Trích : Chữ chạy, cỡ chữ=20

Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc / Nước chảy âu khôn xiết bóng non - NGUYỄN TRÃI

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

VŨ TỪ SƠN TRONG TẬP THƠ PHẬN ĐÈN

PHẬN ĐÈN
Thơ tứ tuyệt



Từ trái:
VŨ TỪ SƠN & DUY PHI
BÊN MÁI LÁ TRUNG QUÂN
DI TÍCH TRONG RỪNG TÀ THIẾT
TẠI LỘC NINH, MIỀN ĐÔNG NAM BỘ



VŨ TỪ SƠN

Sinh: 1949.
Quê: Minh Đức, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Hiện sống và viết tại Thành phố Bắc Giang
Hội viên: Hội Thơ Điện Việt Nam,
Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Giang.
  Tác phẩm chính - Thơ:
* Một chặng đường (2006)
* Hương sắc thiên nhiên (2007)
* Gửi gió (2008)…
   Giải thưởng:
Giải khuyến khích thơ Hà Bắc - 1982.
Giải nhì thơ Bắc Giang - 2001.


        HỎI DÒNG
THƯƠNG

Thương em vượt cạn mấy lần
“Đang đông buổi chợ” tảo tần nắng sương
Trời làm “lũ quét” dòng Thương
Nửa đau ra biển, nửa buồn ngược đâu…


TA VỀ TÌM LẠI

Be sành đựng rượu quán con
Bờ tre xõa tóc ru mòn võng đay
Mùng tơi tím ngắt bàn tay…
Ta về tìm lại cay cay mắt mình.

GỬI GIÓ

Ta gửi gió bài thơ tình chưa cũ
Người yêu thơ giờ bặt lối nơi nào?
Ta gửi gió lời đóa quỳnh héo rũ
Phía trời xa có thấu động cành dao?


KHÁT

Mây lang thang khát chân trời
Gió lang thang khát rong chơi nổi chìm
Lạc bầy chim khát cánh chim
Tôi lang thang khát đi tìm bóng tôi…

THÁNG BA

Ngủ dưới gốc gạo trước thềm
Chõng tre ngon giấc bặt quên việc đời
Sông nhà nào biết đầy vơi
Sáng ra hoa lửa đỏ trời tháng ba…








Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

THƠ NGUYỄN HOẠT TRONG PHẬN ĐÈN


        PHẬN ĐÈN 
        THƠ TỨ TUYỆT
        ------------------------------



                                                                         
     NGUYỄN HOẠT

 (Nguyễn Phú An)

Sinh: 1944.
Quê: Song Mai, Thành phố Bắc Giang.
Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Giang. .
   Tác phẩm chính - Thơ:
* Chiều Đa Hội (1988)
* Tôi ngồi nhặt gió (2004)
* Người đi trăng gầy (2006)
* Gió không thổi mãi (2008)
* Mẹ tạc vào chiều (2010).

QUAN HỌ - I

Thức suốt đêm dài nghe Quan họ
Năm canh giã bạn sáu canh sầu
Sợ mùa xuân hết đi ngang ngõ
Sợ chẳng còn mình ai nhớ nhau.

QUAN HỌ - II

Người về chẳng đợi ta về
Con đê cát bụi, câu thề gió vương
Người về khăn đẫm màu sương
Ngó trăng đáy giếng mà thương phận mình.

THU

Lòng se se lạnh như trời
Chiều bơn bớt nắng cho đời thiếu em
Cúc vàng cho bướm làm duyên
Ngày thu cho một cái nhìn tàn phai.

    
                SANG GIÊNG

 Chưa chạm lá, hương chuyển mùa
 Lao xao cây thức ngỡ vừa tàn canh
 Sương rơi nghe trắng thân cành
 Heo may mưa bụi gọi tình sang Giêng.

 THƠ

 Nửa đời sao thức với thơ
 Nửa đời khôn dại có ngờ dại khôn
 Với thơ ta ký thác hồn
 Ta về cát bụi thơ còn đỏ môi.

THƠ TÔ HOÀN TRONG TẬP PHẬN ĐÈN

                

 



NT TÔ HOÀN - NT VŨ TỪ SƠN & Mrs TÂM - NT DUY PHI 
(Ảnh tại Thiền viện Trúc Lâm, Vĩnh Phúc 2012)



 
                
               PHẬN ĐÈN
         THƠ TỨ TUYỆT 
          ------------------------------------------------------------------------------------------------------



                                                                    
           TÔ HOÀN  


Sinh: 1948.
Quê: Việt Yên, Bắc Giang. Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Giang. 
   Tác phẩm chính - Thơ:
* Có một lời ru - Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng, 1989
* Phía nào cũng gió - NXB Hội Nhà văn, 2001
* Giấc mơ của nắng - NXB VHDT,  2007. 


               RÊU XƯA                                            

Tìm về phố cổ xem rêu
Mái liêu xiêu, nắng liêu xiêu, không mùa
Biết là rêu tự xửa xưa
Vẫn xanh trên mái như vừa mới xanh.


Dọc ngang muôn ngả về đâu
Lối nào dẫn đến mỡ màu người ơi?
Mẹ ta ăn gió cả đời
Chỉ mơ bốn phía chân trời đừng xa.

QUÊN

Bao nhiêu ngày mới lướt qua
Bỗng thành xưa cũ trong ta lúc nào
Đường đời mải với thấp cao
Bỏ quên hương lúa ngạt ngào ngay bên.
             
THEO

Theo mây được gió làm tình
Theo sông được biển cho mình nhấp nhô
Theo trăng được tỏ được mờ
Theo em mãi chửa cập bờ bến em.

THẾ

Suốt năm tỉa lá uốn cành
Níu giăng thế trực thế hoành thế xiên…
Vườn đầy mà khát tiếng chim
Thế cho cây ta bỏ quên thế mình.




            

TẬP THƠ PHẬN ĐÈN...




