn tứ tuyệt , thơ ba câu , ngũ ngôn , lục ngôn , lục bát tứ tuyệt , thất ngôn , tứ ngôn tứ tuyệt , thất ngôn tứ tuyệt; cho thấy một sự trải nghiệm , thử sức . Thời gian sáng tác Thiên Thai trong khuôn khổ 2002 - 2010 .
 
 TẠI PHỐ CỔ ĐỒNG VĂN
CHỤP ẢNH KỶ NIỆM VỚI 
ÔNG NGUYỄN ĐƯỜNG (GIỮA) 
TỪ TRÁI, CÁC NHÀ THƠ:
VŨ TỪ SƠN- TÔ HOÀN- TRẦN HỒNG MINH- TÂN QUẢNG 


Nhận xét tổng quát tập thơ thấy: 9 bài còn đơn giản, nhạt; 26 bài ở dạng trung bình; 12 bài hay, sâu sắc (Ao Hoàng Cầm , Bát nhang hình con cá , Lên cao , Đánh mất cánh đồng, Mũi tên không nhọn nữa, Rượu uống ở hồ Núi Cốc