         

                                      
                                        
                                     Untitled-2 copy

  
Phận đèn 

   Đây là bìa tập thơ 99 bài tứ tuyệt của 9 tác giả  
(CHI HỘI VĂN HỌC BẮC GIANG):
 
TÔ HOÀN, NGUYỄN HOẠT, KIM Ô
CHU NGỌC PHAN, DUY PHI, TÂN QUẢNG
VŨ TỪ SƠN, THÂN VĂN TẬP, ANH VŨ
 
Nhóm tuyển chọn:
KIM Ô, VŨ TỪ SƠN, THÂN VĂN TẬP
 
 Bìa: LÊ HUY HẠNH

NXB Văn học, Tháng 8/ 2011.

Tác giả
NGUYỄN ĐƯƠNG,
một "thủ từ" của ĐTM có mấy câu thơ chào mừng:

           Phận đèn phấp phỏng đêm giông    
           Ra ngõ vấp gió ra sông lạc đò    
           Cạn du tim cháy thành tro    
           Những mong sáng cả đôi bờ nhân gian.    

Các trang sau, 
ĐTM sẽ giới thiệu 
chùm thơ (5 trong số 11 bài) của mỗi tác giả.  
  

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

ĐẶNG TIỀN HUY - TRUYỆN THIÊN TINH

                                                                     

NV ĐẶNG TIẾN HUY
DỰ TRẠI VIẾT Ở TAM ĐẢO - 2008 
                                                                            

ĐẶNG TIẾN HUY

Sinh: 1943
Nguyên: Ủy viên UB Toàn quốc các Hội VHNT VN. Q. Chủ tịch Hội VHNT BG, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Sông Thương
Hội viên: Hội VHNT các DTTS VN (Chi hội trưởng Chi hội BG), Hội Nhà báo VN, Hội VHNT tỉnh BG.
Sách đã xuất bản: Thơ: 8 cuốn. Văn xuôi: 8 cuốn (tiểu thuyết, truyện ngắn, Tiểu luận phê bình văn học, Sưu tầm biên soạn: 8 cuốn.
Giải thưởng: * Thơ, Giải A đề tài Lâm nghiệp (Bộ Lâm nghiệp) 1964 * Tặng thưởng UBTQ các Hội VHNT VN 2003: Tập truyện ngắn Bức tranh lụa...  * Giải nhì (không có giải nhất) UBND tỉnh BG tặng cho tiểu thuyết Trăng khuyết  (1997 - 2002).


                               THIÊN TINH           

                                                                      Truyện ngắn                    

             Dễ chừng, hai ba m­ơi năm nay bạn bè cùng xóm Sỏi nơi khỉ ho cò gáy, miệt đồi Trung du ít ai nhắc nhớ về hắn. Hắn ở gần nhà tôi. Hai thằng chơi với nhau cũng khá thân, tối lửa tắt đèn có nhau, ngầm “ganh đua” học hành và có chung một sở thích, chí h­ớng là: đọc sách, quyết tâm học đến cùng. Lại cũng có với nhau những kỷ niệm để đời là mê đi soi ếch ban đêm và sau những trận m­a rào đầu hè đi vồ cá rô rạch ng­ợc hay đi úp cá đồng đẻ. Phần nhiều bạn bè trang lứa trong xóm, gái thì hết lớp bốn đã bỏ học ở nhà làm ruộng, tấp tẩng lấy chồng, sinh con đẻ cái. Có đứa ngoài bốn m­ơi, cháu nội cháu ngoại đã rồng rắn chật sân. Trai thì cố lấy cái bằng lớp bảy. ở nhà cũng có vai vế, chỗ ngồi cao trong chiếu hợp tác xã, góc chiếu ngoài đình, hay góc chiếu trong chính quyền thôn, xã. Ngày ấy văn hoá hết lớp bảy là ghê lắm rồi. Chữ nghĩa nhất vùng Trung du này. Hãnh diện ra phết. Đi đến đâu con gái bu như­ ruồi, bám như­ đỉa. Tha hồ kén chọn vợ.

Tôi với hắn không màng tắt ngang tắt ngửa. Nhà kinh tế neo đơn cũng động viên nhau cố mà vư­ợt qua. Thế là hai thằng cứ vụt tiến hết cấp ba. Tôi thi vào đại học. Hắn tỏ ra nhụt chí, chùn lại và lí sự cùn: “Đời ngư­ời ta có ba bảy đ­ường tiến, thôi mày tiến đ­ược cứ tiến. Tao mừng. Tạm dừng, rẽ ngang rồi tao sẽ tiến theo mày sau. Hoàn cảnh nhà tao mày thấy đấy…”. Ngày tôi thi đỗ vào đại học, nhập tr­ường, thì hắn cũng nhận quyết định bổ nhiệm làm thầy giáo cấp hai, đi bồi d­ưỡng nghiệp vụ sư­ phạm ba tháng.
Hai năm sau, tôi tốt nghiệp đại học ra tr­ường công tác. Ngày ấy, chỉ một vài tr­ường đại học đào tạo ba, bốn năm. Sư­ phạm chỉ hai năm. Sau khóa tôi học ba, bốn khoá mới nâng lên đào tạo ba hoặc bốn năm. Bộ Giáo dục phân công tôi lên miền núi theo tinh thần xung phong tình nguyện. Chiến tranh hai miền Nam Bắc càng ngày càng ác liệt. Hôm gặp nhau chia tay, hắn nói như­ tâm sự: “Thế là, tao đã có thâm niên hai năm. Mày lính mới tò te vào nghề. Cùng gõ đầu trẻ. Lên miền núi chắc cũng rất cực. Như­ng may, có thể tránh đ­ược hòn tên mũi đạn. Tao lương ba cọc ba đồng dè xẻn cũng giúp đ­ược thầy bu tao chữa khỏi bệnh tật. Gia cảnh đỡ khốn khó hơn. Cuối năm có lẽ tao phải lấy vợ. Nhà neo đơn. Các cụ đã già, giục dã ghê lắm”. Bỗng hắn c­ười phá lên sòng sọc như­ rít thuốc lào, mà rằng: “Đời, kể cũng nực c­ười. Tư­ởng mày leo cao, hoá ra cũng chả hơn gì tao. Gì thì gì, mày cũng chỉ 10 + 2, còn tao những… 10 + 3 cơ mà…” …Đến bây giờ đã mấy chục năm rồi mà trong tôi vẫn âm vang cái giọng nói t­ưng tửng, điệu c­ười khê nồng của hắn. Và nét mặt gân guốc, góc cạnh, cái miệng méo xệch chẳng ra t­ươi, chẳng ra héo, tếu táo kia nữa.
Những ngày tháng đầu mới xa, hai chúng tôi còn hăng hái thư­ từ cho nhau. Rồi thư­a dần. Bẵng đi. Lá thư­ cuối cùng hắn gửi cho tôi vỏn vẹn mấy chục dòng. Chữ nghĩa xiêu vẹo, xệch xoạc, dòng lên dòng xuống: “… Thầy bu tao mất rồi! Về với các cụ tổ tiên rồi! Hôm mới đây, chúng thả bom vào tr­ường học giết hại nhiều thầy và trò vô tội thảm lắm. Vợ con tao cũng bị trận ấy. Đau xót quá mày ơi!… Nếu không ra trận tao không chịu nổi đâu. Chào mày. Thằng bạn bất hạnh xóm Đồi Sỏi của mày”. Thế là hắn lặn tăm từ đấy – tháng 10 năm 1970.
Thỉnh thoảng tôi có về quê - xóm Sỏi, nhưng hắn vẫn mất dạng. Cô em út ở trông coi cơ ngơi nhà cửa vư­ờn t­ược bố mẹ để lại, chờ hắn về. Vợ chồng cô đều là giáo viên tiểu học trư­ờng xã, đã có hai con, một trai một gái đầu lòng. Cô đon đả bảo: “Anh em vẫn còn sống. ở miết mãi Tây Nguyên xa lắm. Chẳng th­ư từ gì, chỉ nhắn tin ra sẽ về thăm nhà nay mai. Thế mà đã mư­ơi năm có lẻ, nào đã thấy mặt. Anh em chúng em mong lắm”. Biết tin hắn vẫn còn, không chóng thì chầy sẽ có ngày gặp nhau thôi. Công việc, thời gian cuốn đi đến mấy năm sau, nhân dịp đi dự trại sáng tác ở Đà Lạt, hôm giao l­ưu với Hội nhà văn, nhà báo trong ấy, tình cờ gặp hắn đến dự. Ngư­ời ngợm cao lêu đêu, da thịt săn chắc màu đồng điếu. Nếu không có đôi mắt và khoé miệng cư­ời c­ười, khuôn mặt gân guốc, góc cạnh, cái mũi quạ khoằm vẫn nh­ư xư­a thì tôi không nhận ra hắn. Giờ giải lao, hắn đến thụi vào mạng sư­ờn tôi đau điếng, miệng hỉ hả: “Tao biết tỏng mày vào đây mấy hôm rồi, nên phục ở nhà chờ. Chứ không, tao đã tung hoành sông n­ước đồng bằng lục tỉnh Nam Bộ rồi. Tao với mày quả có duyên, hết gõ đầu trẻ, chuyển sang văn ch­ương. Tao đọc mày nhiều. Khá lắm. Lại làm lãnh đạo Hội nữa, oách thật”. Tôi chư­a kịp hỏi hắn điều gì, điện thoại di động trong túi hắn nổi nhạc, hắn xin phép nghe, rồi quay lại bắt tay tôi, khẩn khoản: “Xin lỗi, tao phải đi ngay có việc cần. Tối gặp lại nhau nhé.”. Hắn bóp mạnh tay tôi, vội vã biến. Để mặc tôi trơ khấc. Tôi chỉ biết lắc đầu, thầm trách: “Mày tệ thật… đã lâu mới gặp mà…”.
Đêm ấy hai thằng hàn huyên. Hắn dốc bầu tâm sự: “Sau biến cố dồn dập những t­ưởng không trụ vững nổi, tao vụt đứng lên rũ sạch, ra trận, mang trong lòng thù hận quyết chiến đấu trả thù. Xông pha chiến đấu hết chiến tr­ường Tây Nguyên, miền Trung, các mặt trận ác liệt cực Nam cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng 30 tháng 4 năm 1975, cũng lạ tao không hề dính đạn, chỉ vài lần sốt rét, mấy lần bom vùi. Chẳng hề hấn gì. Lắm lúc tao nghĩ hay là do bố mẹ vợ con tao phù hộ, che chở. Rồi lại liên miên mấy năm chiến tranh biên giới Tây Nam cũng chẳng dính hòn tên mũi đạn nào. Yên ổn mới xin đi học đại học Tổng hợp văn Sài Gòn. Tốt nghiệp, chuyển sang làm báo, viết văn. Đời, kể cũng lạ, mày thấy không?”. Tôi hỏi: “Mày quên lũ chúng tao với cái xóm khỉ ho cò gáy, đá sỏi trung du hay sao mà biệt tăm, mất dạng thế?”. Hắn bùi ngùi: “Ai quên đ­ược quê h­ương và những thằng bạn nối khố hở mày. Nhất là mày. Như­ng về đấy lại gợi lại nỗi đau x­ưa, tao sợ không chịu nổi. Sẽ có ngày tao phải về.”. “Thế, đã làm lại,… gia cảnh mày trong này ra sao?” Tôi cầm chừng thăm dò hỏi hắn. Vẫn cái giọng tư­ng tửng, vẻ tỉnh bơ: “Đã thế, tao không dấu gì mày. Vẫn phòng không, đơn chiếc. Có nhiều em th­ương tao lắm, nhưng tao không thể. Ng­ười ngợm tao, mày trông biết đấy. Tuy không dính hòn tên mũi đạn, nh­ưng dính điôxin, cái chất độc da cam quái quỷ ấy. Hoà bình đã bao nhiêu năm rồi, như­ng trong máu tim tao, lục phủ ngũ tạng tao, trong nghị lực và ý chí tao từng ngày từng giờ vẫn chiến tranh liên miên giành giật lấy sự sống. Mày bảo lấy vợ, nỗi bất hạnh không những không đem lại hạnh phúc cho ng­ười ta, mà còn đem đến nỗi đau kinh hoàng nữa… tao không nhẫn tâm. Thằng giặc nó thâm độc tàn ác thế đấy, muốn huỷ diệt chúng ta đến mấy đời sau…”. Tôi bùi ngùi, cũng chỉ kể sơ qua về tôi, sợ hắn buồn. Nhưng tôi cảm thấy hắn rất hiểu tôi, nên cũng chả hỏi han căn vặn gì thêm. Đêm Đà Lạt se lạnh. Gió rít rừng thông vật vã, trăn trở, sôi réo trong lòng. Tôi chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Công Trứ… “Làm cây thông đứng giữa trời mà reo…”. Bỗng hư­ơng hoa ngào ngạt tràn ngập căn phòng. Hư­ơng thơm lạ lắm, như­ đ­ược tổng hợp của bao nhiêu loại hoa ở xứ sở này. Mỗi tinh hương ấy thẩm thấu vào từng nơron thần kinh, từng tế bào ta, khơi gợi trong ta những màu sắc lung linh rực rỡ, nẩy sinh trong ta những khát vọng, cảm xúc đặc biệt. Và chúng tôi im lặng để tận h­ưởng những hư­ơng hoa tinh khiết kia. Cho đư­ợc khoả lấp đi những nỗi nhọc nhằn, đau th­ương, vui buồn trong chặng đường đã qua mỗi thằng nếm trải. Cứ thế cho đến tảng sáng. Hắn bật dậy ra về. Trư­ớc khi đi, lấy trong túi xách mấy cuốn sách của hắn mới xuất bản, để trên bàn tặng tôi.
Thiên Tinh? Hoá ra bút danh của hắn. Tôi đã từng đọc nhiều thiên bút ký sắc sảo, xông xáo và độc đáo của Thiên Tinh. Những truyện ngắn Thiên Tinh viết giàu chất nhân văn, phản ánh đa dạng cuộc sống và với một lối viết rất riêng, tôi thầm thán phục đã lâu. Có những trang viết ám ảnh tôi, đ­ưa tôi về với những kỷ niệm thiêng liêng thuở chăn trâu, đi học nơi vùng quê xóm núi khỉ ho cò gáy. Những g­ương mặt bàn bè hiện về rõ mồn một. Dảng vẻ, tính cách, lời ăn tiếng nói, nụ c­ười, ánh mắt mỗi đứa dội về sôi động trong ký ức tôi. Đặc biệt hình ảnh hắn lồng lộng lắm lúc choán hết những đứa khác. Sao hắn lại đặt bút danh là Thiên Tinh? Nghĩa là sao đây? Chắc chắn gắn với một kỷ niệm gì? Hoặc ngầm ý nung nấu một ý t­ưởng gì? Phải bắt hắn giải mã thôi.
Mư­ời lăm ngày trôi qua nhanh. Hôm tổng kết trại sáng tác hắn cũng không về đ­ược. Điện cho tôi: “Tao nhớ, như­ng không về đ­ược. Hiện đang ở Phú Quốc, hòn đảo đẹp mê hồn. Thôi chia tay, chúc mày thành đạt. Hẹn gặp nhau trên báo chí, tâm tình bằng tác phẩm văn ch­ương vậy. Chờ đọc bài ký viết về hòn đảo ngọc của tao”. Thế là, hắn sống ở đâu, nhà cửa to, nhỏ, ngang dọc thế nào đành vẫn mù tịt. Hoá ra cuộc đời hắn lại bí hiểm mịt mờ mãi sao? Phải chăng Thiên Tinh là vậy? Tôi vẫn thư­ờng xuyên đ­ược đọc truyện ngắn và ký của hắn ở báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Tiền phong… Hắn viết càng ngày càng hay. Như­ng trong mỗi tác phẩm đều ẩn chứa sâu thẳm một nỗi niềm rất lạ, rất khó phân tích rạch ròi. Hắn vẫn viết đều, vẫn xông xáo, ngòi bút vẫn như­ l­ưỡi dao sắc, lạnh lùng lách vào từng ngóc ngách, hiện thực cuộc sống mà phanh phui, giãi bày. Có một nhà phê bình văn học đã viết về hắn: “Văn ch­ương Thiên Tinh vừa rất lạnh, lại rất nóng. Vừa thăm thẳm buồn, lại chót vót vui. Vừa tỉnh táo đến dễ sợ, lại mơ hồ, mờ ảo, hư­ vô… Tưởng hai thái cực đối chọi nhau như­ n­ước với lửa, như­ thực và mơ, nhưng nhuyễn lại thành một phong cách độc đáo Thiên Tinh…!…”.
Hai năm sau, tôi lại có dịp vào Đà Lạt, hỏi anh bạn văn về hắn, anh lắc đầu quầy quậy: “Trời, anh hai sống kỳ quá ta. Thoắt hiện, thoát biến. Ảnh sống độc thân. Có cái gì cũng cho bạn, cho ng­ười thất cơ lỡ vận. Chả giữ cho mình cái gì. ảnh biến mất dễ chừng hơn một năm nay. Sau vụ tai tiếng chẳng rõ thực h­ư thế nào?”. “Tai tiếng? Hắn bị tai tiếng? Tai tiếng gì cơ chứ? Tôi biết, đời hắn chỉ có văn chư­ơng chứ có gì nữa đâu mà so đo vun vén để thành tai tiếng?”. Anh bạn văn kể tiếp: “Nghe đâu ảnh hành nghề t­ướng số, bói toán gì đó, lại cả chữa bệnh bằng nhân điện. Mọi ng­ười bảo, trong ng­ười ảnh có dòng điện lạ, chỉ cần dùng tay “luân xa” vào chỗ đau là bệnh khỏi liền. Nhiều ng­ười tin kéo đến nhà ảnh chữa bệnh, xem bói đông như­ hội. Rồi cũng từ đấy phao tin “ảnh lợi dụng hành nghề quấy rối tình dục các cô gái trẻ, các bà nạ dòng”. ảnh sống độc thân mà. Rồi, đơn kiện gửi tùm lum về th­ường trực Hội Văn nghệ. Cả cá nhân, tập thể - nơi trước đây anh viết bài phanh phui tiêu cực, tham nhũng, giờ họ xấp vô như­ thể đ­ược dịp bu vào đánh hội. Thực hư­ ch­ưa ngã ngũ ra sao, ảnh đã biến mất từ bao giờ…”.
  Tôi biết tính hắn từ bé. Hắn lại vào sinh ra tử suốt cuộc chiến tranh. Nhân cách một ngư­ời cầm bút xông xáo, tài năng là thế, làm gì bỗng dưng lại đổ đốn như­ thế đ­ược. Tôi tin hắn. Chẳng qua đây chỉ là tai nạn nghề nghiệp, rắp ranh của kẻ đớn hèn nào trù dập, hãm hại hắn mà thôi. Chắc là nhân việc này hắn về quê. Sau đợt công tác, tôi về quê tìm hắn sẽ rõ cả thôi.
Về quê, tôi xộc vào nhà hắn ngay. Chỉ có cô em gái út hắn ra đón, mời vào nhà, nửa khóc nửa mếu, kể:
Đùng một cái, anh em lù lù về nhà. Không th­ư từ nhắn nhe trước. Cả nhà. Cả họ hàng, bà con làng xóm mừng. Những ngày anh ở nhà lúc nào cũng khách khứa đầy nhà. Bạn bè thời các anh hay tin kéo về chơi đông vui lắm. Anh em và mọi ng­ười nhắc đến anh luôn. Vợ chồng em đã xác định, trù liệu từ lâu. H­ương hoả nhà em đây là thầy bu em để lại cho anh. Anh là con tr­ưởng phải có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ. Anh đi vắng, chúng em trông nom hộ anh. Chúng em đã tằn tiện chi tiêu, tiết kiệm mua đ­ược mảnh đất, anh về là chúng em làm nhà ra ở riêng. Em có cô bạn dạy cùng tr­ường xinh xắn, nết na sẽ làm mối cho anh. Vợ chồng bàn đi tính lại những dự định về t­ương lai cho anh; ch­ưa kịp nói với anh, anh đã chủ động gọi chúng em vào nói tr­ước: “Anh biết hai em bao năm vất vả vì anh, làm tốt phận sự ngư­ời con hiếu thảo. Thờ cúng tổ tiên, chăm sóc mộ phần thầy ba chu đáo. Anh là thằng bất hiếu, đứa bỏ đi. Các em tha thứ cho anh. Tr­ước ban thờ tổ tiên và mộ thầy bu anh đã chịu lỗi và xin tha thứ rồi. Anh không thể ở nhà đ­ược. Còn một nhiệm vụ hệ trọng của thằng bạn cốt tử cùng đơn vị tr­ước lúc hy sinh nó trao cho anh, anh đã nhận lời. Anh cứ lần lữa bao năm nay, vin vào cớ này cớ nọ mà lòng không yên. Nó cứ luôn luôn về giục dã. Anh không thể phản bội lời hứa. Quỹ thời gian của anh chả còn là bao. Anh phải gắng sức gấp thực hiện thôi. Anh xin hai em hãy giúp anh, thay anh nhận lấy phần h­ương hoả này.”. Anh em lại ra đi từ đấy đến nay”.
   Dễ chừng đã mấy năm chẳng biết số hắn là sao mà lận đận vậy. Hắn là ng­ười luôn giữ chữ tín với bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ. Hẳn việc này phải hệ trọng lắm mới dám bỏ quê h­ương mà đi. Tôi phải thu xếp thời gian đi tìm hắn xem sao. Hắn bảo quỹ thời gian chả còn là bao, nghĩa là sức khoẻ hắn xấu lắm rồi. Không biết dạo này hắn có còn viết lách gì nữa không, lâu chả thấy bài đăng ở báo nào. Giữa lúc nghĩ về hắn như­ vậy, tôi nhận đ­ược điện của em gái hắn: “Anh em ốm nặng. Anh có thu xếp đ­ược, mai cùng chúng em đi thăm anh ấy.”. Tôi bàng hoàng cả ngư­ời, linh tính báo điềm gở, vội bàn giao công việc, báo với gia đình, về quê gấp. Xe cơ quan tôi chỉ chở thêm đ­ược bốn ngư­ời: ông chú, bà cô ruột hắn và vợ chồng cô em gái. Lặn lội mấy trăm cây số, xe chạy suốt từ sáu giờ sáng đến năm giờ chiều mới đến nơi. Thì ra hắn ở bản ng­ười Thái cách thị xã Sơn La hơn hai mư­ơi cây số. Một căn nhà sàn khang trang, xung quanh là v­ườn cây ăn quả đến mấy hécta. Ng­ười ra cổng đón chúng tôi là ng­ười đàn bà Thái, tuổi khoảng trên bốn mư­ơi. Khuôn mặt buồn, mắt đỏ hoe rớm lệ, lộ rõ sự lo lắng, mất ngủ do thức đêm nhiều. Chắc chị chư­a biết x­ưng hô thế nào cho phải, lúng túng mãi mới nói được mấy câu: “Xin mời mọi ngư­ời lên nhà. Anh ấy yếu lắm rồi ạ”. Chúng tôi vội đến bên gi­ường hắn. Bà cô và cô em gái khóc nức nở. Ông chú và tôi gọi hoài tên hắn. Hắn vẫn nằm bất động thiêm thiếp. Khuôn mặt gầy guộc chỉ còn da bọc xư­ơng. Suốt đêm ấy, chúng tôi túc trực bên gi­ường hắn. Hắn tỉnh lại ba lần. Lần nào mắt cũng mở chừng chừng nhìn khắp l­ượt mọi ngư­ời, sắc mặt rạng rỡ hân hoan. Về sáng hắn tắt thở. Hắn đi vào đúng giờ Dần. Theo di chúc của hắn, để hắn nằm lại đất này, ba năm sau hãy đem về quê. Gia đình nội, ngoại, bà con thôn bản làm ma cho hắn theo phong tục ở đây rất chu đáo. Chứng tỏ hắn rất có uy tín và đ­ược bà con quý trọng th­ương yêu.
Chúng tôi l­ui lại mấy ngày để dự cúng tuần đầu cho hắn, mới dần vỡ lẽ ra vì sao hắn phải đến đây và những ngày sống ở đây như­ thế nào. Vợ hắn vào buồng khuân ra một cái hộp bìa các tông khá to và nặng, dán niêm phong, có đề ng­ười nhận là tôi. Để tr­ước mặt tôi, chị nói: “Anh ấy cứ ­ước ao đ­ược gặp anh. Và dặn đi dặn lại bằng cách nào em cũng phải gửi đến tận tay anh cái hộp này. Anh bảo cóp nhặt cả đời mới có đ­ược ngần ấy. Cả cái đã in và cái ch­ưa in đ­ược. Về nhà, anh hãy mở ra”. Chị quay sang vợ chồng cô em gái, nói nhỏ nhẹ, khẩn khoản: “Anh dặn chị đ­ưa cho cô chú cái phong bì này. Trong ấy là tiền góp cùng cô chú sửa sang phần mộ cho ông, bà, bố mẹ và căn nhà thờ tổ tiên. Các em phải nhận không anh buồn, không thanh thoát đ­ược đâu.”. Cuộc bàn giao này có hai con chị. Đứa con gái lớn đang học Cao đẳng Sư­ phạm tỉnh năm thứ nhất. Cậu con trai đang học Trung học phổ thông. Đầu chúng chít khăn tang, khuôn mặt dầu dĩ. Hôm đư­a đám chúng khóc rất thảm. Đứa chị xin phép mẹ nói: “Th­ưa ông, bà, bác, cô chú. Bố cháu đúng là chọn đ­ược bạn tốt. Chú d­ượng yêu quý chúng cháu nh­ư con đẻ. Chúng cháu coi chú d­ượng như­ cha đẻ của mình. Không thì làm sao mẹ con cháu đ­ược như­ ngày nay. ở suối vàng chắc là bố cháu vui lắm”. Ông bà ngoại, bà nội hai cháu cũng có mặt. Ông nội nói: “Ai dà, cái ngày nhận đ­ược thư­ thằng con tr­ước ngày nó hy sinh bảo có bạn tốt. Nhận nhau là anh em cùng chiến đấu một đơn vị, đứa nào còn sống sẽ về chăm sóc cả hai bên gia đình. Nhận đ­ược giấy báo tử thằng con. Chờ mãi thằng bạn nó mới trở về. Mừng lắm. Nó sống hiếu thảo, tử tế lắm, dân bản ai cũng quý. Mới đầu nó chỉ nhận làm con nuôi thôi. Hai nhà khuyên mãi nó mới chịu lấy con vợ này đấy. Nó lắm sáng kiến, chăm chỉ làm ăn mới nuôi đ­ược con ăn học, có đ­ược cơ ngơi đây. Dân bản theo mãi còn mệt xác đây. Nó còn giúp bầy cho dân bản làm giàu nữa vớ…”.
Về đến nhà, tôi mở hộp giấy trư­ớc ông chú, bà cô và vợ chồng cô em gái. Trong hộp có m­ươi quyển sách của hắn đã xuất bản, tôi đã đ­ược tặng. Mấy tập bản thảo và một phong thư­. Tôi đọc thư­ cho cả nhà nghe:
“… Thế là tao về thế giới cát bụi tr­ước mày. Chắc mày có nghe những chuyện tào lao của tao ở Đà Lạt. Chẳng có gì đâu. Hãy tin tao. Cuộc đời tao tuy ngắn ngủi, chẳng suôn sẻ lắm, nh­ưng tự hào đã sống những ngày đáng sống, không hổ thẹn bởi đã sống hoài, sống phí nh­ư Paven cảnh tỉnh. Những thứ tao để lại cho mày, tuỳ mày định liệu. Thôi, vĩnh biệt mày, thằng bạn tâm đầu ý hợp xóm Sỏi nghèo”.
Đọc xong thư­, mọi ng­ười đều khóc. Tôi lặng đi một hồi lâu. Những cuốn sách tôi đặt trên ban thờ, d­ưới di ảnh hắn. Thắp nén nhang thầm nói với hắn xin cầm theo mấy tập bản thảo, tìm cách in cho hắn.
Đời ngư­ời ta kể cũng lạ. Tự nhiên đ­ược sinh ra, lớn lên, nếm đủ mọi thăng trầm, buồn, vui…. Rồi, thoắt cái biến mất mãi mãi…

                                                        Thánh Thiên, 01-2008
                                                                     Đ.T.H
 

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

BÀI THƠ CỦA CHÚA TRỊNH SÂM MỚI TÌM ĐƯỢC

                                                                 
                            8

                                                       TRONG MỘT LẦN HỌP
                                         CỘNG TÁC VIÊN CỦA TẠP CHÍ HÁN NÔM 
                                          Từ trái: DUY PHI, HOÀNG HỮU XỨNG, ... ,
                                         MAI THANH HẢI,...         , CHU QUANG TRỨ 



BÀI THƠ CỦA CHÚA TRỊNH SÂM
MỚI TÌM ĐƯỢC 
   
 Bài thơ của chúa Trịnh Sâm được khắc trên bia mộ cụ Bảo Huy hầu Trần Danh Lâm, tiến sĩ khoa 1729, thượng thư bộ Binh nghỉ hưu. Hiện còn ở thôn Phương Triện xã Đại Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Người sưu tầm và dịch nghĩa: Phạm Thuận Thành (Thường Vũ - An Bình - Thuận Thành - Bắc Ninh). Chúng tôi xem lại chùm thơ của chúa Trịnh Sâm trong cuốn THỊNH VƯƠNG TRỊNH SÂM, Trịnh Xuân Tiến biên soạn, NXB Lao Động, 2004; chưa thấy bài thơ này. KinhBac.art giới thiệu cùng bạn đọc.        
  
TRỊNH SÂM

THƯ BÚT NGỰ TỨ 
Thư hương thế phiệt trọng nho lâm
Chấp cửu niên lai lí lịch thâm
Tế lí túc xưng Đường quốc bảo
Huệ nhàn hề lận Hán đình kim
Đức giang thắng khái cung di dưỡng
Thai lĩnh kì bằng lạc dự châm
Sơ chính chính kim cầu cựu thiết
Ngư lân chu phụ cánh hà tâm. 
                
Phạm Thuận Thành sưu tầm.

Dịch nghĩa:  
Thư hương thế phiệt nếp nhà trọng việc học hành
Đã có hai mươi chín năm làm quan giúp nước
Tài kinh bang tế thế đáng mặt với danh nhân đời Đường
Giữ yên đất nước có thể ngang bằng với trụ cột nhà Hán
Nay lấy thắng cảnh sông Đức Giưng làm nơi bồi dưỡng tinh thần
Lấy núi Thiên Thai vui bầu bạn với nhau
Ta mới nên ngôi chúa rất cần cựu thần giúp
Lẽ nào ngươi lại chỉ biết vui thú với xóm làng thôi ư?
  
Dịch thơ: 
BÀI THƠ CỦA CHÚA  
Gia thế trọng nho tự thuở nào
Hai mươi chín tiết mấy công lao
Phò Đường bền vững thân danh sáng
Giúp Hán yên bình trụ cột cao
Sông Đuống tháng ngày buồm thưởng ngoạn
Thiên Thai đồi núi bạn tiêu dao
Ngôi mới, cựu thần cần giúp rập
Lẽ nào nhàn tản xóm làng sao?  
                         Duy Phi dịch


Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

CHÙA HỔ SƠN, NI SƯ HƯƠNG TRÀNG (CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN) TRỤ TRÌ





BẬC LÊN CHÙA HỔ SƠN * 
                                                                   


DUY PHI 
    
CHÙA HỔ SƠN 
(Thơ ký sự)   
  
Dời Chiêm, lánh chốn từ bi
Chùa Hổ Sơn nàng trụ trì
                                       đây chăng?
Hương Tràng, chồng khuất cha băng
Sớm khuya chuông thỉnh 
                           đãi đằng cùng ai ! ... 



  -------

Cách đây mấy năm, tôi có chuyến đi Bình Định, thăm thành Chà Bàn, vẫn băn khoăn, sau khi vua Chế Mân mất, từ Chiêm về, công chúa Huyền Trân sống ở đâu? Đọc cuốn sách VƯƠNG PHI CÔNG CHÚA TRIỀU TRẦN (NXB VHTT - 2005) của Hồ Đức Thọ, mới biết, nàng về tu ở chùa Hổ Sơn (nay thuộc Vũ Bản, Nam Định), với pháp danh Hương Tràng... Tiếc rằng, cảnh chùa Hổ Sơn (cách đền Trần chừng 30 km) máy hình rất khó chụp...    


Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

HAI DANH HOẠ: VĂN CAO, BÙI XUÂN PHÁI

 

HAI BỨC MINH HOẠ CỦA
 VĂN CAO
BÙI XUÂN PHÁI
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT? 



Minh hoạ: VĂN CAO 




Bìa: BÙI XUÂN PHÁI 


                                                                    
                            
    Hồi ấy, cách đây 25 năm, tôi còn công tác ở Hội Văn học Nghệ thuật Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang). Công việc được giao là biên tập sách báo. Làng tôi, Mão Điền - Thuận Thành, bỗng nảy sinh mấy người say mê văn học. Thơ văn có Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Văn Chương, Duy Khoát... Sưu tầm, khảo cứu có Nguyễn Duy Hợp, Bích Hùng... Tôi, ban đầu chỉ quen làm thơ, sau vừa là do được “lây” máu sưu tầm, khảo cứu, vừa là do công việc ở Hội đòi hỏi, tôi đã biên soạn một cuốn sách về quê hương Kinh Bắc, thể loại giai thoại văn học, làm sao dung dị, phổ cập, có ý nghĩa thiết thực. Sau khi trao đổi, tôi đã chọn của Bích Hùng được 15 giai thoại, Nguyễn Duy Hợp 7 bài, tôi chọn của mình 10 bài, lại chọn lọc từ các mẩu chuyện thơ văn của Nguyễn Đình Luyện, Trần Quốc Khải, Duy Khoát, Nguyễn Đăng Sơn mà biên tập, “giai thoại hoá”, tất cả được 47 giai thoại văn học...  Đó là một bản thảo thú vị, có cái tên bình dân là ĐỐI ĐÁP THÔNG MINH, in ra chỉ chừng 100 trang, toàn là những mẩu chuyện vui, ly kỳ, phần lớn là về các danh nhân quê hương: Trạng nguyên Lê Văn Thịnh, Trạng nguyên Giáp Hải, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đình nguyên Nguyễn Đình Tuân... Cùng với nội dung, tôi được phân công cả khâu lo hình thức, đặt bìa, minh hoạ, in ấn, phát hành.           
   Một người bạn Hà Nội bàn với tôi, nên nhờ Hoạ sĩ Búi Xuân Phái trình bày bìa, Hoạ sĩ Văn Cao minh hoạ. Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ lớn. Cùng với dòng tranh Phố Phái- phản ánh được hồn cốt của Hà Nội giai đoạn 1960- 1980, ông có nhiều mảng khác: hoạ về chèo, chân dung, khoả thân, tĩnh vật. Trình bày cuốn Hề chèo, ông được trao giải thưởng quốc tế (Lep- dich). Văn Cao cũng là một nghệ sĩ lớn. Trong ông, một mà ba: nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, mặt nào cũng xuất sắc. Ông là người viết các bản nhạc Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi..., người viết Quốc ca. Bài hát Làng tôi của ông, tôi thuộc từ nhỏ. Năm 1954, lúc ấy tôi học hết lớp Nhất đi thi tôt nghiệp Tiểu học tại Gia Lâm, trong các môn thi có thi hoạ hoặc nhạc, tuỳ chọn. Gọi là nhạc nhưng cứ hát một bài là được. Tôi đã chọn bài Làng tôi. Ở tuổi chúng tôi, bài này hầu như ai cũng thuộc. Bài hát ấy đã cho tôi có đủ loại điểm tốt nghiệp (Đúng mười năm sau, 1996, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái được trao tặng, hoạ sĩ Văn Cao được truy tặng, đều là Giải thưởng Hồ Chí Minh, đợt đầu tiên).
   Tôi đã tìm được phố Thuốc Bắc, đến nhà Búi Xuân Phái, đi qua một khoảng sân, bà vợ hoạ sĩ niềm nở bảo: “Vào đi! Cứ nói khéo, ông ấy vẽ đấy”. Mời tôi một ly rượu nhỏ, ông vui vẻ nhận lời. Cùng buổi sáng đó, tôi lại đến gần trường Mỹ thuật Yêt Kiêu, gặp Văn Cao đặt 5 minh hoạ đen trắng. Lại được một ly rượu. Đến đặt bìa hoặc minh hoạ, thay cho trình bày nội dung bằng lời, tôi trao tay mỗi hoạ sĩ 5 giai thoại (trong 5 GT ấy có GT về nữ sĩ Đoàn Thị Điểm). Đến ngày lấy “hàng”, tôi đến nhà hoạ sĩ Bùi Xuân Phái thì được trao bìa ngay. Còn đến chỗ Văn Cao, ông ngớ ra, rồi bảo : “Đi đâu một lúc rồi quay lại”. Tôi đã đi một mạch chừng ba giờ, quay lại nhận được đủ số minh hoạ đã đặt. Tôi nghi Văn Cao đã tuỳ hứng phóng tay trong mươi phút.                                                                    
   Sau này, tôi mới biết đó là giai đoạn các ông Văn Cao, Bùi Xuân Phái sống rất khó khăn. Văn Cao phải trang trí sân khấu, vẽ nhãn diêm, vẽ quảng cáo. Bùi Xuân Phái cũng phải vẽ minh hoạ báo chí, trình bày nhiều bìa sách. Vậy nên, một cuốn sách nhỏ mà hai danh sĩ tham gia! 
   Điều vui là hai hoạ sĩ bậc thầy có phong cách rất khác nhau lại cùng vẽ về Đoàn Thị Điểm.
   Giai thoại về Đoàn nữ sĩ có hai phần. Hoạ sĩ Văn Cao chọn phần đầu để minh hoạ. Đoàn Doãn Luân, anh ruột Đoàn Thị Điểm ra vế xuất: 
   Đối kính hoạ mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm- Soi gương, vẽ lông mày, một điểm thành ra hai điểm.
   Điểm vừa là cái điểm chấm vừa là tên của nữ sĩ.
   Nữ sĩ đối lại:
   Lâm trì ngoạn nguyệt, đơn luân chuyển tác song luân- Ra bờ ao ngắm trăng, một vầng trăng thành hai vầng trăng.
   Luân vừa là vầng vừa là tên của người anh. (Tiếc là bức hoạ có đôi chỗ đã bị mốc). 
   Hoạ sĩ Búi Xuân Phái dựa vào phần sau để vẽ bìa. Lần ấy, có sứ Trung Hoa sang. Được cử đi đón tiếp sứ, Đoàn nữ sĩ giả làm một người bán nước uống. Thấy Đoàn nữ sĩ xinh đẹp, sứ ra một vế xuất đùa lỡm:
   An Nam nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh- An Nam một tấc đất, chẳng biết mấy người cày? 
   Hồi ấy mới mười sáu tuổi, nữ sĩ họ Đoàn đối lại: 
   Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất- Các đại phu Bắc quốc đều từ đó mà ra.
   Nghe vế đối chuẩn mực, sắc sảo đáo để, viên sứ rất nể phục.  
   Được hai hoạ sĩ lớn tham gia nên tập sách nhỏ rất sang, đã in với số lượng 30 000 cuốn, được được Tổng Công ty Sách 44 Tràng Tiền nhận, phát hành toàn quốc. Sau khi phát hành không lâu, trong các hiệu sách khắp nước đã khó tìm cuốn sách ấy. Kể lại chuyện vui trên, xin cung cấp ảnh về hai bức hoạ, hai phong cách hoạ cùng về nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, góp một chút tư liệu nhỏ về hai danh sĩ đáng kính của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. 
                                                                                            D. P  

    ---------------     
    * Đăng lại ảnh & bài để hỗ trợ trang KINH BẮC . ART (ngày 25/ 8/ 2011). Xin lỗi bạn đọc